2.1. Như chúng ta đã biết, tiếng Anh là một ngôn ngữ thuộc loại hình khuất chiết nhưng lại được xếp vào nhóm phân tích. Nghĩa là việc cấu tạo từ tiếng Anh đã bớt phần biến hình và có thêm phương thức hư từ, trật tự từ… Còn tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn lập điển hình, không có hiện tượng biến hình và chỉ có căn tố. Như vậy, có thể dễ dàng nhận ra là về mặt cấu tạo từ, giữa tiếng Việt và tiếng Anh cũng có một điểm chung là phương thức hư từ,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phụ tố tiếng Anh và vấn đề dịch thuật ngữ tin học từ tiếng Anh sang tiếng Việt (Phần 2)
Phụ tố tiếng Anh và vấn đề dịch thuật ngữ tin học
từ tiếng Anh sang tiếng Việt
(Phần 2)
2.1. Như chúng ta đã biết, tiếng Anh là một ngôn ngữ thuộc loại hình khuất chiết
nhưng lại được xếp vào nhóm phân tích. Nghĩa là việc cấu tạo từ tiếng Anh đã bớt
phần biến hình và có thêm phương thức hư từ, trật tự từ… Còn tiếng Việt là một
ngôn ngữ đơn lập điển hình, không có hiện tượng biến hình và chỉ có căn tố. Như
vậy, có thể dễ dàng nhận ra là về mặt cấu tạo từ, giữa tiếng Việt và tiếng Anh cũng
có một điểm chung là phương thức hư từ, trật tự từ – mặc dù, như đã nói ở trên,
phương thức hư từ và trật tự từ không phải là một phương thức điển hình của Anh
ngữ.
Trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt, GS. Nguyễn Tài Cẩn đã chia các hình vị tiếng
Việt thành 4 loại:
Tiếng độc lập
Tiếng không độc lập
Thực Hư
quốc (quốc kì)
Tiếng có nghĩa học sẽ
giả (học giả)
Tiếng vô nghĩa - dãi (dễ dãi)
-
cộ (xe cộ)
(Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 1999, trang 37)
Hay như một cách diễn đạt khác của TS. Nguyễn Hồng Cổn:
Giá trị →
Có giá trị ngữ nghĩa Có giá trị ngữ pháp
Hoạt động ↓
học, đẹp… sẽ, dù…
Độc lập hoàn toàn
Độc lập không hoàn toàn thuỷ, quốc… bù (bù nhìn)… bất, vô…
2.2. Trong khi trình bày về thành tố cấu tạo từ, GS. Nguyễn Thiện Giáp đưa ra khái
niệm bán phụ tố. Đó là “những yếu tố không mất hoàn toàn ý nghĩa sự vật của
mình, nhưng lại được lặp lại trong nhiều từ, có tính chất của những phụ tố cấu tạo
từ. Tiêu chí cơ bản của bán phụ tố là tính chất phụ trợ của nó, thể hiện trong
những đặc điểm về ý nghĩa, phân bố và chức năng. Trong khi hoàn thành chức
năng cấu tạo từ, chúng vẫn giữ mối liên hệ về ý nghĩa và hình thức với những từ
gốc hoạt động độc lập, cho nên chúng không chuyển hoàn toàn thành các phụ tố”
(Dẫn luận ngôn ngữ học. Nxb Giáo dục, H., 1998, trang 67). Và khi đối chiếu với
tiếng Việt, tác giả Nguyễn Thiện Giáp nhận định: “Trong tiếng Việt, những yếu tố
như viên, giả, sĩ, hoá… cũng có tính chất của các bán phụ tố” (sđd, trang 68). Đối
chiếu với các phân loại của TS. Nguyễn Hồng Cổn thì chúng ta thấy các hình vị có
giá trị ngữ pháp nhưng không độc lập hoàn toàn và có nguồn gốc Hán Việt là
những hình vị có tính chất của các bán phụ tố. Sau đây là một vài ví dụ:
-sĩ : nghệ sĩ, hoạ sĩ, nhạc sĩ, viện sĩ, nha sĩ…
-học : dân tộc học, tâm lí học, xã hội học, sinh học…
tiền- : tiền đề, tiền lệ, tiền sử, tiền tố, tiền nhiệm…
bất- : bất biến, bất cẩn, bất chính, bất công, bất định, bất nhân, bất nghĩa, bất
ngờ…
…
Có thể nhận thấy, trong các ví dụ trên, mỗi từ đều được cấu tạo từ hai yếu tố: một
yếu tố mang nghĩa từ vựng cho toàn từ, còn yếu tố kia lại có thiên hướng về ý
nghĩa ngữ pháp. Các yếu tố thứ hai đó chính là các hình vị có tính chất của các bạn
phụ tố mà chúng ta đang nói tới. Và, khi đối chiếu với các từ tiếng Anh tương ứng,
chúng ta sẽ nhận thấy có những sự tương ứng nhất định giữa các “bán phụ tố” tiếng
Việt với các phụ tố tiếng Anh về vai trò trong cấu tạo từ:
– artist, painter, musican, academician, dentist…
– ethnology, pschology, sociology, biology…
– premise, precedent, prehistoric, prefix, predecessor…
– invariable, careless, illegal, injustice, indeterminate, humanless, ungrateful,
unexpected…
–…
Như vậy, rõ ràng là đã có một sự tương ứng về vai trò trong việc cấu tạo từ giữa
các “bán phụ tố” tiếng Việt với các phụ tố tiếng Anh. Tuy nhiên, sự tương ứng này
không phải là tương ứng 1–1 hoàn toàn, nghĩa là không phải cứ ứng với một “bán
phụ tố” tiếng Việt là một phụ tố tiếng Anh. Rõ ràng là ứng với sĩ- trong tiếng Việt
là: -ist, -er, -an… trong tiếng Anh; hay giữa bất- với các phụ tố in-, -less, il-, un-….
Đó là khi chúng ta lấy tiếng Việt làm ngôn ngữ gốc để đối chiếu. Ngược lại, khi
ngôn ngữ cơ sở đó là tiếng Anh thì ta cũng nhận thấy tình trạng như vậy. Ví dụ với
phụ tố -er trong tiếng Anh, nó làm thành tố cấu tạo các từ như: painter, teacher,
worker, driver… thì các “bán phụ tố” tiếng Việt tương ứng lúc này lại là: -sĩ (hoạ
sĩ), -viên (giáo viên), -nhân (công nhân), trình- (trình điều khiển)…
Do vậy, sự tương ứng đó phải nằm ở một bậc cao hơn, và mang tính khái quát.
Như chúng ta đã biết, một trong những chức năng lớn nhất của từ là chức năng
định danh. Nghĩa là, từ là phương tiện dùng để gọi tên các sự vật, hiện tượng, hoạt
động, tính chất… Xét về mặt logic thì có thể coi từ t ...