Danh mục

Phụ nữ ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh và việc chuyển đổi việc làm trong quá trình đô thị hóa nhanh - Ngô Thị Kim Dung

Số trang: 0      Loại file: pdf      Dung lượng: 244.89 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (0 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh trong điều kiện tăng trưởng kinh tế và phát triển cơ cấu đô thị ở nhịp độ cao, phụ nữ ngoại thành và sự chuyển đổi việc làm trong quá trình đô thị hóa nhanh là những nội dung chính trong bài viết "Phụ nữ ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh và việc chuyển đổi việc làm trong quá trình đô thị hóa nhanh". Mời các bạn cùng tham khảo để có thêm tài liệu học tập và nghiên cứu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phụ nữ ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh và việc chuyển đổi việc làm trong quá trình đô thị hóa nhanh - Ngô Thị Kim Dung50 Xã hội học Số 4(56), 1996 Phụ nữ ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh và việc chuyển đổi việc làm trong quá trình đô thị hóa nhanh NGÔ THỊ KIM DUNG I. Dẫn nhập : Không phải ngẫu nhiên mà trong khoảng một thập niên trở lại đây, giới xã hội học ở Việt Nam đã dành mộtsự quan tâm đáng kể đến chủ để giới, đến sự chuyển đổi vai trò của phụ nữ lao động ở thành thị và nông thôndưới tác động của các chính sách đổi mới toàn điện đời sống kinh tế - xã hội của đất nước 1 . Ở Việt Nam, mặc đầu tỉ lệ đô thị hóa còn chưa cao (20%), song giờ đây, một thời kỳ mới của quá trình đôthị hóa đang khởi động mạnh mẽ. Các hệ quả xã hội nhiều chiều của quá trình nói trên đang mở ra những cơ hộitốt lành cho sự phát triển của phụ nữ, đồng thời cũng làm xuất hiện trước nhóm xã hội này những thách thức gaygắt không dễ vượt qua. Trong bài viết này, chúng tôi muốn đề cập tới những cơ hội và thách thức đối với chị em phụ nữ ngoại thànhthành phố Hồ Chí Minh trong quá trình thành phố đông dân nhất này đang vươn vai ra khỏi vùng nội thànhchật hẹp và có mật độ dân số rất cao. Các vấn đề xã hội của cuộc chuyển đổi việc làm của nhóm phụ nữ tại cáckhu vực nông thôn ngoại thành đang đô thị hóa nhanh sẽ là chủ đề chính cho các phân tích trong bài viết. II. Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh trong điều kiện tăng trưởng kinh tế và phát triển cơ cấu đô thị vớinhịp độ cao. 1. Là một trung tâm đô thị lớn và đông dân nhất trong nước (5 triệu dân), Thành phố Hồ Chí Minh đồng thờicũng là một cực phát triển có sức hút mạnh mẽ vào bậc nhất ở Việt Nam hiện nay. Thành phố Hồ Chí Minhmang trong mình những vấn đề bức xúc và tiêu biểu nhất của một thực tiễn phát triển sinh động, phong phú vàđa dạng thuộc mọi lĩnh vực. Sự phân bố cư dân ở nội thành và ngoại thành của thành phố này rất không đồng đều. Theo số liệu 1995,70,2% dân số (3.365.000 người) sống tập trung trong một khu vực nội 1 . Về chủ đề này có thể tham khảo thêm : - Lê Thị Nhâm Tuyết : Gender and Devetopment in Vietnam. NXB Khoa học Xã hội. Hà Nội- 1995. - Lê Thi : Tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao địa vị người phụ nữ. NXB Khoa học Kỹ thuật - 1990. - Nguyễn Công Bình, Đỗ Thái Đồng, Nguyễn Quới : Đồng bằng sông Cửu Long - nghiên cứu phát triển. NXB Khoahọc Xã hội. Hà Nội - 1995. (Tiếng Việt Nam). - Nhiều tác giả : Gia đình và địa vị người phụ nữ trong xã hội - Cách nhìn từ Việt Nam và Hoa Kỳ. Nhà xuất bảnKHXH. Hà Nội - 1995. Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn Ngô Thị Kim Dung 51thành chỉ chiếm 6,8% tổng diện tích đất tự nhiên của cả thành phố. Trong khi đó 29,8% (1.430.000 người) lạisống rải rác trong các làng mạc trải rộng trên 93,2% tổng diện tích đất tự nhiên. Dưới tác động của chính sáchđổi mới, kinh tế thành phố Hồ Chí Minh tăng trưởng rất nhanh (bình quân 12% năm, riêng năm 1995 tăng15,3%) và đang diễn ra quá trình đô thị hóa vùng ngoại thành rộng lớn. Quá trình đô thị hóa đã cuốn hút những vùng ven đô của thành phố vào công cuộc chuyển đổi cơ cấu kinh tếcó tác động và ảnh hưởng sâu sắc về mặt cơ cấu xã hội và lối sống đến những nhóm dân cư đang sinh sống tạicác làng xã ven đô. Một bộ phận dân cư nông thôn phải chuyển nơi cư trú, thay đổi nghề nghiệp. Họ phải tổchức lại đời sống và thay đổi lối sống để thích nghi với môi trường đô thị. Phụ nữ là một bộ phận dân cư nhạycảm nhất trong việc tiếp nhận các tác động mạnh mẽ và nhiều mặt của quá trình đô thị hóa nhanh chóng đó. Thực vậy, quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa là cơ hội để phụ nữ nông thôn ngoại thànhthành phố Hồ Chí Minh hội nhập vào một cơ cấu kinh tế - xã hội đa dạng hơn, tiến bộ hơn, phát triển nhữngtiềm năng hiện có của họ, kích thích họ bộc lộ đầy đủ hơn những năng lực mới. Bên cạnh đó, một bộ phận phụnữ nông thôn ngoại thành cũng gặp nhiều khó khăn khi họ không còn làm nghề nông nữa. Họ phải tìm kiếmviệc làm mới để ổn định cuộc sống của gia đình và chính bản thân. 2. Nhìn chung ở cấp độ toàn thành phố, phụ nữ lao động giữ một vai trò quan trọng trong sự tăng trưởngchung của nền kinh tế. Số liệu năm 1995 cho thấy hiện có 710.864 nữ lao động đang làm việc trong hầu hết cácngành nghề, thuộc cả khu vực Nhà nước và tư nhân, chiếm 40,8% tổng lực lượng lao động của thành phố. Phụnữ giữ vai trò chủ chốt trong một số ngành sản xuất công nghiệp nhẹ (dệt, da, may mặc, chế biến thực phẩm),trong các dịch vụ nhỏ đô thị ở khu vực kinh tế chính qui và phi chính qui (formal and informal sectors). Ở mộtsố xí nghiệp liên doanh trong khu chế xuất Tân Thuận (Export Processing Zone), phụ nữ chiếm từ 60% - 80%tổng số công nhân, trong đó có cả một số n ...

Tài liệu được xem nhiều: