Danh mục

Phòng, chống rửa tiền tại Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 657.76 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này đề cập đến những hệ quả của hoạt động rửa tiền đối với nền kinh tế, hợp tác quốc tế trong việc phòng, chống rửa tiền, thực trạng phòng, chống rửa tiền tại Việt Nam và những giải pháp để tăng cường phòng, chống rửa tiền ở Việt Nam trong thời gian tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phòng, chống rửa tiền tại Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa 17. WB (2016), Báo cáo kinh tế Việt Năm năm 2016, truy cập tại http://vietnamfinance.vn/upload/news/hoanghung_btv/2016/4/11/Bao%20cao %20kinh%20te%20Viet%20Nam%202016%20cua%20WB.pdf PHÒNG, CHỐNG RỬA TIỀN TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA TS. Lê Thị Việt Nga1 Tóm tắt Bối cảnh toàn cầu hóa đặt ra những điều kiện thuận lợi cho các hoạt động thương mại, đầu tư giữa các quốc gia và các khu vực. Tuy nhiên, chính sách thương mại và đầu tư thông thoáng cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin cũng là điều kiện thuận lợi cho hoạt động rửa tiền phát triển và trở thành một loại hình tội phạm có tổ chức, xuyên biên giới. Hoạt động rửa tiền khi có điều kiện phát triển mạnh mẽ sẽ gây ra những hệ quả nghiêm trọng cho nền kinh tế.Vì vậy, trong bối cảnh toàn cầu hóa, Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới đã không ngừng nỗ lực hợp tác trong việc sử dụng các biện pháp nhằm phòng, chống rửa tiền. Bài viết này đề cập đến những hệ quả của hoạt động rửa tiền đối với nền kinh tế, hợp tác quốc tế trong việc phòng, chống rửa tiền, thực trạng phòng, chống rửa tiền tại Việt Nam và những giải pháp để tăng cường phòng, chống rửa tiền ở Việt Nam trong thời gian tới. Từ khóa: rửa tiền, phòng chống rửa tiền, toàn cầu hóa 1. Hoạt động rửa tiền và những hệ quả đối với nền kinh tế Hầu hết các quốc gia sử dụng khái niệm về rửa tiền được đề cập trong Công ước của Liên Hợp Quốc về chống buôn bán bất hợp pháp ma túy và các chất hướng thần năm 1988 (gọi tắt là Công ước viên 1988) và Công ước của Liên Hợp Quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia năm 2000 (gọi tắt là Công ước Palermo). Theo đó, rửa tiền (money laundering) được hiểu là: (i) sự chuyển hoán hoặc chuyển nhượng tài sản khi biết tài sản đó có nguồn gốc từ bất kỳ hành vi phạm tội (buôn bán bất hợp pháp ma túy) nào hoặc từ việc tham gia vào hành vi phạm tội đó với mục đích giấu giếm, che đậy nguồn gốc phi pháp của tài sản hoặc tiếp tay cho bất kỳ cá nhân nào có liên quan tới việc thực hiện hành vi phạm tội nói trên để tránh cho người đó phải gánh chịu những hậu quả pháp lý do hành vi phạm tội; (ii) việc giấu giếm hoặc 1 Trường Đại học Thương mại. Email: vietngalepit@gmail.com 531 che đậy bản chất thực, nguồn gốc, địa điểm, việc định đoạt, sự chuyển dịch, các quyền liên quan đến tài sản hoặc quyền sở hữu đối với tài sản khi biết rằng tài sản đó có được từ hành vi phạm tội hoặc từ việc tham gia vào hành vi phạm tội đó, và (iii) việc có được, chiếm hữu và sử dụng tài sản khi tại thời điểm tiếp nhận nó đã biết rằng tài sản này có được từ hành vi phạm tội hoặc từ việc tham gia vào hành vi phạm tội đó. Theo Luật phòng, chống rửa tiền được Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 18/6/2012 (có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2013), rửa tiền là hành vi của tổ chức, cá nhân nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc của tài sản do phạm tội mà có, bao gồm: a) Hành vi được quy định trong Bộ luật hình sự; b) Trợ giúp cho tổ chức, cá nhân có liên quan đến tội phạm nhằm trốn tránh trách nhiệm pháp lý bằng việc hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản do phạm tội mà có; c) Chiếm hữu tài sản nếu tại thời điểm nhận tài sản đã biết rõ tài sản đó do phạm tội mà có, nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản. Như vậy, bản chất của rửa tiền là việc làm sạch những đồng tiền phạm pháp, biến những đồng tiền phạm pháp trở thành hợp pháp nhằm che giấu hành vi phạm tội và né tránh những hậu quả pháp lý của hành vi phạm tội. Rõ ràng, với những động cơ không tích cực như vậy (che giấu hành vi phạm pháp, không muốn gánh chịu hậu quả pháp lý của hành vi đó), nên rửa tiền để lại những hệ quả nghiêm trọng cho nền kinh tế quốc gia. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, thị trường hàng hóa, dịch vụ và thị trường tài chính có xu hướng nhất thể hóa, các quy định điều chỉnh các giao dịch trên thị trường trở nên thông thoáng hơn, thuận lợi hơn cho các chủ thể kinh doanh. Thêm vào đó, dưới tác động của toàn cầu hóa, cuộc cách mạng khoa học công nghệ trở nên mạnh mẽ hơn. Đó chính là những nhân tố thúc đẩy, tạo thuận lợi cho quá trình rửa tiền diễn ra không chỉ trong phạm vi của một hay một số quốc gia mà giữa nhiều quốc gia trên thế giới và được gọi là một loại hình tội phạm xuyên biên giới. Vì vậy, hệ quả của hoạt động rửa tiền không chỉ dừng lại đối với hoạt động kinh tế xã hội của một quốc gia mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển chung của nền kinh tế khu vực và thế giới. Xét đối với nền kinh tế của bất kỳ một quốc gia nào, rửa tiền có thể để lại những hệ quả lớn như: - Làm gia tăng tội phạm và các hoạt động khác như hối lộ, tham nhũng. Rửa tiền được thực hiện thành công đồng nghĩa với việc nhữn ...

Tài liệu được xem nhiều: