Danh mục

Phụ nữ nông thôn với việc hưởng thụ văn hóa qua các phương tiện thông tin đại chúng

Số trang: 0      Loại file: pdf      Dung lượng: 168.12 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (0 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Phụ nữ nông thôn với việc hưởng thụ văn hóa qua các phương tiện thông tin đại chúng" tập trung đi sâu nghiên cứu các vấn đề về phụ nữ nông thôn và coi là một chỉ báo rất đáng quan tâm trong đời sống văn hóa của đất nước ta hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phụ nữ nông thôn với việc hưởng thụ văn hóa qua các phương tiện thông tin đại chúng Xã hội học, số 1 - 1992 Phụ nữ nông thôn với việc hưởng thụ văn hóa qua các phương tiện thông tin đại chúng MAI VĂN HAI Trong những năm gần đây, chúng ta đã nói nhiều về thực trạng kinh tế của đất nước. Nhưng từ một góc độ khác, góc độ văn hoá - từ quá trình sáng tạo, phân phối đến hưởng thụ văn hóa - theo chúng tôi, cũng không ít những vấn đề cấp bách đang được đặt ra. Các cuộc điều tra xã hội học, đặc biệt là cuộc điều tra do Viện Xã hội học, thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam, tiến hành trong năm 1990 ở tỉnh Hà Tây, Quảng Nam - Đà Năng và Tiền Giang đã cho chúng tôi cơ sở để khẳng đinh điều đó. Ở bài viết này, chúng tôi chỉ tập trung vào một số vấn đề mà cuộc điều tra trên đã nêu ra Phụ nữ nông thôn với việc hưởng thụ văn hoá qua các phương tiện thông tin đại chúng, và coi đó như một chỉ báo rất đáng quan tâm trong đời sống văn hóa của đất nước hiện nay. Các số liệu được sử dụng trong bài viết này tách từ hồ sơ của cuộc nghiên cứu FFS, VIE/88/P05 tại 3 tỉnh đã nêu trên. Dung lượng mẫu điều tra là 1.200. 1. Trước hết, về mức hưởng thụ văn hóa, cuộc khảo sát cho thấy: Bảng l - Mức hưởng thụ văn hóa qua các phương tiện thông tin đại chúng của phụ nữ nông thôn (Tuổi từ 15-49) Mức độ Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ Hình thức hưởng thụ văn hoá Đọc báo trí 7,4 33,4 59,2 Đọc truyện 7,1 31,3 61,1 Xem phim, văn nghệ 5.8 58,6 35,6 Nghe Radio 27.6 48,0 24,4 Xem tivi 19,1 58,7 22,2 Nhân xét đầu tiên có thể rút ra là: Mức độ hưởng thụ văn hoá của phụ nữ nông thôn ta hay còn thấp: Tỷ lệ những người thường xuyên được sử dụng các phuơng tiện thông tin thấp hơn nhiều so với những người thỉnh thoảng hoặc không bao giờ sử dụng những phương tiên này. Hơn nữa, việc sử dụng thông tin cũng chưa phải đã khai thác đuợc triệt để mọi chức năng của chúng. Hay lấy số người đọc báo chí, đọc truyện làm ví dụ. Việc đọc sách báo đòi hỏi phải có một trình độ học vấn nào đó, phải được rèn luyện và cơ bản phải có một quỹ thời gian nhà rỗi tương đối ổn định. Thế nhưng, Qua tìm hiểu, chúng tôi thấy việc đọc sách báo của phụ nữ nông thôn mới chỉ như một thú vui, như hình thức giải trí mà thôi. Điều này là dễ hiểu. Bởi vì, ở nông thôn các hoạt động chủ yếu vẫn là lao động nông nghiệp đơn giản, chua có sự phân công rõ rệt. Do đó việc đọc sách báo của họ chưa phải là một đòi hỏi bức thiết của lao động nghề nghiệp. Điều này không thể không được tính đến trong chiến lược phát triển nông thôn toàn diện mà chúng ta đang tiến hành hiện nay. 2. Có thề đặt câu hỏi: Tại sao mức hưởng thụ văn hóa của phụ nữ nông thôn hiện nay lại thấp như thế? Có phải vì mức học vấn của họ qua ít không? Không hoàn toàn như vậy. Trong tổng số phụ nữ được điều tra (tuổi từ 15-49) có đến 62% có trình độ phổ thông cơ sở, 29,1% phổ thông trung học, 8,1% có học vấn từ cao đẳng trở lên. Số mù chữ chỉ chiếm 1%. Vậy phải chăng công việc đồng áng “chiêm mùa gối vụ đã chiếm hết Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn Xã hội học, số 1 - 1992 khoảng thời gian nhàn rỗi của họ? Cũng không phải. Theo tính toán của chúng tôi, hiện nay trong khu vực lao động nông nghiệp, chưa kể lúc nông nhàn, chỉ tính thời gian bình thường, thì người nông dân mỗi ngày cũng có khoảng trên dưới 2 giờ là thời gian nhàn rỗi hoặc nửa nhàn rồi. Vậy nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên đây là gì? Câu trả lời thật giản dị: Việc phân phối văn hoá của ta mà khâu đầu tiền là phân phối các phương tiện kỹ thuật chưa hợp lý, chưa đáp ứng được nhu cầu của công chúng, đặc biệt là đối với các khu vực cư dân nông thôn. Bảng 2: Số hộ ở nông thôn có các phương tiên thông tin đại chúng % Phương tiện Có Không Thực trạng Lao truyền thanh 3,2 96,6 Radip 26,9 75,1 Tivi 3,1 93,9 Đáng lưu ý là các phương tiện ít ói này cũng chưa phải đã được sử dụng hết công suất của nó. Nguyên nhân chủ yếu là thiếu điện, thiếu pin. Hơn nữa, cắc dịch vụ sửa chữa đồ đ ...

Tài liệu được xem nhiều: