PHONG TRÀO ĐÔNG KINH NGHĨA THỤC VỚI BƯỚC CHUYỂN BIẾN TƯ TƯỞNG VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỈ XX phần 1
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 177.78 KB
Lượt xem: 8
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tham khảo tài liệu phong trào đông kinh nghĩa thục với bước chuyển biến tư tưởng việt nam đầu thế kỉ xx phần 1, khoa học xã hội, tư tưởng hcm phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
PHONG TRÀO ĐÔNG KINH NGHĨA THỤC VỚI BƯỚC CHUYỂN BIẾN TƯ TƯỞNG VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỈ XX phần 1 PHONG TRÀO ĐÔNG KINH NGHĨA THỤC VỚI BƯỚC CHUYỂN BIẾN TƯ TƯỞNG VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX Phần 1 Từ việc tìm hiểu quá trình chuyển tiếp tư tưởng cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX thông qua phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục, với những giá trị tư tưởng trong kho tàng lịch sử Việt Nam từ đó tạo nên niềm tin vững chắc tiến bước trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới đưa đất nước đi lên con đường xã hội chủ nghĩa mà Hồ Chí Minh và cả dân tộc đã lựa chọn. Nhìn lại tiến trình lịch sử tư tưởng Việt Nam, sự thay đổi của những điều kiện kinh tế, xã hội… theo từng thời kỳ, đã tạo nên những bước chuyển tiếp tư tưởng phù hợp với thời đại, thúc đẩy xã hội phát triển. Trong bước chuyển tư tưởng đặc biệt nhất, phải nói đến bước chuyển tư tưởng cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, với những vấn đề mới nảy sinh chưa từng có trong lịch sử đã đặt ra nhiệm vụ bức thiết cần được giải quyết cho dân tộc Việt Nam, đó là con đường giải phóng dân tộc khỏi thực dân và phong kiến. Đánh dấu bước chuyển tiếp tư tưởng Việt Nam giai đoạn này, cần phải nhắc đến phong trào Đông Kinh nghĩa thục, đây là một trong những phong trào cải cách tư tưởng – văn hoá, góp phần quan trọng vào công cuộc cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam đầu thế kỷ XX. “Đem lòng nghĩ đến quốc dân Lựa dần khuyên nhủ nhau dần từ đây Miệng diễn thuyết dao này chém đá Lưỡi hùng đàm gương ấy soi yêu…”1 Có thể xem Đông Kinh nghĩa thục là một trong những phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX, nhưng với những đặc điểm, tính chất và những nét riêng của phong trào đã đem lại nhiều tranh luận từ các nhà nghiên cứu. Có học giả cho rằng, Đông Kinh nghĩa thục là một cuộc cách mạng văn hoá đầu tiên ở nước ta hay chỉ là một cuộc đấu tranh tư tưởng theo hướng tư sản; hoặc theo nhà nghiên cứu Trần Minh Thư “Đông Kinh nghĩa thục chỉ là một cuộc vận động cải cách về văn hoá chứ chưa đạt tới một cuộc cách mạng”2,... Có rất nhiều ý kiến khác nhau về vị trí Đông Kinh nghĩa thục đối với phong trào cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX nhưng phải cần nhận định rằng việc nghiên cứu, đánh giá Đông Kinh nghĩa thục là công việc rất cần thiết trong lịch sử tư tưởng và văn hoá Việt Nam nói riêng, lịch sử Việt Nam nói chung và phải gắn với hoàn cảnh lịch sử đương thời để thấy rõ vị trí của phong trào Đông Kinh nghĩa thục. Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, tình hình thế giới đầy biến động đã tác động mạnh mẽ vào nước ta. V.I.Lênin đã từng nhận định: “Chủ nghĩa đế quốc như mây mù kéo theo mưa”, với sự phát triển của các nước tư bản chính trên thế giới đã dần dần chuyển thành chủ nghĩa đế quốc. Cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa đế quốc đã kéo theo biết bao thay đổi thế giới bằng việc bành trướng ra thị trường khắp các châu lục, làm cho mâu thuẫn giai cấp ở các nước cũng như mâu thuẫn giữa các nước đế quốc và thuộc địa ngày càng trở nên gay gắt. Và Việt Nam cũng đón “một vị khách không mời mà đến” khi năm 1858 Pháp nổ tiếng súng đầu tiên tại Đà Nẵng đánh dấu sự xâm lược nước ta và dần dần đặt ách thống trị hết sức hà khắc lên nhân dân, biến xã hội Việt Nam thành một đất nước thực dân nửa phong kiến. Tất nhiên, chủ nghĩa tư bản Pháp tồn tại ở Việt Nam trong sự thích nghi toàn diện với chủ nghĩa phong kiến đã lỗi thời, gắn với những chính sách về chính trị, xã hội, kinh tế… mà thực dân Pháp đặt ra cho người dân An Nam. Trước tình hình đó, các sĩ phu yêu nước đã nhận thấy rằng, việc đánh đuổi thực dân Pháp giành độc lập cho nước nhà vẫn là nhiệm vụ chính, song vấn đề mở mang dân trí, chấn hưng kinh tế cũng là quan trọng, cấp bách có làm tốt được việc này thì mới tiến hành việc kia một cách thành công. Từ khi Pháp xâm lược nước ta, chúng thi hành chính sách thực dân biến nước ta trở thành “sân sau” của Pháp, cả bộ máy quan lại của nhà Nguyễn trở thành bù nhìn, tay sai cho Pháp. Mọi quyền lực, quân đội, cảnh sát đều nắm trong tay thực dân Pháp. Để cai trị một dân tộc Việt Namcó truyền thống yêu nước từ ngàn năm với một sức mạnh đoàn kết to lớn, thực dân Pháp đã phải thực hiện chính sách chia để trị. Nhưng xã hội Việt Nam với chế độ phong kiến tồn tại rất lâu với những thói quen tập quán đã lạc hậu so với thời đại, chúng không khó khăn gì khi duy trì và phát triển những hủ tục như: khuyến khích uống rượu, hút thuốc phiện, mê tín dị đoan… để ru ngủ nhân dân, dễ bề đặt ách cai trị. Với một xã hội trì trệ, nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu gắn với việc thực dân Pháp chiếm độc thị trường, mua hàng hoá nông nghiệp với giá rẻ mạt, làm cho nền kinh tế nước ta càng trở nên kiệt quệ. Nhân dân lao động bị bần cùng hoá với những thứ thuế hết sức hà khắc như thuế muối, thuế gạo, thuế sưu, thuế thân… Chính sách “bế quan toả cảng” của vua quan nhà Nguyễn trước đây không còn phù hợp nữa, Việt Nam bắt đầu mở cửa ra thế giới, giao lưu với nước ngoài nhưng đó chỉ là thứ tư bản chủ nghĩa thuộc địa ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
PHONG TRÀO ĐÔNG KINH NGHĨA THỤC VỚI BƯỚC CHUYỂN BIẾN TƯ TƯỞNG VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỈ XX phần 1 PHONG TRÀO ĐÔNG KINH NGHĨA THỤC VỚI BƯỚC CHUYỂN BIẾN TƯ TƯỞNG VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX Phần 1 Từ việc tìm hiểu quá trình chuyển tiếp tư tưởng cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX thông qua phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục, với những giá trị tư tưởng trong kho tàng lịch sử Việt Nam từ đó tạo nên niềm tin vững chắc tiến bước trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới đưa đất nước đi lên con đường xã hội chủ nghĩa mà Hồ Chí Minh và cả dân tộc đã lựa chọn. Nhìn lại tiến trình lịch sử tư tưởng Việt Nam, sự thay đổi của những điều kiện kinh tế, xã hội… theo từng thời kỳ, đã tạo nên những bước chuyển tiếp tư tưởng phù hợp với thời đại, thúc đẩy xã hội phát triển. Trong bước chuyển tư tưởng đặc biệt nhất, phải nói đến bước chuyển tư tưởng cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, với những vấn đề mới nảy sinh chưa từng có trong lịch sử đã đặt ra nhiệm vụ bức thiết cần được giải quyết cho dân tộc Việt Nam, đó là con đường giải phóng dân tộc khỏi thực dân và phong kiến. Đánh dấu bước chuyển tiếp tư tưởng Việt Nam giai đoạn này, cần phải nhắc đến phong trào Đông Kinh nghĩa thục, đây là một trong những phong trào cải cách tư tưởng – văn hoá, góp phần quan trọng vào công cuộc cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam đầu thế kỷ XX. “Đem lòng nghĩ đến quốc dân Lựa dần khuyên nhủ nhau dần từ đây Miệng diễn thuyết dao này chém đá Lưỡi hùng đàm gương ấy soi yêu…”1 Có thể xem Đông Kinh nghĩa thục là một trong những phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX, nhưng với những đặc điểm, tính chất và những nét riêng của phong trào đã đem lại nhiều tranh luận từ các nhà nghiên cứu. Có học giả cho rằng, Đông Kinh nghĩa thục là một cuộc cách mạng văn hoá đầu tiên ở nước ta hay chỉ là một cuộc đấu tranh tư tưởng theo hướng tư sản; hoặc theo nhà nghiên cứu Trần Minh Thư “Đông Kinh nghĩa thục chỉ là một cuộc vận động cải cách về văn hoá chứ chưa đạt tới một cuộc cách mạng”2,... Có rất nhiều ý kiến khác nhau về vị trí Đông Kinh nghĩa thục đối với phong trào cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX nhưng phải cần nhận định rằng việc nghiên cứu, đánh giá Đông Kinh nghĩa thục là công việc rất cần thiết trong lịch sử tư tưởng và văn hoá Việt Nam nói riêng, lịch sử Việt Nam nói chung và phải gắn với hoàn cảnh lịch sử đương thời để thấy rõ vị trí của phong trào Đông Kinh nghĩa thục. Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, tình hình thế giới đầy biến động đã tác động mạnh mẽ vào nước ta. V.I.Lênin đã từng nhận định: “Chủ nghĩa đế quốc như mây mù kéo theo mưa”, với sự phát triển của các nước tư bản chính trên thế giới đã dần dần chuyển thành chủ nghĩa đế quốc. Cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa đế quốc đã kéo theo biết bao thay đổi thế giới bằng việc bành trướng ra thị trường khắp các châu lục, làm cho mâu thuẫn giai cấp ở các nước cũng như mâu thuẫn giữa các nước đế quốc và thuộc địa ngày càng trở nên gay gắt. Và Việt Nam cũng đón “một vị khách không mời mà đến” khi năm 1858 Pháp nổ tiếng súng đầu tiên tại Đà Nẵng đánh dấu sự xâm lược nước ta và dần dần đặt ách thống trị hết sức hà khắc lên nhân dân, biến xã hội Việt Nam thành một đất nước thực dân nửa phong kiến. Tất nhiên, chủ nghĩa tư bản Pháp tồn tại ở Việt Nam trong sự thích nghi toàn diện với chủ nghĩa phong kiến đã lỗi thời, gắn với những chính sách về chính trị, xã hội, kinh tế… mà thực dân Pháp đặt ra cho người dân An Nam. Trước tình hình đó, các sĩ phu yêu nước đã nhận thấy rằng, việc đánh đuổi thực dân Pháp giành độc lập cho nước nhà vẫn là nhiệm vụ chính, song vấn đề mở mang dân trí, chấn hưng kinh tế cũng là quan trọng, cấp bách có làm tốt được việc này thì mới tiến hành việc kia một cách thành công. Từ khi Pháp xâm lược nước ta, chúng thi hành chính sách thực dân biến nước ta trở thành “sân sau” của Pháp, cả bộ máy quan lại của nhà Nguyễn trở thành bù nhìn, tay sai cho Pháp. Mọi quyền lực, quân đội, cảnh sát đều nắm trong tay thực dân Pháp. Để cai trị một dân tộc Việt Namcó truyền thống yêu nước từ ngàn năm với một sức mạnh đoàn kết to lớn, thực dân Pháp đã phải thực hiện chính sách chia để trị. Nhưng xã hội Việt Nam với chế độ phong kiến tồn tại rất lâu với những thói quen tập quán đã lạc hậu so với thời đại, chúng không khó khăn gì khi duy trì và phát triển những hủ tục như: khuyến khích uống rượu, hút thuốc phiện, mê tín dị đoan… để ru ngủ nhân dân, dễ bề đặt ách cai trị. Với một xã hội trì trệ, nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu gắn với việc thực dân Pháp chiếm độc thị trường, mua hàng hoá nông nghiệp với giá rẻ mạt, làm cho nền kinh tế nước ta càng trở nên kiệt quệ. Nhân dân lao động bị bần cùng hoá với những thứ thuế hết sức hà khắc như thuế muối, thuế gạo, thuế sưu, thuế thân… Chính sách “bế quan toả cảng” của vua quan nhà Nguyễn trước đây không còn phù hợp nữa, Việt Nam bắt đầu mở cửa ra thế giới, giao lưu với nước ngoài nhưng đó chỉ là thứ tư bản chủ nghĩa thuộc địa ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
tư tưởng triết học chủ nghĩa maclenin tài liệu triết học phạm trù triết học vai trò của triết họcGợi ý tài liệu liên quan:
-
Bài tiểu luận: Phật giáo và sự ảnh hưởng ảnh hưởng của nó đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
18 trang 267 1 0 -
Tư tưởng triết học và văn hóa Ấn Độ: Phần 1
208 trang 238 0 0 -
Ebook Lịch sử triết học Phương Đông (Tập 1): Phần 1 - Nguyễn Đăng Thục
204 trang 223 0 0 -
Điểm tương đồng về tư tưởng giữa C. Mác và học thuyết Phật giáo
7 trang 207 0 0 -
Nghiên cứu triết học Ấn Độ cổ đại: Phần 1
34 trang 188 0 0 -
73 trang 181 0 0
-
31 trang 151 0 0
-
Chủ đề Một vài suy nghĩ về tư tưởng triết học Việt Nam trong nền văn hoá dân tộc'
18 trang 87 0 0 -
HỆ THỐNG CÂU HỎI – ĐÁP ÁN GỢI MỞ & HƯỚNG DẪN VIẾT TIỂU LUẬN
487 trang 87 0 0 -
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Tư tưởng Triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa của nó
32 trang 77 0 0