Danh mục

Phỏng vấn tướng lĩnh Việt Nam - Thượng tướng Nguyễn Minh Châu

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 164.85 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Từ một tiểu đội trưởng hoạt động độc lập, Nguyễn Minh Châu trở thành một “ông lớn” từng là “nỗi ám ảnh kinh hoàng” đối với kẻ thù ở chiến trường Nam Trung Bộ và Tây Nguyên suốt hai cuộc kháng chiến.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phỏng vấn tướng lĩnh Việt Nam - Thượng tướng Nguyễn Minh ChâuPhỏng vấn tướng lĩnh ViệtNam Thượng tướng Nguyễn Minh ChâuTừ một tiểu đội trưởng hoạt động độc lập, Nguyễn Minh Châu trở thành một “ông lớn”từng là “nỗi ám ảnh kinh hoàng” đối với kẻ thù ở chiến trường Nam Trung Bộ và TâyNguyên suốt hai cuộc kháng chiến. Tướng Nguyễn Minh Châu là vị chỉ huy trận đánhchiếm đồn Phú Hài ở lầu Ông Hoàng bằng chiến thuật kỳ tập mở ra cục diện mới trênchiến trường Bình Thuận lẫn Quân khu 6, rồi chỉ huy trận phục kích Dăkp ơ trên đường19, bắt sống quan năm sắp được phong tướng Baroux. Tập kết ra Bắc, Nguyễn MinhChâu có công phát triển phong trào thi đua Ba Nhất nổi tiếng trong quân đội. Về Nam,ông làm tư lệnh Quân khu 6, tham mưu trưởng Miền, tư lệnh Đoàn 232. Trong Chiếndịch Hồ Chí Minh, ông là tướng chỉ huy trực tiếp một trong năm cánh quân tiến vào giảiphóng Sài Gòn. Sau đó, ông lại có mặt ở Phnôm Pênh đẩy lùi tập đoàn diệt chủng PolPot, làm nghĩa vụ quốc tế. Về nước, ông được cử làm tư lệnh Quân khu 7, phó tổng thanhtra quân đội, trưởng đại diện Bộ Quốc phòng tại phía Nam. Ông được Nhà nước tặngthưởng Huân chương Hồ Chí Minh. Trong tâm khảm của những người lính thuộc quyền,Năm Ngà là vị tướng tư lệnh chiến trường kiên cường, bản lĩnh, quyết đoán, kỷ luật, dạndày trận mạc và cũng hết sức độ lượng, chan chứa nghĩa tình.Thời thơ ấu của thượng tướng Nguyễn Minh Châu là chuỗi ngày mồ côi gian nan bấthạnh. Tuổi Tân Dậu, Nguyễn Minh Châu sinh ngày 20 tháng 8 năm 1921 t ại xã TháiBình, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh. Mới được mấy tháng tuổi thì mẹ mất. Vị tướngtương lai không kịp nhận biết hình ảnh người mẹ vắn số. Lên sáu tuổi, bắt đầu cắp sáchđến trường làng, nhưng học được vài năm thì nạn đói hoành hành khắp nơi, NguyễnMinh Châu cùng hai người anh phải nghỉ học, phụ cha làm lụng kiếm cái ăn cái mặc quangày. Trước cảnh túng bấn, côi cút của gia đ ình, cha ông quyết định đi bước nữa. Ngườimẹ kế trông nom nhà cửa, ruộng vườn. Nhưng cơm vẫn không đủ ăn, có lúc phải ăn củnần cả tháng.Khổ sở vật chất lẫn tinh thần, chàng thiếu niên đa cảm Nguyễn Minh Châu cứ miên mantự hỏi: Vì sao cuộc sống cứ đói khổ thế này? Sống như vậy để làm gì? Nguyễn MinhChâu cảm thấy ngột ngạt, không thể tiếp tục sống mãi như vậy được, nhất là khi nhìnnhiều người dân quê cả đời sống nghèo khổ quanh quẩn ở làng, cho tới khi sắp nhắm mắtxuôi tay mà chỉ biết từ nhà ra chợ. Nguyễn Minh Châu ngày càng buồn tuổi, chánchường, thất vọng. Mười sáu tuổi, chàng thiếu niên họ Nguyễn đã liều lĩnh trốn nhà ra đi,với hy vọng t ìm một việc làm tốt hơn nghề nông, có thẻ thay đổi phần nào cuộc sống củamình và gia đình!Tuy nhiên, Nguyễn Minh Châu mới “giang hồ” gần nửa năm thì người nàh kiếm bắt về.Vì không có chỗ dựa quen biết, không tiền bạc và nhất là chưa có giấy thuế thân nênkhông thể đi xa được. Đành phải “quy cố hương” chờ cơ hội mới. Và đến năm mười támtuổi, chàng trai họ Nguyễn kiếm đủ tiền đóng thuế, lấy giấy thuế thân, chuẩn bị tiếp tục…trốn nhà tha phương.Cuộc sống bần cùng vô gia cư đã đưa chàng trai Tây Ninh đến với cách mạng. Từ trinhsát viên, tiểu đội trưởng hoạt động độc lập, Nguyễn Minh Châu đã trở thành Tướng tưlệnh chiến trường oai lừng, chỉ huy nhiều trận đánh lịch sử. Năm 1958, ông được phongThượng tá-sư đoàn phó Sư đoàn 305. Tháng 5 năm 1965, sau hai mươi năm trở vè Namlàm tư lệnh Quân khu 6, ông được thăng quân hàm Đại tá. Tháng 4 năm 1974, ông đượcthăng Thiếu tướng khi đang làm tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Miền. Tháng 6 năm 1981,lúc đang công tác ở chiến trường Campuchia, ông được thăng Trung tướng. Đến tháng 1năm 1986, ông lên Thượng tướng, giữ chức tư lệnh Quân khu 7. Nguyễn Minh Châu cònđược bầu làm uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá V và khoá VI, uỷ viênĐảng uỷ Quân sự Trung ương, đại biểu Quốc hội khoá VII và khoá VIII. Ông được Nhànước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh.Tại nhà riêng ở đường Nguyễn Tri Phương khu vực thành Công Binh cũ thuộc quậnMười, nơi ông và người bạn đời sống bên nhau những năm tháng hiếm hoi cuối cùng,ngồi ngả lưng trên chiếc salon gỗ Thượng tướng Nguyễn Minh Châu trầm ngâm hồitưởng:-Nhà tôi ở Châu Thành gần chợ, lúc ấy bạn học cũ đang học trung học ở Sài Gòn thườngvề chơi, nên cũng biết chút ít tình hình. Khoảng cuối năm 1939, tôi dành dụm tiền, trốnxuống Sài Gòn, xin vào hãng Delagat vừa học vừa làm công thợ điện hai năm. Nhưngmới gần một năm, tôi coi lại mình chẳng học được gì, ngoài việc chỉ biết quay cho máynổ. Tối ngày toàn bị sai vặt, xúc than, gánh nước đổ lò. Thấy không có hy vọng nên tôixin thôi việc, đi tìm việc làm khác.Cuối năm 1940, Nhật đưa quân vào nước ta, tuyên truyền đánh đổ thực dân Pháp, giànhđộc lập cho Việt Nam. Tôi tưởng thật, đăng ký vào học ba tháng quân trường, rồi xinchuyển làm thợ mong học được cái nghề. Nhưng làm mới được một tháng, tôi nghengóng tình hình, biết là bọn Nhật giả dối, nên tôi rủ một người bạn làm chung bỏ trốn.Được bốn ngày thì quân Nhật ...

Tài liệu được xem nhiều: