Danh mục

Phụ nữ và các quan hệ với phát triển dân số - Phạm Bích San

Số trang: 0      Loại file: pdf      Dung lượng: 241.06 KB      Lượt xem: 22      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (0 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mời các bạn cùng tham khảo nội dung tài liệu "Phụ nữ và các quan hệ với phát triển dân số" dưới đây để nắm bắt được khung cảnh chung về phụ nữ và các quan hệ với phát triển dân số, đời sống tin thần, thông tin, truyền thông, phụ nữ và phát triển,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phụ nữ và các quan hệ với phát triển dân số - Phạm Bích SanXã hội học số 2 (54), 1996 31 PHỤ NỮ VÀ CÁC QUAN HỆ VỚI PHÁT TRIỂN DÂN SỐ PHẠM BÍCH SAN 1. KHUNG CẢNH CHUNG Trong một công trình nghiên cứu tiến hành dưới sự tài trợ của Ủy ban Dân số quốc gia vào năm 1989(VN/89/KH2) có một nhận định đã được đề xuất là trong khoảng 5 năm, 1990-1995) sẽ không có sự thay đổilớn lao nào trong tiến trình biến đổi dân số của đất nước: tỷ lệ phát triển dân số giữ nguyên, mức sinh giảmchậm, tỷ lệ những người sử dụng các biện pháp tránh thai và cơ cấu các biện pháp kế hoạch hóa gia đình khôngcó sự cải thiện đáng kể. Công trình nghiên cứu cũng có nhận xét rằng giai đoạn từ sau năm 1995 trở đi rất có thểđất nước sẽ đạt được một sự tăng tốc nào đó trong nỗ lực điều chỉnh sự phát triển dân số của mình. Ước tính chothấy hiện nay CBR nằm trong khoảng 27-29%, TFR khoảng 3,5-3,6 còn trong tương quan với 30,l% và 3,8 convào năm 1989, những con số sát với dự báo đã nêu trên. Các nguồn số liệu khác nhau có thể có những kết quả khác nhau, nhưng nhìn chung sự tăng trưởng trong tỷlệ những người sử dụng các biện pháp kế hoạch hóa gia đình nằm ở mức độ rất vừa phải. Vào năm 1988, theoVN/DHS/88 tỷ lệ phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng các biện pháp kế hoạch hóa gia đình là 53,l%trong đó các biện pháp hiện đại là 38%. Theo nghiên cứu dân số và kế hoạch hoá gia đình do Tổng cục Thốngkê tiến hành l/4/1993 thì tỷ lệ những người sử dụng các biện pháp tránh thai là 49,l% trong số những người phụnữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ, trong số đó tỷ lệ những người sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại là37,4%. Cuộc nghiên cứu dân số giữa kỳ tiến hành vào ngày l/4/1994 cho thấy con số nhỉnh hơn: 64,9%, nhưngtỷ lệ phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại vào khoảng 43,77%. Tuynhiên, tất cả các nguồn số liệu đều có sự thống nhất với nhau là cơ cấu sử dụng các biện pháp tránh thai khôngcó sự thay đổi. Phương pháp phổ biến nhất vẫn là biện pháp vòng, cao điểm có thể như ở khu vục đồng bằngBắc Bộ tới trên 80%. Sự khác biệt trong tỷ lệ những người sử dụng các biện pháp tránh thai cũng như trong cơcấu các biện pháp tránh thai sử dụng cũng rất khác nhau giữa hai miền Nam và Bắc cũ và xu hướng đó vẫnkhông thay đổi sau 5 năm: tỷ lệ sử dụng ở miền Bắc cao hơn miền Nam, cơ cấu sử dụng ở miền Nam không cósự tập trung vào vòng tránh thai như ở miền Bắc và có thế lợi là hợp lý hơn. Và một hiện tượng, như được thếhiện trong nghiên cứu dân số và kế hoạch hoá gia đình năm 1993 và nghiên cứu dân số giữa kỳ năm 1994, chothấy thì tốc độ giảm mức sinh của khu vực đồng bằng sông Cửu Long có nhanh hơn các khu vực khác, điềucũng có thể cho thấy là hiệu quả của chương trình ở khu vục này có cao hơn so với các khu vực khác. Nhìn từ góc độ khác, số liệu phân tích sâu từ cuộc nghiên cứu VN/DHS/88 cho biết có khoảng 29% số phụnữ Việt Nam có chồng, trong độ tuổi sinh đẻ, có khả năng có thai có nhu cầu Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn32 Phụ nữ và các quan hệ với phát triển đôn sốkhông được đáp ứng đối với việc sử dụng các phương tiện kế hoạch hóa gia đình, tức là không muốn hoặc muốnhoãn việc có con nhưng không sử dụng các biện pháp kế hoạch hóa gia đình. Nhu cầu không được đáp ứng đốivới kế hoạch hoá gia đình đặc biệt cao ở các thời điểm cận kề với việc sinh đứa con cuối cùng: 56% từ 0 cho tới11 tháng, khá đồng đều trên dưới 30% ở các khoáng tuổi từ 20 cho tới 44, cao hơn ở những cặp mới chỉ có từhai con trở lên toàn là gái, giảm dần cùng với sự gia tăng của học vấn, nông thôn cao hơn thành thị, thành thị vàở nông thôn miền Nam cao hơn ở nông thôn miền Bắc. Các hoạt động cung cấp các dịch vụ cho những ngườicần tới sẽ tìm được những người phụ nữ có quan tâm lớn nhất là những người có các quy mô gia đình nhỏ hơnvà cận kề hơn với thời điểm sinh con. Tuy chưa có số liệu phân tích sâu cho nghiên cứu giữa kỳ 1994 nhưng consố phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ có nhu cầu kế hoạch hoá gia đình không được đáp ứng cũng khoảng30%. Như vậy, nhìn chung chương trình kế hoạch hóa gia đình của Việt Nam cho đến ngày hôm nay vẫn làchương trình chủ yếu dựa trên một biện pháp vòng và trông cậy vào các biện pháp tự nhiên. Điều này có các lýdo khách quan của nó trong những giai đoạn cho hết thập kỷ 80 với nền kinh tế tập trung có kế hoạch, nhưng sẽlà khó lý giải khi đặt vào tình huống của cơ chế thị trường sôi động những năm 90. Các cuộc nghiên cứu sâu vàotháng 5/1995 cho thấy các phản ứng phụ của vòng là khá lớn, các loại vòng mới có chất lượng cao hơn, ví dụTCU 380A, hãy còn chưa sẵn có trên thị trường. Các biện pháp khác cũng không được sự phổ biến rộng rãi bởihệ thống kế hoạch hóa gia đình của nhà nước. ...

Tài liệu được xem nhiều: