Danh mục

Phòng chống sạt lở bề mặt mái dốc đường sắt bằng công nghệ tấm thực sinh

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.86 MB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Phòng chống sạt lở bề mặt mái dốc đường sắt bằng công nghệ tấm thực sinh giới thiệu cơ sở khoa học, khái quát chung các phương pháp phủ xanh tiên tiến, và tính ứng dụng của phương pháp tấm thực sinh QUILKET, nhằm bảo vệ, phòng ngừa sớm sạt lở mái dốc đường sắt.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phòng chống sạt lở bề mặt mái dốc đường sắt bằng công nghệ tấm thực sinh PHÒNG CHỐNG SẠT LỞ BỀ MẶT MÁI DỐC ĐƯỜNG SẮT BẰNG CÔNG NGHỆ TẤM THỰC SINH TS. Lê Công Thành Viện Khoa học và Công nghệ GTVT Shinune YuJi, Phạm Đình Trọng Công ty Rontai - Nhật Bản vietnam@rontai.co.jpTÓM TẮT: Để bảo vệ, phòng ngừa sớm sạt lở mái dốc cần ưu tiên sử dụng phương pháp phủ xanh.Phương pháp phủ xanh mái dốc có chi phí đầu tư thấp, phòng chống thiên tai hiệu quả, cókhả năng ứng dụng trên toàn quốc. Ngoài ra, đây cũng là giải pháp bảo vệ môi trường, bảovệ hệ sinh thái tự nhiên vốn có, đang ngày càng được coi trọng ở trên thế giới cũng như ởViệt Nam. Bài báo này giới thiệu cơ sở khoa học, khái quát chung các phương pháp phủxanh tiên tiến, và tính ứng dụng của phương pháp tấm thực sinh QUILKET, nhằm bảo vệ,phòng ngừa sớm sạt lở mái dốc đường sắt.ABSTRACT: To protect and prevent early slope erosion, priority should be given to using greeningmethod. Greening slope roof has low investment cost, effective natural disaster prevention,can be applied nationwide. In addition, this is also a solution to protect the environment andprotect the inherent natural ecosystem, which is increasingly valued in the world as wellas in Vietnam. This paper introduces the scientific basis, general overview of advancedgreening methods, and the application of greeing mat QUILKET method, in order to protectand prevent early erosion of railway slopes.1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Thiệt hại do sạt lở mái dốc đường sắt Theo thống kê được Tổng cục phòng chống thiên tai công bố, thiệt hại do sạt lở đấtđang gia tăng qua từng năm. Riêng trong năm 2020, trên cả nước có hàng nghìn vụ sạt lởđất chỉ riêng trong lĩnh vực giao thông, đặc biệt là khu vực miền Trung. Mặc dù chưa cóthống kê cụ thể, nhưng con số thiệt hại do sạt lở mái dốc đường sắt là rất lớn. Ví dụ tháng10 năm 2017, tại khu vực ga Lâm Giang trên tuyến Hà Nội - Lào Cai, 70,000m3 đất từ trênnúi cao sụt trượt tràn qua đường bộ xuống đường sắt, đã khiến 3 đường ga bị biến dạng trênphạm vi 130 m. Đất sụt làm đổ và vùi lấp một số toa xe hàng đang dừng trên đường ga số1. Phải mất 4 ngày mới có thể thông tuyến trở lại. Nghiêm trọng hơn nữa vào tháng 10 năm2020, đường sắt Bắc - Nam đã phải dừng chạy trong 1 tuần do sạt lở sau cơn bão số 7, vàphải chạy chậm nhiều đoạn ngay cả khi đã thông tuyến. Trong điều kiện biến đổi khí hậuảnh hưởng xấu đến nước ta, có thể dự đoán rủi ro và thiệt hại do thảm họa sạt lở sẽ tiếp tụctăng nếu không có đối sách phù hợp để phòng chống thiên tai. 419 Ảnh: sạt lở khu vực ga Lâm Giang, Ảnh: sạt lở tuyến đường sắt Bắc - Nam tuyến Hà Nội - Lào Cai năm 2017 khu vực miền trung năm 2020 1.2. Cách suy nghĩ cơ bản Biện pháp bảo vệ, phòng chống sạt lở mái dốc nói chung, cũng như mái dốc đường sắtcó thể phân loại thành 3 nhóm chính: (1) Nhóm giải pháp ổn định tổng thể mái dốc nhưneo vĩnh cửu, đinh đất, v.v...; (2) Nhóm giải pháp bảo vệ sớm, phòng ngừa sớm sạt lở máidốc từ các nguyên nhân bên ngoài như nước mưa, v.v. Điển hình cho nhóm giải pháp nàylà phun phủ vữa bê tông hay phủ xanh bề mặt mái dốc; (3) Không làm gì, không bảo vệmái dốc. Cả ba nhóm giải pháp nêu trên đều đang tồn tại vấn đề. Ở Việt Nam, trong ba nhóm giảipháp nêu trên, nhóm không bảo vệ mái dốc chiếm tỉ trọng lớn nhất. Không bảo vệ mái dốcthường được lựa chọn để giảm chi phí đầu tư ban đầu, nhưng khi xảy ra sự cố, chi phí trựctiếp để khắc phục hậu quả thường lớn hơn chi phí đầu tư ban đầu rất nhiều, chưa kể đến cácchi phí gián tiếp phát sinh như giao thông đình trệ. Tiếp đến là nhóm giải pháp ổn định tổng thể mái dốc như neo vĩnh cửu. Xét về mặt lýthuyết, nếu được triển khai rộng rãi trên quy mô toàn quốc, các giải pháp này có thể phòngchống được thảm họa sạt lở mái dốc. Tuy nhiên, do giá thành đầu tư quá cao, nên chỉ đượcsử dụng tại những vị trí mang tính chất trọng điểm, bắt buộc. Đối với ngân sách dành đểbảo vệ mái dốc còn hạn chế như hiện nay, bảo vệ mái dốc trên quy mô toàn quốc bằng giảipháp ổn định tổng thể mái dốc sẽ cần nhiều thập kỷ đầu tư. So với giải pháp ổn định tổng thế, giải pháp bảo vệ sớm, phòng ngừa sớm sạt lở mái dốccó chi phí đầu tư thấp hơn nhiều. Đặc biệt trong nhóm giải pháp này, các phương pháp phủxanh sử dụng thực vật để bảo vệ mái dốc có chí phí đầu tư thấp nhất. Tuy nhiên, các phươngpháp phủ xanh mái dốc truyền thống hiện nay chưa đạt được hiệu quả kỳ vọng, thậm chí tạicác hiện trường có điều kiện phức tạp, không thể phủ xanh theo phương pháp thủ công. Nếucó ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: