Danh mục

Phụ nữ và bệnh Tiểu đường

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 223.93 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bệnh tiểu đường có ảnh hưởng gì đến phụ nữ? Tại Việt Nam, phụ nữ mắc bệnh tiểu đường nhiều hơn nam giới (chiếm 2/3 trường hợp mắc bệnh). Điều này có thể do tỷ lệ vòng eo/vòng hông cao hơn so với nam giới hoặc do phụ nữ chịu nhiều stress hơn?Tại Hoa Kỳ, tiểu đường là một trong 5 bệnh gây tử vong nhiều nhất (ở Việt Nam không có số liệu thống kê về tỷ lệ tử vong của các bệnh khác nhau) ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phụ nữ và bệnh Tiểu đường Phụ nữ và bệnh Tiểu đường Bệnh tiểu đường có ảnh hưởng gì đến phụ nữ? Tại Việt Nam, phụ nữ mắc bệnh tiểu đường nhiều hơn nam giới (chiếm 2/3trường hợp mắc bệnh). Điều này có thể do tỷ lệ vòng eo/vòng hông cao hơn so vớinam giới hoặc do phụ nữ chịu nhiều stress hơn? Tại Hoa Kỳ, tiểu đường là một trong 5 bệnh gây tử vong nhiều nhất (ở ViệtNam không có số liệu thống kê về tỷ lệ tử vong của các bệnh khác nhau) Phụ nữcó bệnh tiểu đường tăng nguy cơ nhiễm trùng âm đạo và biến chứng trong thờigian mang thai Đối với những người phụ nữ hiện tại không có bệnh tiểu đường,mang thai sẽ đem lại nguy cơ bị bệnh tiểu đường khi có thai (tiểu đường thaikỳ)Bệnh tiểu đường khi có thai chiếm tỷ lệ 2% đến 5% số người có thai và phầnlớn sẽ biến mất sau khi đẻ Phụ nữ đã có bệnh tiểu đường khi có thai sẽ gia tăngnguy cơ phát triển bệnh tiểu đường typ 2 sau này. Phụ nữ và biến chứng bệnh tiểu đường Những nguy cơ bệnh tim mạch – biến chứng thường gặp nhất ở người tiểuđường - nghiêm trọng hơn ở phụ nữ so với nam giới. Trong khi tử vong do bệnhtim ở phụ nữ không mắc bệnh tiểu đường đã giảm được 27%, thì ở những phụ nữmắc bệnh tiểu đường biến chứng này tăng 23% trong vòng 30 năm qua. Nguy cơ bị bệnh tiểu đường nhiễm toan ceton máu tăng 50% ở phụ nữ sovới nam giới. Nhiễm toan ceton máu phản ánh tình trạng kém kiểm soát đườngmáu và có thể dẫn đến hôn mê. Đường máu tăng cao không dẫn đến nhiễm toanceton mà chủ yếu là do thiếu insulin. Trước kia, khi chưa có insulin, nhiễm toanceton máu là nguyên nhân chủ yếu gây tử vong của người tiểu đường. Phụ nữ có bệnh tiểu đường tăng 7,6 lần khả năng bị bệnh mạch máu ngoạivi so với phụ nữ không có bệnh tiểu đường. Bệnh mạch máu ngoại vi dẫn đếngiảm lưu lượng máu và dưỡng khí nuôi mô bàn chân và chân. Các triệu chứng chủyếu của bệnh mạch máu ngoại vi là đau ở đùi, bắp chân, mông khi tập thể dụchoặc đi lại (khi nghỉ có thể hết đau). Mang thai và Tiểu đường Mang thai làm gia tăng nhu cầu insulin trong cơ thể hơn bình thường, do sựgia tăng sản xuất hóc - môn dẫn đến đề kháng insulin. Đối với phụ nữ có bệnh tiểuđường, kiểm soát đường máu chặt chẽ trước khi mang thai và trong suốt quá trìnhmang thai là rất quan trọng cho sức khỏe của em bé và mẹ. Nếu được chăm sóc tốt trước và trong khi mang thai, tỷ lệ dị tật bẩm sinhcủa con chỉ là 0 – 5%. Ngược lại nếu không nhận được sự chăm sóc tốt, tỷ lệ bị dịtật bẩm sinh có thể đến 10% số trẻ sinh ra ở những phụ nữ mắc tiểu đường mangthai. Khoảng 3 đến 5% trẻ sơ sinh của phụ nữ mắc tiểu đường bị tử vong trongvòng 28 ngày, so với 1,5% trẻ được sinh ra bởi phụ nữ không mắc bệnh tiểuđường. Phụ nữ mắc tiểu đường thường đẻ thai to (gấp 2 – 3 lần) so với phụ nữkhông mắc bệnh tiểu đường. Chính vì thai quá to nên họ cũng hay phải dùng cáchmổ lấy thai hơn là đẻ tự nhiên (gấp 3 – 4 lần) so với phụ nữ không mắc bệnh tiểuđường. Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường có tới 5 lần khả năng bị nhiễm độc thai nghén(một rối loạn không rõ nguyên nhân thường được đánh dấu bằng tăng huyết áp, cóđạm trong nước tiểu, phù, nhức đầu, rối loạn thị giác) và đa ối (quá nhiều nước ối)so với phụ nữ không có bệnh tiểu đường. Khoảng 2 - 5% phụ nữ mang thai có bệnh tiểu đường thai kỳ - một dạngbệnh tiểu đường chỉ xảy ra trong thời gian mang thai. Khoảng 40% phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ bị béo phì trước khi mang thaitiến triển thành bệnh tiểu đường typ 2 trong vòng 4 năm. Cơ hội phát triển bệnhtiểu đường trong thời gian này là thấp hơn ở người nhẹ cân hơn. Tránh thai Thuốc ngừa thai có thể làm tăng glucose trong máu và kiểm soát bệnh tiểuđường. Các vòng tránh thai có thể dẫn đến nhiễm trùng. Bởi vì phụ nữ bị các bệnhtiểu đường này vốn đã có nguy cơ nhiễm khuẩn cao hơn, do vậy phần lớn khôngnên đặt vòng tránh thai. Mãn kinh và Tiểu đường Bệnh tiểu đường không làm ảnh hưởng đến tuổi xuất hiện mãn kinh, songmãn kinh là thời kỳ có nhiều biến đổi về tâm lý và nội tiết do đó có tác động nhiềuđến phụ nữ trong giai đoạn này. Trên thực tế có nhiều người được chẩn đoánlà tiểu đường sau khi mãn kinh hoặc đường máu trở nên kém kiểm soát ở nhữngngười đã được chẩn đoán từ trước. Một rối loạn thường gặp ở thời kỳ mãn kinh rất khó chịu cho phụ nữ đó lànhững cơn bốc hoả: xuất hiện ở mặt, phía ngực, cổ, lưng có thể đi kèm theo đỏmặt, vã mồ hôi. Những cơn bốc hoả này xảy ra vào bất cứ thời điểm nào trongngày. Bệnh nhân và bác sĩ cần phân biệt rõ cơn bốc hoả và hạ đường huyết vì tháiđộ xử trí hoàn toàn khác nhau. Cơn hạ đường huyết thường đi kèm tim đập nhanh,nhìn mờ, run chân tay và đói cồn cào. Trong trường hợp không rõ ràng, xétnghiệm đường máu mao mạch sẽ giúp chẩn đoán phân biệt dễ dàng. Điều gì là cần thiết? Trong trường hợp lý tưởng, ...

Tài liệu được xem nhiều: