Danh mục

Phỏng vấn tướng lĩnh Việt Nam - Trung tướng Đồng Văn Cống

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 166.00 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Là một thanh niên yêu nước sinh ra từ ruộng dồng sông rạch miền Tây Nam Bộ, trưởng thành trong Cách mạng tháng Tám, Đồng Văn Cống đã trở thành một người lính, một vị tướng mà chiến tích không tách rời mảnh đất chôn nhau cắt rốn của mình.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phỏng vấn tướng lĩnh Việt Nam - Trung tướng Đồng Văn Cống Phỏng vấn tướng lĩnh Việt Nam Trung tướng Đồng Văn Cống Là một thanh niên yêu nước sinh ra từ ruộng dồng sông rạch miền Tây Nam Bộ, trưởng thành trong Cách mạng tháng Tám, Đồng Văn Cống đã trở thành một người lính, một vị tướng mà chiến tích không tách rời mảnh đất chôn nhau cắt rốn của mình. Chín năm kháng Pháp, “Bộ đội ông Cống” đã gắn liền với những chiến thắng Bến Tre, Long Châu Tiền. Nếu như nữ tướng Nguyễn Thị Định, cùng đồng hương Bến Tre, góp công khai mở con đường chiến lược Hồ Chí Minh trên biển, thì tướng Đồng Văn Cống lại có công tổ chức, củng cố vững chắc và hiệu quả con đường lịch sử mang mật danh 55B này. Trở về quê hương, ông được giao trọng trách tư lệnh Quân khu 9, phó t ư lệnh Quân giải phóng miền Nam; giữ quyền chỉ huy sở kiêm tư lệnh Quân đoàn dự bị chiến lược trong Chiến dịch Hồ Chí Minh. Ông cũng là tướng tư lệnh tiền phương Quân khu 7, dẫn đầu một cánh quân sang đập tan tập đoàn diệt chủng Pol Pot giải phóng Phnôm Pênh. Đồng Văn Cống được phong quân hàm Thiếu tướng năm 1974, thăng Trung tướng năm 1981 và được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh. Trước khi lui về an nghỉ, vị t ướng chiến trường một thời vang danh còn được giao trọng trách phó tổng thanh tra quân đội. Chúng tôi không thể nào ngờ một con người hơn nửa cuộc đời nắm rừng, đầm mình sông rạch như ông, mà gần ở tuổi bát tuần, sức vóc vẫn còn vạm vỡ, cường tráng. Trước sự ngạc nhiên của chúng tôi, bằng cử chỉ giản dị thân t ình, giọng nói đĩnh đạc đậm chất Nam Bộ, Trung tướng Đồng Văn Cống mở đầu câu chuyện: -Rất nhiều bạn bè ngạc nhiên trước sức khoẻ của tôi và hỏi tôi các bí quyết (cười). Chẳng có bí quyết nào đâu. Tôi vốn được cha mẹ và trời ban cho một sức vóc khỏe mạnh. Thời trẻ tôi từng lặn rất sâu nhiều lần dưới sông để vớt súng, từng đi bộ hàng trăm cây số hành quân mà chẳng hề hấn gì. Tôi chỉ chơi thể thao thường xuyên mà thôi. Tôi từng là tuyển thủ đội A bóng đá tỉnh hồi trước Cách mạng tháng Tám. -Bây giờ Trung tướng còn chơi môn thể thao nào không? -Bóng chuyền, bóng bàn và cờ tướng tôi cũng rất thích, nhưng nay không còn chơi nữa. Sáng sáng tôi chỉ đi bộ 3-4 cây số, từ nhà ra công viên Lê Văn Tám tập thể dục, rồi về. -Trung tướng có còn nghiên cứu về công tác quân sự? -Tôi mới nhận một tập tài liệu dày hơn trăm ngàn trang đánh máy để đọc và báo cáo trước một cuộc hội nghị. Hàng ngày tôi vẫn đọc sách báo, nghiên cứu tư liệu để góp ý cho Quân khu 7. -Thưa Trung tướng, từ bưng biền Nam Bộ thời chín năm chống Pháp, “Bộ đội Ông Cống” đã là nỗi kinh hoàng cho quân thù. Rồi những năm đánh Mỹ cái t ên Đồng Văn Cống với tư cách tư lệnh Quân khu 9, phó t ư lệnh Quân giải phóng miền Nam lại thường xuyên xuất hiện cả trên báo đài chính quyền Sài Gòn. Không ít giai thoại được truyền tụng quanh cái tên ấy. Để thế hệ trẻ hình dung rõ hơn về cuộc đời binh nghiệp của Trung tướng, xin Trung tướng vui lòng cho biết đôi nét về mình? -Tôi tuổi Ngọ, sinh năm 1918 tại Bến Tre. Gia đ ình tôi là nông dân. Ông cố tôi quê ở Vĩnh Phúc, vì điều kiện mưu sinh mà năm Tự Đức thứ hai đã di cư vào Nam làm thuê, kiếm sống. Ông nội và cha tôi cũng phải đi ở đợ làm tá điền cho địa chủ. Đời cha tôi thì có đỡ hơn. Nhờ ông ngoại là một trung nông, nên khi cha mẹ tôi lấy nhau, ông ngoại đã mua cho ruộng đất, làm lụng đủ ăn. Cuộc sống cơ cực, không điều kiện đến trường, nên cả dòng họ tôi chẳng có ai biết chữ. Chỉ đến đời tôi, nhờ là con trai út nên được gia đình cho ăn học. Nhưng chẳng được bao lâu thì bố mẹ tôi lần lượt qua đời. Tôi phải nghỉ học ở nhà cày cấy, rồi được giác ngộ và tham gia hậu cần cách mạng. Khi Cách mạng tháng Tám bùng nổ, tôi làm Bí thư chi bộ xã kiêm tổng uỷ viên, lãnh đạo nhân dân địa phương nổi dậy cướp chính quyền. Giặc Pháp tái chiếm Nam Bộ. Tôi cùng anh em tìm được bốn cây súng lửa, cùng giáo gươm, tổ chức trừ gian diệt tề; tôi thường dùng một cây gươm cướp được của quân Nhật để đi đánh địch. Quân số tăng dần, chúng tôi tự thành lập tiểu đội, rồi trung đội do tôi chỉ huy và đến tháng 6 năm 1946 thì thành lập đại đội. Chúng tôi vừa đánh giặc vừa cướp vũ khí của giặc để trang bị cho mình. Lúc ấy chưa có bộ đội chính qui, chỉ có dân quân du kích. Mọi thứ đều tự túc, chứ chưa có chế đọ về khí tài, quân trang. Đơn vị tôi phát triển sớm nhất và mạnh nhất tỉnh và khu. Sau đó, cấp trên giao tôi đi thuyết phục anh em, tổ chức biên chế các lực lượng quân sự ở Bến Tre thành bảy trung đội, rồi tách bốn trung đội thành lập Chi đội 19 do tôi chỉ huy hoạt động ở Bến Tre-Gò Công, ba trung đội còn lại thành lập Chi đội 20 hoạt động ở Trà Vinh-Vĩnh Long. Sang năm 1947, bộ đội phát triển nhanh, khu tổ chức thành lập Trung đoàn 99 với 2 tiểu đoàn. Tôi trực tiếp làm Trung đoàn trưởng và phụ trách Tỉnh đội Bến Tre. Tôi cùng anh em liên tục chiến đấu cho tới khi tập kết ra Bắc 1954. Lúc tập trung quân tập kết, tôi là Tham mưu trưởng kiêm thường vụ trực của Quân khu miền Đông. -Thời gian ở miền Bắc, được biết, T ...

Tài liệu được xem nhiều: