Trước đây nhiều người cho rằng phụ nữ trên 35 khi sinh con rất dễ bị dị tật, tuy nhiên khảo sát của Bệnh viện Phụ sản Trung ương lại cho thấy bà bầu nhóm tuổi 25-29 mới là nhóm sinh con khuyết tật nhiều nhất.
Theo kết quả thực hiện chương trình chẩn đoán, sàng lọc trước sinh và sơ sinh do Bệnh viện Phụ sản Trung ương tiến hành cho đến tháng 6/2009, tỷ lệ dị tật bẩm sinh là 5,4%, trong đó chủ yếu là ở đầu, bụng.
...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phụ nữ trẻ cũng dễ sinh con dị tật
Phụ nữ trẻ cũng dễ sinh con dị tật
Trước đây nhiều người
cho rằng phụ nữ trên 35
khi sinh con rất dễ bị dị
tật, tuy nhiên khảo sát
của Bệnh viện Phụ sản
Trung ương lại cho thấy
bà bầu nhóm tuổi 25-29
mới là nhóm sinh con
khuyết tật nhiều nhất.
Theo kết quả thực hiện chương trình chẩn đoán, sàng lọc
trước sinh và sơ sinh do Bệnh viện Phụ sản Trung ương
tiến hành cho đến tháng 6/2009, tỷ lệ dị tật bẩm sinh là
5,4%, trong đó chủ yếu là ở đầu, bụng.
Điều đáng lưu ý ở đây - theo tiến sĩ Lê Anh Tuấn, Phó
giám đốc Bệnh viện phụ sản Trung ương - là tỷ lệ thai dị tật
bẩm sinh gặp ở mọi lứa tuổi, cao nhất không phải ở phụ nữ
trên 35 mà là 25-29, tiếp đó là nhóm tuổi 20-24.
Trong tổng số trẻ dị tật được khảo sát, số con của các bà mẹ
trên 35 chỉ chiếm 8%, so với gần 25% của nhóm bà mẹ 20-
24 và trên 30% của nhóm bà mẹ 25-29.
Chẳng hạn, với hội chứng Down là một bệnh di truyền.
Trước đây, nhiều người cho rằng trẻ mắc hội chứng này
thường có mẹ trên 35 tuổi, nhưng hiện nay lứa tuổi này chỉ
chiếm một phần ba trong số những ca được phát hiện. Như
vậy, nếu chỉ căn cứ vào lứa tuổi để sàng lọc thì sẽ bỏ sót
đến hai phần ba.
Ngoài ra, tỷ lệ thai bất thường ở phụ nữ mang thai lần 3 và
trên 3 vẫn là cao nhất với gần 59%. Ở phụ nữ mang thai lần
2, tỷ lệ này cũng gần 36%, còn lại là những phụ nữ mang
thai lần đầu, tiền sử không có gì bất thường.
Cũng theo tiến sĩ Tuấn, tỷ lệ dị tật bẩm sinh tăng cao theo
nhiều năm. Cả những phụ nữ 20 tuổi, không có dấu hiệu có
dị tật bẩm sinh, loại trừ cả yếu tố gia đình có tiền sử ảnh
hưởng của chất độc màu da cam, nhưng thai vẫn có dị tật.
Nguy cơ mang thai bất thường không xác định rõ. Cái ta
có thể cảm nhận rất rõ là ô nhiễm môi trường, hóa chất tồn
dư trong thực phẩm, hoa quả. Việc sử dụng thuốc, mắc các
bệnh lý trong khi mang thai cũng rất phổ biến. Lại có
những người đi tẩy giun, tiêm phòng bệnh thì mới biết
mình có thai..., ông Tuấn lý giải.
Cũng theo ông, trong số các bệnh mắc khi mang thai gần
đây nổi trội nhất là bệnh Rubella. Triệu chứng của bệnh là
sốt phát ban thoáng qua, nốt mọc rất nhanh trên toàn thân
và cũng biến mất rất nhanh. Có đến 50% các trường hợp
mắc không có biểu hiện. Nếu không được khám, sàng lọc
bệnh, đứa trẻ sinh ra sẽ rất dễ bị dị tật.
Trong 3 tháng đầu mang thai nếu mẹ bị Rubella thì 100%
phải đình chỉ thai vì trẻ sinh ra sẽ bị mù, điếc, dị tật tim, rối
loạn thần kinh. Nhưng nếu giai đoạn mắc ngoài 15, 20 tuần
nguy cơ thấp hơn rất nhiều.
Tuy nhiên, thực tế nhiều chị em thường đi khám muộn.
Theo quy định tại Việt Nam, phá thai sớm là 3 tháng đầu,
muộn thì dưới 20 tuần, ngoài 22 tuần chỉ phá cho vị thành
niên. Thế nhưng, đa số chị em đi khám khi thai đã hơn 22
tuần tuổi, điều này gây rất nhiều khó khăn cho bác sĩ. Thậm
chí có trường hợp đã 28 tuần tuổi vẫn tha thiết xin phá vì có
bất thường.
Khi thai đã được 28 tuần tuổi thì dù có phá trẻ vẫn sống
được. Mà một đứa trẻ mang dị tật, lại đẻ non thì không ai
muốn mua. Việt Nam cũng chưa có hành lang pháp lý để
cho trẻ chết khi vừa ra đời, tiến sĩ Tuấn cho biết.
Vì thế tiến sĩ Tuấn khuyến cáo, trước khi mang thai phụ nữ
nên đi khám sàng lọc Rublla, hội chứng Down. Điều quan
trọng là đi khám và siêu âm chẩn đoán trước sinh trước 23
tuần ở những cơ sở có uy tín vì nếu để muộn quá sẽ khó
can thiệp dù có bất thường. Ông cũng đề nghị nên cho phép
đình chỉ thai bất thường ở tuổi thai trên 28 tuần.