Danh mục

Phòng chống H1N1 bằng rửa tay và khẩu trang: Biện pháp nào hiệu quả hơn?

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 111.84 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phòng chống H1N1 bằng rửa tay và khẩu trang: Biện pháp nào hiệu quả hơn?Nguyễn Văn Tuấn Hôm nay (5/8/09) có một nghiên cứu rất quan trọng từ Hồng Kông (công bố trên tập san Annals of Internal Medicine) mà tôi nghĩ các quan y tế trong nước nên tìm đọc để biết rằng những gì tôi viết về khẩu trang trong các bài trước đây là đúng và có cơ sở khoa học. Ở đây, vì thiếu thì giờ, nên tôi chỉ tóm lược vài nét chính của nghiên cứu này, và hẹn sẽ quay lại bình luận chi...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phòng chống H1N1 bằng rửa tay và khẩu trang: Biện pháp nào hiệu quả hơn? Phòng chống H1N1 bằng rửa tay và khẩu trang: Biện pháp nào hiệu quả hơn? Nguyễn Văn TuấnHôm nay (5/8/09) có một nghiên cứu rất quan trọng từ Hồng Kông (côngbố trên tập san Annals of Internal Medicine) mà tôi nghĩ các quan y tếtrong nước nên tìm đọc để biết rằng những gì tôi viết về khẩu trang trongcác bài trước đây là đúng và có cơ sở khoa học.Ở đây, vì thiếu thì giờ, nên tôi chỉ tóm lược vài nét chính của nghiên cứunày, và hẹn sẽ quay lại bình luận chi tiết hơn. Ý tưởng của họ rất đơngiản. Họ tìm những bệnh nhân bị nhiễm virus H1N1, rồi sau đó phânnhóm theo hộ gia đình. Họ tìm được 407 bệnh nhân. Sau đó họ tìm đếnnhà của bệnh nhân (tức 407 hộ gia đình). Bước kế tiếp họ chia ngẫunhiên thành 3 nhóm: Nhóm A là nhóm chứng, gia đình được tuyên truyền về bệnh cúm  A/H1N1 và vài chỉ dẫn về ăn uống và lối sống. Nhóm B là nhóm được chỉ dẫn cách rửa tay thường xuyên.  Nhóm C là nhóm được chỉ dẫn cách rửa tay thường xuyên và đeo  khẩu trang.Kết quả ra sao? Chỉ số mà họ lấy làm thước đo hiệu quả là tỉ lệ tấn công(attack rate), tức là tỉ lệ người bị nhiễm virus H1N1 trong thời gian theodõi. Tính chung, tỉ lệ tấn công của 3 nhóm gộp lại l à 8% (tức chỉ có 60người bị nhiễm trên số 759 cá nhân). Tỉ lệ tấn công tính trên số hộ là 20%(nói cách khác, trong số 407 hộ, có 20% hộ có người bị nhiễm mới). Cảhai tỉ lệ này cũng tương đương với các nghiên cứu trước.Khi phân tích theo nhóm, các nhà nghiên cứu thấy tỉ lệ tấn công trongnhóm A (nhóm chứng) là 24%, nhóm B (rửa tay) là 14%, và nhóm C (rửatay + khẩu trang) là 18%. Kết quả này cho thấy nhóm rửa tay có tỉ lệ thấpnhất (và khác biệt với nhóm chứng có ý nghĩa thống kê). Còn nhóm rửatay + khẩu trang không có hiệu quả so với nhóm rửa tay v à nhóm chứng.Họ còn làm nhiều phân tích khác nữa, nhưng kết quả không thay đổi baonhiêu so với những kết quả tôi vừa trình bày.Nói cách khác, nghiên cứu này một lần nữa, cho thấy đeo khẩu trangkhông có hiệu quả phòng chống virus cúm H1N1 trong cộng đồng. Tuynhiên, rửa tay thường xuyên có thể giảm nguy cơ lây nhiễm từ 24% xuốngcòn 14% (tức giảm 42%). Kết quả này có ý nghĩa đối với Việt Nam, nơimà cơn sốt khẩu trang đang làm hao tổn ngân sách gia đình của nhiềungười.Nếu khoa học là một kim chỉ nam, tôi nghĩ những ai khuy ên bà con đi muavà đeo khẩu trang nên xem lại khuyến cáo của mình, và những bà con nàođang tính mua khẩu trang cũng nên tiết kiệm số tiền đó cho những chuyệncần thiết hơn.Ghi thêm:Có một bạn đọc viết thư hỏi: “Xin vui lòng cho biết đường link đến báo cáotrên. Môt vài công bố của Annals of Internal Medicine cho thấy mang masksớm khi người nhà bị nhiễm cúm giúp giảm nguy cơ mắc bệnh.http://edition.cnn.com/2009/HEALTH/08/03/face.mask.flu/index.html ”. Tôixin trả lời như sau:1. Thật ra thì Annals of Internal Medicine chỉ công bố một bài báo về khẩutrang và vệ sinh tay mà thôi. Trước đó, có hai nghiên cứu khác nhưngcông bố trên các tập san chuyên về bệnh truyền nhiễm. Tập san Annalsof Internal Medicine thuộc vào hàng “danh giá” và đề tài nghiên cứu thờisự, nên bài báo gây được chú ý của dư luận công chúng.Bài báo đó chưa đăng trên báo gi ấy mà chỉ online thôi. Địa chỉ là:http://www.annals.org/cgi/content/full/0000605-200910060-00142v12. Đúng là bài báo trên website CNN có tiêu đ ề “Study: Face masks seemto protect against flu” (nghiên cứu: khẩu trang có vẻ phòng chống cúm),nhưng cũng như bao vấn đề khác, giới báo chí đã không diễn giải đúngkết quả nghiên cứu đó. Trong nghiên cứu, các tác giả kết luận như sau:“Hand hygiene and facemasks seemed to prevent household transmissionof influenza virus when implemented within 36 hours of index patientsymptom onset.” (tạm dịch: vệ sinh tay và khẩu trang có vẻ phòng chốnglan truyền virus cúm khi được triển khai trong vòng 36 giờ sau khi triệuchứng bắt đầu). Tôi sẽ quay lại kết luận này dưới đây, nhưng chúng tathấy rằng tác giả nói “vệ sinh tay và khẩu trang” chứ không phải chỉ “khẩutrang” như tiêu đề của CNN viết. Các tác giả cũng cẩn thận dùng động từ“seem” chứ không dám khẳng định (tại sao thì tôi sẽ nói sau). Điều thứ 3là thời gian 36 giờ, chứ không phải là toàn bộ thời gian nghiên cứu. Dođó, bài báo trên CNN không phản ảnh đúng những kết quả của nghiêncứu.3. Thật ra, ngay cả các tác giả của công trình nghiên cứu cũng tỏ ra thiếukhách quan và rất “lựa chọn” dữ liệu trong câu văn phần kết luận. Tại saovậy? Chúng ta phải xem xét đến số liệu trong bài báo cụ thể, và số liệuthật có thể tóm lược trong bảng sau đây. Theo kết quả này, mặc dù nhómrửa tay có tỉ lệ thấp hơn nhóm chứng, và nhóm rửa tay, nhưng sự khácbiệt này không có ý nghĩa thống kê. Thật ra, tất cả các khác biệt đềukhông có ý nghĩa thống kê.Tỉ lệ tấn công tính trên cá nhân Nhóm chứng Nhóm rửa ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: