Danh mục

Phòng trị bệnh trên dê

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 197.84 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (13 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bệnh gây ra do vi khuẩnBacillus anthracis, khi tiếp xúc với không khí vi khuẩn thay đổi từ chúng gây bệnh (cường độc) ở bên trong cơ thể thành nha bào hay dạng không hoạt động. Ở dạng này vi khuẩn tồn tại rất lâu ngoài môi trường, thậm chí đến hàng chục năm. Khi gia súc nuốt phải nha bào thì mầm bệnh nhanh chóng trở thành dạng cường độc, bắt đầu sinh sản và gây bệnh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phòng trị bệnh trên dê Phòng trị bệnh trên dê Nguồn: hoind.tayninh.gov.vn NHỮNG BỆNH CỦA DÊ DO VI KHUẨN 1. Bệnh nhiệt thán Nguyên nhân và cách lan truyền bệnh: Bệnh gây ra do vi khuẩnBacillus anthracis, khi tiếp xúc với không khí vikhuẩn thay đổi từ chúng gây bệnh (cường độc) ở bên trong cơ thể thành nha bàohay dạng không hoạt động. Ở dạng này vi khuẩn tồn tại rất lâu ngoài môi trường,thậm chí đến hàng chục năm. Khi gia súc nuốt phải nha bào thì mầm bệnh nhanhchóng trở thành dạng cường độc, bắt đầu sinh sản và gây bệnh. Bệnh xảy ra khicon vật nuốt phải nha bào khi chăn thả, uống nước bị nhiễm mầm bệnh, hoặc doăn thức ăn chế biến từ động vật mắc bệnh này. Bệnh thường xảy ra ở thể quá cấp(làm dê chết trong vòng 2-6 giờ) hoặcdạng cấp tính kéo dài sau 48 giờ mới chết. Triệu chứng: Triệu chứng đặc trưng là sốt cao: 41-420C, suy yếu nhanh, màu của niêmmạc, miệng, mắt từ đỏ chuyển sang tím tái, đôi khi ỉa chảy lẫn máu. Thở nhanh,nóng nhịp tim nhanh và yếu. Dê bỏ ăn, lờ đờ, sữa và nước tiểu bị lẫn máu. Luỡi,hầu và xung quanh hậu môn bị sưng. Trên xác chết thấy máu chảy ra từ các lỗ tựnhiên, xác chết không cứng. Nếu nghi ngờ chết do nhiệt thán thì không được mổxác chết. Tốt nhất là cắt một mẩu tai để trong túi ni-lông kín (ướp lạnh nếu có thể)và mang nhanh đến trung tâm thú y. Kiểm tra máu ở tai có thể tìm thấy được mầmbệnh. Nếu mổ xác chết làm máu hay phủ trạng vương vãi thì sẽ tạo ra nguồn lâylan bệnh lâu dài. Điều trị và cách phòng: Khi các triệu chứng đã thể hiện rõ thì điều trị không có kết quả. Nếubệnh đã xảy ra thì toàn bộ đàn gia súc ở vùng đó phải được tiêm phòng bằng vắc-xin. Điều trị thường dùng tetracycline hoặc peniciline… liều cao và kéo dài ít nhấtlà 5 ngày. Xác chết không được mổ và phải được đốt hoặc chôn sâu. Chỉ có nhữngchất sất trùng mạnh mới giết được mầm bệnh. Vi khuẩn ở dạng nha bàocó thểsống trong đất rất nhiều năm. Tuy nhiên trong điều kiện yếm khí thì sẽ ngăn cảnđược sự hình thành nha bào và sẽ giết chết mầm bệnh. Cần phải tiêm phòng cho dêtheo định kỳ ở những vùng mà bệnh đã xảy ra. 2. Bệnh sãy thai truyền nhiễm (Brucellosis) Nguyên nhân và cách lan truyền: Vi khuẩn chủng Brucella melitensis gây bệnh cho dê. Dê mắc bệnh khiăn thức ăn, nước uống hay liếm các đồ vật bị nhiễm mầm bệnh. Hoặc do liếm dêcon mới sinh dính chất dịch từ đường sinh sản của dê mắc bệnh. Cũng có thể bệnhlây lan khi giao phối với con mắc bệnh. Triệu chứng: Dê biểu hiện triệu chứng kông rõ ràng, đôi khi bị viêm vú, chân yếu, uểoải kém ăn. Dê thường bị sảy thai khi đã chữa được 4-6 tuần, còn ở con đực thì bịsưng ở bao dịch hoàn và dương vật. Cách tốt nhất để chuẩn đoán bệnh lấy màukiểm tra tìm mầm bệnh. Điều trị và cách phòng: Không có biện pháp nào điều trị hiệu quả. Thông thường dê mắc bệnhhay dê sinh ra từ con mẹ mắc bệnh phải giết thịt. Biện pháp tốt nhất là đảm bảo antoàn bệnh trong đàn. Nơi nào đã xảy ra bệnh thì phải sử dụng vắc-xin tiêm phòng. 3. Bệnh giả lao (Pseudotuberculosis) Nguyên nhân và cách lan truyền bệnh: Bệnh gây nên bởi vi khuẩn Corynebacterium tuberculosis ovis. Bệnh lâyaln chủ yếu cho con vật ăn phải thức ăn bị nhiễm vi khuẩn này hoăc có thể bị lâylan bởi các chất dịch của áp xe khi vở ra. Đôi khi vi khuẩn trực tiếp xâm nhập vàocơ thể qua chổ da bị trầy xước. Triệu chứng: Các hạch lâm ba sưng lên và tạo thành các áp xe. Các áp xe này thườngxuất hiện ở dười cằm, tai, trước bả vai, lưng hoặc bú vú, hậu môn, bắp chân sau.Các hạch này có thể nóng, đau và sưng to 3-5 cm hoặc to hơn. Bệnh thường gâynguy hiểm nhiều, trừ khi các áp xe sưng lên chèn vào mạch máu hoặc áp xe phátsinh ở hệ thống thần kinh hay ở các cơ quan nội tạng. Trong các áp xe có mủ màuxanh vàng. Việc chuẩn đoán bệnh được dựa trên vị trí của các áp xe, đặc điểm củamủ. Nếu cần lấy mủ nuôi cấy vi khuẩn trong phòng thí nghiệm. Điều trị và cách phòng: Các áp xe được điều trị bằng phẩu thuật và phải được thực hiện cẩn thậnchu đáo, nhất là các áp xe vùng đầu, cổ. Khi điều trị nên sử dụng một số loạikháng sinh đặc hiệu với liệu trình từ 3-5 ngày (theo sự chỉ dẫn của bác sĩ thú y). Rất khó phòng được bệnh này vì vi khuẩn Corynebacterium pseudotuberculosis (typ ovis) thường tồn tại ở trong đất. Khi phẩu thuật xong nên rửa vếtthương bằng cồn lod 3-5%, toàn bộ tổ chức, mủ máu ở ổ áp xe phải được dọn sạchvà đốt bỏ. Khi dê mới mua về phải cách ly ít nhất 30 ngày và tốt nhất là 2 tháng.Thời gian đó đủ để cho bệnh phát được ra ngoài. Có thể sử dụng dạng vắc-xin chếtđược phân lập từ đàn dê bị nhiểm bệnh để đề phòng bệnh này. 4. Bệnh Listeriosis (Listerellosis, Circling Disease) Nguyên nhân và cách lây truyền: Bệnh gây nên bởi vi khuẩn Listeria monocytogenes và thường phổ biếnở vùng có khí hậu lạnh. Vi khuẩn có sức đề kháng cao và hay tiếm sinh trong đất,thức ăn gia súc ủ chua, phân, sữa, nước tiểu và dịch mắt, dịch mũi của con vậtnhiễm bệnh này. Bệnh Listenosis chỉ bị lan truyền khi dê nuốt, hít phải vi khuẩnqua mắt. Mỗi cách truyền bệnh dẫn đền triệu chứng lâm sàng khác nhau. Ví dụ:Nếu nuốt phải vi khuẩn thì thường gây nên sảy thai ở dê có chửa; nếu vi khuẩnnhiễm qua mắt hoặc qua mũi thì dẫn đến dạng bệnh thần kinh, viêm não. Triệu chứng lâm sàng: Dê mắc bệnh ở dạng ở dạng sảy thai thì thường không kèm theo triệuchứng khác. Nếu ở dạng thần kinh thì dê quay vòng tròn một chiều, sốt cao, bỏ ăn,mắt đỏ, có khi bị mù và suy nhược cơ thể. Nếu cấp tính dê có thể bị chết nhanhtrong vòng 4-48 giờ từ khi có triệu chứng. Những con dê mắc bệnh này có thể bị têliệt một bên mặt, thể hiện bằng hiện tượng rủ tai xuống, nheo mí mắt và chảy dãiqua môi mép. Khi dê ốm gần chết thì nằm xuống và ng ...

Tài liệu được xem nhiều: