Thông tin tài liệu:
Có cách nào phòng được bệnh tưa miệng ở trẻ không, thưa bác sĩ?
Tưa là một loại viêm miệng do nấm Candida albican ở trẻ còn bú nhất là trẻ đẻ non, và ở trẻ bị bệnh mạn tính làm giảm sức đề kháng. Ở trẻ bị bệnh, thường thấy trên niêm mạc lưỡi, trong má, lợi có những chấm trắng lan rộng thành những mảng trắng. Những mảng này dần dần ngả màu vàng rồi bong đi. Trẻ bú khó khăn vì đau miệng. Nếu tưa dai dẳng có thể lan xuống thực quản, ruột, vào máu. Cần...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phòng tưa miệng ở trẻ em
Phòng tưa miệng ở trẻ em
Có cách nào phòng được bệnh tưa miệng ở trẻ không,
thưa bác sĩ?
Tưa là một loại viêm miệng do nấm Candida albican ở trẻ
còn bú nhất là trẻ đẻ non, và ở trẻ bị bệnh mạn tính làm
giảm sức đề kháng. Ở trẻ bị bệnh, thường thấy trên niêm
mạc lưỡi, trong má, lợi có những chấm trắng lan rộng thành
những mảng trắng. Những mảng này dần dần ngả màu vàng
rồi bong đi. Trẻ bú khó khăn vì đau miệng. Nếu tưa dai
dẳng có thể lan xuống thực quản, ruột, vào máu. Cần phải
phát hiện sớm và điều trị tưa cho trẻ.
Nguyên tắc điều trị là phải làm kiềm hóa môi trường miệng
vì loại nấm này phát triển trong môi trường acid. Dùng
dung dịch natri bicarbonat 5%, lấy gạc quấn xung quanh
ngón tay, thấm dung dịch này và lau kỹ miệng cho trẻ sau
mỗi bữa ăn. Sau khi lau miệng bôi dung dịch Xanh-metylen
5% hoặc bạc nitrat cho trẻ. Bôi miệng bằng mật ong cũng
có kết quả. Có thể làm một túi nhỏ bằng gạc thấm dung
dịch natri bicarbonat cho trẻ mút như mút vú cao su ngày 3-
4 lần.
Có thể cho trẻ uống kháng sinh chống nấm loại nystatin
theo chỉ định của bác sĩ. Bệnh dễ lây trong các nhà trẻ,
bệnh viện, do đó phải vệ sinh miệng cho trẻ thật tốt. Vệ
sinh sạch sẽ và không dùng chung thìa, cốc, bình sữa. Điều
trị sớm bằng dung dịch natri bicarbonat ngay khi thấy trẻ có
dấu hiệu viêm miệng ban đỏ.