Danh mục

Phủ quốc

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 230.83 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Làng tôi sống, không biết có phải là vùng Bương Cấn, được nhắc đến trong thơ Quang Dũng. Câu thơ rằng: Bao giờ trở.lại đồng Bương Cấn/ Về núi Sài Sơn ngó lúa vàng/ Sông Đáy chậm nguồn qua phủ Quốc/ Sáo diều khuya khoắt thổi đêm trăng. Nỗi nhớ này, ai qua đây một lần thì biết, đó là nơi có cái gì rất đặc trưng của đời sống Việt cổ xưa. Ở làng, người ta không gọi nhau bằng tên, mà gọi tên con cho bố mẹ. Nếu bạn có con gái đầu lòng tên là Hạnh, người...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phủ quốcPhủ quốcBài viết của nhà phê bình mỹ thuật, họa sĩ Phan CẩmThượngTôi sống ở xã Cấn Hữu, Quốc Oai, Hà Tây trong hai năm sơtán 1966, 1967, trở lại Quốc Oai trong năm 1972, từ đó thithoảng đi qua mà thôi. Tôi không hình dung được cảnh vậtxưa đã thay đổi như thế nào, chắc chắn nó thay đổi, như biếtbao vùng miền mà tôi từng qua, nhưng nơi này giống nhưquê hương thứ hai, nơi hình thành cái gốc rễ văn hóa cổ trongtôi không bao giờ thay đổi.Làng tôi sống, không biết có phải là vùng Bương Cấn, đượcnhắc đến trong thơ Quang Dũng. Câu thơ rằng: Bao giờ trởlại đồng Bương Cấn/ Về núi Sài Sơn ngó lúa vàng/ Sông Đáychậm nguồn qua phủ Quốc/ Sáo diều khuya khoắt thổi đêmtrăng. Nỗi nhớ này, ai qua đây một lần thì biết, đó là nơi cócái gì rất đặc trưng của đời sống Việt cổ xưa. Ở làng, ngườita không gọi nhau bằng tên, mà gọi tên con cho bố mẹ. Nếubạn có con gái đầu lòng tên là Hạnh, người ta sẽ gọi bạn làanh Đĩ Hạnh. Nếu bạn có con trai đầu lòng tên là Ba, bạn sẽđược gọi là chị Bòi Ba. Đĩ và Bòi vốn hai từ chỉ bộ phận sinhdục nữ và nam, trong từ cổ Việt Nam, cũng là hai từ chỉgiống cái và giống đực. Để nhớ danh phận người làng, ngườita đặt một bài vè dài có tên và tính cách của mọi người. Vídụ: De dái bà Nủa/ Lắm của bà Oanh/ Lắm chanh ông Thót/Hay hót bà Yên… Như vậy qua bài vè ta thấy bà Oanh làngười giầu có, ông Thót có vườn chanh to, bà Yên thì hayđưa chuyện. Còn de dái là gì, từ để chỉ một người đã giànhưng nhanh nhẹn, hoạt bát.Tôi bèn tìm gặp bà Nủa. Mayquá thấy bà trong một đám ma.Cho đến giờ, tôi chưa từng gặp lại một đám ma nào trangtrọng và phức tạp như vậy. Màn đêm buông xuống, kèn trốngbập bùng, màn múa Thập ân bắt đầu. Một đứa bé ăn mặc áođen nẹp đỏ, đội mũ có ngù, tay cầm sinh tiền vừa múa vừarung theo điệu nhạc và các pháp sư thì hát bài kể mười ânnghĩa của cha mẹ nuôi con. Sáng sớm hôm sau, dẫn đầu đoànma là một ông sư tay cầm cành phan, hai mươi bà cụ căngmột cầu lụa trắng dài tới 40m đưa vong linh sang suối vàng,bà Nủa rất nhanh nhẹn, chạy quanh cầu lụa tay cầm tù vàthỉnh thoảng rúc một hồi dài vang vọng. Chiều về ở rệ đê,người ta đem một chiếc chõng ra đốt cháy đùng đùng. Nhưvậy trước khi chết, người qua cố sẽ được chuyển qua nằmchiếc chõng tre, sau khi chết sẽ hỏa táng, chiếc gường còn tốtnên để dùng cho người sống.Dần dần tôi cảm nhận những tậptục sâu sắc của Cấn Hữu, tôi không hiểu nó hay hay dở,nhưng nó gắn với dân tộc này, mảnh đất này, như một thứtâm linh huyền ảo.Tập tục đa thê trong làng vẫn còn phổ biến, tất nhiên là di sảncủa xã hội cũ. Thoạt tiên, tôi sống trong một gia đình chủ nhàcó hai vợ. Hai bà vợ ở hai căn nhà tách biệt cách nhaukhoảng sân rộng, người chồng sinh hoạt với cô vợ bé nhiềuhơn. Chị em tôi ở nhà bà vợ cả. Chuyện đánh ghen cũng thithoảng xẩy ra và cảnh tượng giống y như bức tranh dân gianĐánh ghen Đông Hồ. Lũ trẻ con gọi hai bà vợ này là mẹ giàvà mẹ dì. Khi mất con gà, bà mẹ già này chửi như một bài hátcó vần điệu. Bài chửi được hướng tới nhà hàng xóm mà bànghi ngờ: Con gà ở nhà tao là con công con phượng, sangnhà mày là con cú con quạ. Cờ xanh cắm ngõ, cờ đỏ cắmnhà, bắt lấy tên, biên lấy tuổi, lên trình Nam tào, sao Bắcđẩu …Bài ca này dài lắm, không thể nhớ hết, véo von tronghai hôm liền, thì con gà bỗng trở về chuồng cũ. Đêm ấy conlợn sề của gia chủ đẻ liền 20 con, lợn mẹ chỉ có 12 vú, nênông chủ quyết định loại tám con yếu, đem cho các bác sơ tánlàm thịt. Bấy lâu mấy vị sơ tán chỉ có cơm độn sắn, rau cònthiếu, huống chi thịt, nên mở một bữa đại tiệc. Họ dúi cả támcon lợn sữa còn chưa mở mắt vào sô nước, cắt từng conthành lát mỏng kể cả gan ruột, rồi cho vào chảo mỡ sôi. Bữatiệc kéo đến nửa đêm, râm ran tin thời sự chống Mỹ. Nhưngđối với tôi việc này kinh khủng quá, cứ nhìn thấy thịt là thấyghê ghê.Một thời gian thì chúng tôi chuyển sang gia đình khác. Bàchủ nhà mới nom như một người Mường, bà cạo đầu trọc,mặc áo ngắn, váy dài, quấn ruột tượng xanh quanh cạp váy.Bà bị phong thấp nên đêm thường rên hừ hừ, nhiều khi đauquá khóc i ỉ. Tôi cũng ít ngủ, thường ra động viên bà và đọcKiều cho bà nghe. Thực ra tôi cũng chỉ thuộc Kiều lõm bõmvà gặp ngay một cao thủ, bà nhắc liền nhưng đoạn tôi khôngthuộc. Và từ đó hằng đêm bà ngâm liên miên các chuyện thơTrương Chi, Nhị độ mai, Phan Trần, Tống Trân Cúc Hoa,Phạm Tải Ngọc Hoa. Người thầy văn chương của tôi thời thơấu hóa ra là một người hoàn toàn mù chữ. Nhưng đối với tôi,bà giống như một bảo tàng dân tộc học sống động, từ y phục,cách ăn ở, đến những hiểu biết về ca dao dân ca.Cấn Hữu là một xã gồm ba làng Cấn Thượng, Cấn Trung vàCấn Hạ nằm ven con đê, cũng là con đường, nối từ huyện lỵQuốc Oai chạy sang đường số 6. Đi về phía Tây, có thể vàochân núi Ba Vì cao ngất. Người dân Cấn Hữu thường vào núihái củi. Công việc này rất vất vả, một thanh niên khỏemạnh,dậy rõ sớm đi chừng 25 km mới đến nơi kiếm củi,mang theo mo cơm, ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: