![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Phụ nữ bị tước tự do trong tư pháp hình sự Việt Nam - nhìn từ phương pháp tiếp cận quyền
Số trang: 12
Loại file: pdf
Dung lượng: 451.96 KB
Lượt xem: 17
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết trả lời các câu hỏi nêu trên từ phương pháp tiếp cận quyền – từ các lý thuyết và chuẩn mực quốc tế về quyền con người cũng như về bình đẳng giới, qua đó làm rõ cơ sở của việc trao quyền “nhiều hơn” này cũng như góp phần định vị Việt Nam trên lộ trình bảo đảm quyền của phụ nữ bị tước tự do trong tư pháp hình sự.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phụ nữ bị tước tự do trong tư pháp hình sự Việt Nam - nhìn từ phương pháp tiếp cận quyền PHỤ NỮ BỊ TƯỚC TỰ DO TRONG TƯ PHÁP HÌNH SỰ VIỆT NAM - NHÌN TỪ PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN QUYỀN Lê Lan Chi TÓM TẮT: Phụ nữ chiếm tỷ trọng không đáng kể trong số những người bị tước tự do trong tư pháp hình sự. Dường như do phụ nữ chiếm tỷ lệ không đáng kể, cùng với các khuôn mẫu và định kiến giới nên hệ thống tư pháp hình sự tại đa số các quốc gia trên thế giới vô hình trung chủ yếu hướng tới nam giới, bỏ quên và bỏ qua nhiều quyền của phụ nữ. Tuy nhiên, tại Việt Nam, so với nam giới, phụ nữ bị tước tự do đang được cho rằng đã được trao nhiều quyền hơn. Liệu điều này có đúng không? Việc được trao nhiều quyền hơn trong tư pháp hình sự Việt Nam hiện hành đã là đủ đối với phụ nữ bị tước tự do chưa? Như thế nào là đủ và biết bao nhiêu là đủ? Bài viết trả lời các câu hỏi nêu trên từ phương pháp tiếp cận quyền – từ các lý thuyết và chuẩn mực quốc tế về quyền con người cũng như về bình đẳng giới, qua đó làm rõ cơ sở của việc trao quyền “nhiều hơn” này cũng như góp phần định vị Việt Nam trên lộ trình bảo đảm quyền của phụ nữ bị tước tự do trong tư pháp hình sự. Từ khoá: quyền con người, quyền của phụ nữ, phụ nữ bị tước tự do, tư pháp hình sự, Việt Nam. ABSTRACT: Women make up a negligible proportion of those deprived of their liberty in criminal justice. It seems that because of the insignificant proportion of women, along with stereotypes and gender stereotypes, the criminal justice system in most countries around the world is invisible and predominantly male-oriented, ignoring and ignore many women's rights. However, in Vietnam, compared to men, women deprived of their freedom are believed to have been given more rights. Is this correct? Is being granted more rights in the current Vietnamese criminal justice system enough for women deprived of their liberty? How much is enough and how much is enough? The article answers the above questions from a rights approach – from theories and international standards on human rights as well as on gender equality, thereby clarifying the basis of “more” empowerment. This as well as TS. Trưởng Bộ môn Tư pháp hình sự, Khoa Luật, Đại học Quốc Gia Hà Nội; Email: lelanchi@vnu.edu.vn 489 contribute to positioning Vietnam on the road map to ensure the rights of feedom-deprived women in criminal justice. Keywords: human rights, women's rights, feedom-deprived women, criminal justice, Vietnam. 1. Phụ nữ bị tước tự do trong tư pháp hình sự, họ là ai? Phụ nữ bị tước tự do trong tư pháp hình sự (TPHS) là những người thuộc giới tính nữ, bị tước tự do bằng các biện pháp cưỡng chế của TPHS – họ bị bắt buộc phải cư trú trong môi trường giam giữ, cách biệt với thế giới bên ngoài. Cụ thể, họ thuộc hai nhóm đối tượng: thứ nhất, người bị buộc tội bị giam giữ trước xét xử: đây là những người bị tạm giữ, tạm giam theo luật thi hành tạm giữ, tạm giam, với các căn cứ tạm giữ, tạm giam được quy định trong luật tố tụng hình sự; thứ hai, người bị giam giữ sau xét xử: đây là những người bị kết án, đang chấp hành án phạt tù hoặc đang bị giam giữ để đợi chấp hành án phạt tù hoặc chấp hành hình phạt khác (tử hình). Trong TPHS Việt Nam, một người có thể bị tước tự do bằng những biện pháp cưỡng chế được quy định trong luật tố tụng hình sự (các biện pháp ngăn chặn), luật hình sự (hình phạt, thậm chí là các biện pháp tư pháp hạn chế tự do một cách đáng kể như giáo dục tại trường giáo dưỡng, bắt buộc chữa bệnh tại cơ sở y tế chữa bệnh tâm thần) và được hiện thực hoá theo các quy định của luật thi hành tạm giữ, tạm giam, luật thi hành án hình sự. Đây là những biện pháp thể hiện tính chất mệnh lệnh – phục tùng đặc trưng của các quan hệ pháp luật trong TPHS, là những biện pháp cưỡng chế, được bảo đảm bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước, thông qua các quyết định và hành vi của người có thẩm quyền trong các cơ quan TPHS. Trong một hệ thống TPHS coi trọng các biện pháp giam giữ, áp dụng phổ biến các biện pháp giam giữ như Việt Nam, thì những người bị giam giữ (người bị buộc tội bị áp dụng các biện pháp tạm giữ, tạm giam và sau đó, khi đã trở thành người bị kết án, bị áp dụng hình phạt tù) chiếm tỷ lệ đa số1 trong tổng số những người bị buộc tội, bị kết án. 1 Theo Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi năm 2017), hình phạt tù có thời hạn được quy định tại 319 trên tổng số 320 điều luật trong Phần các tội phạm. Theo Phụ lục Báo cáo số 179/BC-VKSTC tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá 14 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ngày 10/10/2019, tổng số phạm nhân đang chấp hành án phạt tù (tù có thời hạn và tù chung thân) là 130.533 (cao hơn rất nhiều so với số lượng người chấp hành các loại án khác như án treo 38.349 người, án cải tạo không giam giữ 4.622 người…). Theo Báo 490 Trong số những người bị tước tự do trong TPHS, phụ nữ chiếm tỷ lệ thấp hơn so với nam giới, tại Việt Nam trung bình nữ giới chỉ chiếm khoảng 10,643% so với nam giới chiếm 89,357% tổng số phạm nhân (tính theo số liệu trong 5 năm, từ 2010 đến 2014)2, nhưng tỷ lệ này là tương đối cao, nếu so sánh với các nước khác, như Đức 5.2%, Anh 6%, và đặc biệt là so với mặt bằng chung trên thế giới, “nữ giới chiếm khoảng 4% số phạm nhân là người trưởng thành...”3. Tỷ lệ người phạm tội là nữ giới ít hơn nhiều so với nam giới được tội phạm học lý giải từ các đặc điểm thể chất và đặc điểm tâm lý của nữ giới, các đặc điểm này dẫn tới việc trong cơ cấu tình hình tội phạm, “các thống kê của cảnh sát cho thấy tội phạm chủ yếu là hành vi của nam giới. Nam giới áp đảo phụ nữ trong mọi loại tội phạm, ngoại trừ các hành vi liên quan đến mại dâm, trộm cắp vặt, gian lận phúc lợi xã hội và một số hành vi liên quan khác”4. Các nghiên cứu của tội phạm học về tình hình tội ph ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phụ nữ bị tước tự do trong tư pháp hình sự Việt Nam - nhìn từ phương pháp tiếp cận quyền PHỤ NỮ BỊ TƯỚC TỰ DO TRONG TƯ PHÁP HÌNH SỰ VIỆT NAM - NHÌN TỪ PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN QUYỀN Lê Lan Chi TÓM TẮT: Phụ nữ chiếm tỷ trọng không đáng kể trong số những người bị tước tự do trong tư pháp hình sự. Dường như do phụ nữ chiếm tỷ lệ không đáng kể, cùng với các khuôn mẫu và định kiến giới nên hệ thống tư pháp hình sự tại đa số các quốc gia trên thế giới vô hình trung chủ yếu hướng tới nam giới, bỏ quên và bỏ qua nhiều quyền của phụ nữ. Tuy nhiên, tại Việt Nam, so với nam giới, phụ nữ bị tước tự do đang được cho rằng đã được trao nhiều quyền hơn. Liệu điều này có đúng không? Việc được trao nhiều quyền hơn trong tư pháp hình sự Việt Nam hiện hành đã là đủ đối với phụ nữ bị tước tự do chưa? Như thế nào là đủ và biết bao nhiêu là đủ? Bài viết trả lời các câu hỏi nêu trên từ phương pháp tiếp cận quyền – từ các lý thuyết và chuẩn mực quốc tế về quyền con người cũng như về bình đẳng giới, qua đó làm rõ cơ sở của việc trao quyền “nhiều hơn” này cũng như góp phần định vị Việt Nam trên lộ trình bảo đảm quyền của phụ nữ bị tước tự do trong tư pháp hình sự. Từ khoá: quyền con người, quyền của phụ nữ, phụ nữ bị tước tự do, tư pháp hình sự, Việt Nam. ABSTRACT: Women make up a negligible proportion of those deprived of their liberty in criminal justice. It seems that because of the insignificant proportion of women, along with stereotypes and gender stereotypes, the criminal justice system in most countries around the world is invisible and predominantly male-oriented, ignoring and ignore many women's rights. However, in Vietnam, compared to men, women deprived of their freedom are believed to have been given more rights. Is this correct? Is being granted more rights in the current Vietnamese criminal justice system enough for women deprived of their liberty? How much is enough and how much is enough? The article answers the above questions from a rights approach – from theories and international standards on human rights as well as on gender equality, thereby clarifying the basis of “more” empowerment. This as well as TS. Trưởng Bộ môn Tư pháp hình sự, Khoa Luật, Đại học Quốc Gia Hà Nội; Email: lelanchi@vnu.edu.vn 489 contribute to positioning Vietnam on the road map to ensure the rights of feedom-deprived women in criminal justice. Keywords: human rights, women's rights, feedom-deprived women, criminal justice, Vietnam. 1. Phụ nữ bị tước tự do trong tư pháp hình sự, họ là ai? Phụ nữ bị tước tự do trong tư pháp hình sự (TPHS) là những người thuộc giới tính nữ, bị tước tự do bằng các biện pháp cưỡng chế của TPHS – họ bị bắt buộc phải cư trú trong môi trường giam giữ, cách biệt với thế giới bên ngoài. Cụ thể, họ thuộc hai nhóm đối tượng: thứ nhất, người bị buộc tội bị giam giữ trước xét xử: đây là những người bị tạm giữ, tạm giam theo luật thi hành tạm giữ, tạm giam, với các căn cứ tạm giữ, tạm giam được quy định trong luật tố tụng hình sự; thứ hai, người bị giam giữ sau xét xử: đây là những người bị kết án, đang chấp hành án phạt tù hoặc đang bị giam giữ để đợi chấp hành án phạt tù hoặc chấp hành hình phạt khác (tử hình). Trong TPHS Việt Nam, một người có thể bị tước tự do bằng những biện pháp cưỡng chế được quy định trong luật tố tụng hình sự (các biện pháp ngăn chặn), luật hình sự (hình phạt, thậm chí là các biện pháp tư pháp hạn chế tự do một cách đáng kể như giáo dục tại trường giáo dưỡng, bắt buộc chữa bệnh tại cơ sở y tế chữa bệnh tâm thần) và được hiện thực hoá theo các quy định của luật thi hành tạm giữ, tạm giam, luật thi hành án hình sự. Đây là những biện pháp thể hiện tính chất mệnh lệnh – phục tùng đặc trưng của các quan hệ pháp luật trong TPHS, là những biện pháp cưỡng chế, được bảo đảm bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước, thông qua các quyết định và hành vi của người có thẩm quyền trong các cơ quan TPHS. Trong một hệ thống TPHS coi trọng các biện pháp giam giữ, áp dụng phổ biến các biện pháp giam giữ như Việt Nam, thì những người bị giam giữ (người bị buộc tội bị áp dụng các biện pháp tạm giữ, tạm giam và sau đó, khi đã trở thành người bị kết án, bị áp dụng hình phạt tù) chiếm tỷ lệ đa số1 trong tổng số những người bị buộc tội, bị kết án. 1 Theo Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi năm 2017), hình phạt tù có thời hạn được quy định tại 319 trên tổng số 320 điều luật trong Phần các tội phạm. Theo Phụ lục Báo cáo số 179/BC-VKSTC tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá 14 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ngày 10/10/2019, tổng số phạm nhân đang chấp hành án phạt tù (tù có thời hạn và tù chung thân) là 130.533 (cao hơn rất nhiều so với số lượng người chấp hành các loại án khác như án treo 38.349 người, án cải tạo không giam giữ 4.622 người…). Theo Báo 490 Trong số những người bị tước tự do trong TPHS, phụ nữ chiếm tỷ lệ thấp hơn so với nam giới, tại Việt Nam trung bình nữ giới chỉ chiếm khoảng 10,643% so với nam giới chiếm 89,357% tổng số phạm nhân (tính theo số liệu trong 5 năm, từ 2010 đến 2014)2, nhưng tỷ lệ này là tương đối cao, nếu so sánh với các nước khác, như Đức 5.2%, Anh 6%, và đặc biệt là so với mặt bằng chung trên thế giới, “nữ giới chiếm khoảng 4% số phạm nhân là người trưởng thành...”3. Tỷ lệ người phạm tội là nữ giới ít hơn nhiều so với nam giới được tội phạm học lý giải từ các đặc điểm thể chất và đặc điểm tâm lý của nữ giới, các đặc điểm này dẫn tới việc trong cơ cấu tình hình tội phạm, “các thống kê của cảnh sát cho thấy tội phạm chủ yếu là hành vi của nam giới. Nam giới áp đảo phụ nữ trong mọi loại tội phạm, ngoại trừ các hành vi liên quan đến mại dâm, trộm cắp vặt, gian lận phúc lợi xã hội và một số hành vi liên quan khác”4. Các nghiên cứu của tội phạm học về tình hình tội ph ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Quyền con người Quyền của phụ nữ Phụ nữ bị tước tự do Tư pháp hình sự Hệ thống tư pháp hình sựTài liệu liên quan:
-
Hệ thống tư pháp hình sự: Phần 2
321 trang 314 0 0 -
Xây dựng và phát huy nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay
10 trang 240 0 0 -
9 trang 150 0 0
-
8 trang 115 0 0
-
4 trang 110 0 0
-
54 trang 89 0 0
-
Bảo đảm quyền con người trong một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam năm 2015
16 trang 63 0 0 -
Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người: Phần 2 - TS. Phạm Ngọc Anh
101 trang 56 0 0 -
Một số vấn đề về pháp luật quyền tiếp cận thông tin dưới tác động của chính sách chuyển đổi số
10 trang 52 0 0 -
Hệ thống tư pháp hình sự: Phần 1
214 trang 49 0 0