Danh mục

PHÒNG VÀ SƠ CỨU NGỘ ĐỘC STRYCHNINE/ MÃ TIỀN

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 88.16 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Strychnine: được sử dụng làm hoá chất diệt động vật gây hại (ví dụ diệt chuột), làm thuốc (thường trước đây) như thuốc nhuận tràng, kích thích thần kinh, tim mạch, chữa liệt dương, chữa rắn độc cắn. Nói chung các thuốc này cho tới nay đều cho thấy kém hoặc không có tác dụng và nguy hiểm. - Mã tiền: là tên một loại cây (tên khoa học: Strychnos nux-vomica L.,), thường ở vùng rừng núi. Hạt có chứa strychnine, là một vị thuốc có độc tính cao trong y học dân tộc. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
PHÒNG VÀ SƠ CỨU NGỘ ĐỘC STRYCHNINE/ MÃ TIỀN PHÒNG VÀ SƠ CỨU NGỘ ĐỘC STRYCHNINE/ MÃ TIỀN1. Giới thiệu:- Strychnine: được sử dụng làm hoá chất diệt động vật gây hại (ví dụ diệt chuột),làm thuốc (thường trước đây) như thuốc nhuận tràng, kích thích thần kinh, timmạch, chữa liệt dương, chữa rắn độc cắn. Nói chung các thuốc này cho tới nay đềucho thấy kém hoặc không có tác dụng và nguy hiểm.- Mã tiền: là tên một loại cây (tên khoa học: Strychnos nux-vomica L.,), thường ởvùng rừng núi. Hạt có chứa strychnine, là một vị thuốc có độc tính cao trong y họcdân tộc.- Strychnine/mã tiền là chất rất độc với hệ thần kinh.2. Biểu hiện ngộ độc:Sau khi ăn, uống khoảng 15 phút, bạn có thể thấy người bệnh biểu hiện:- Kích thích, biểu hiện kiểu co giật, co cứng và rất đau ở các cơ: há miệng khó,cứng gáy, cảm giác thắt ngực, ưỡn cong lưng. Co giật từng bộ phận hoặc toànthân. Bệnh nhân thường vẫn tỉnh táo trong khi và sau cơn co giật, nhưng nếu cogiật nhiều có thể dẫn tới bất tỉnh, có thể tử vong.- Co cứng, co giật rất dễ xuất hiện khi bệnh nhân bị các kích thích bên ngoài tácđộng: tiếng động, ánh sáng, va chạm.- Thở nhanh, mạch nhanh hoặc chậm, yếu, vã mồ hôi, tím tái.- Tăng nhiệt độ cơ thể, tiểu tiện ít.- Bệnh nhân có thể tử vong nhanh chóng. Nếu được cứu chữa kịp thời thì kết quảthường tốt.3. Sơ cứu:- Gây nôn (bằng biện pháp cơ học): chỉ làm với bệnh nhân từ 2 tuổi trở lên, khibệnh nhân tỉnh táo, nói được rõ và mới ăn, uống chất độc xong trong vòng 1 giờ.Cho bệnh nhân tự uống nước, sau đó dùng ngón tay, cán bàn chải đánh răng hoặctăm bông ngoáy họng tự gây nôn.- Uống than hoạt: nếu bệnh nhân tỉnh, nói đ ược rõ, tự uống được, trên 2 tuổi vàmới ăn, uống xong trong vòng vài giờ. Liều 1 gam than hoạt cho 1 kg cân nặngcủa bệnh nhân.- Bệnh nhân co giật, co cứng: không để bệnh nhân n gã, đặt t thế nằm ngửa, cổngửa và quay sang một bên hoặc cả ngời nằm nghiêng sang một bên. Không dùngvật cứng để chèn vào miệng bệnh nhân để chống cắn (động tác này không thực sựcần thiết và có thể gây hại thêm).- Thở yếu, chậm, ngừng thở hoặc tím tái: đặt bệnh nhân nằm ngửa, cổ ngửa, dùngngón tay móc lấy bỏ các mảnh thức ăn, dị vật trong miệng và hô hấp nhân tạo trựctiếp (thổi ngạt) bằng ph ơng pháp miệng-miệng hoặc miệng mũi.- Bệnh nhânngừng tuần hoàn: xin xem thêm phần sơ cấp cứu bệnh nhân ngừng tuần hoàn.4. Phòng tránh:- Cẩn thận khi bảo quản và sử dụng hoá chất (xin xem thêm phần phòng tránh ngộđộc hoá chất gia dụng).- Không nên sử dụng strychnine hoặc mã tiền làm thuốc.- Bảo quản thuốc cẩn thận tại gia đình: các chai, lọ,…thuốc cần ghi nhãn mác rõràng, để trong các ngăn, tủ,… và khoá lại hoặc ở vị trí xa tầm với của trẻ em

Tài liệu được xem nhiều: