Một ngày nọ, chiếc máy tính cũ mà bạn để cho các cô cậu bé trong nhà chơi game và học hành bỗng nhiên không còn khởi động được. Chắc chắn rằng những chiếc máy tính ấy làm gì còn được bảo hành, và đó là lúc bạn hãy trổ tài của mình. Sao lưu dữ liệu Không biết chắc rằng các cô cậu bé đã cài đặt những thứ “quý giá” gì trên máy tính, nên để tránh các rắc rối về sau, việc đầu tiên là bạn hãy tìm cách sao lưu lại toàn bộ dữ liệu. Bạn...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phục hồi chức năng chiếc máy tính cũ
Phục hồi chức năng chiếc máy tính cũ
Một ngày nọ, chiếc máy tính cũ mà bạn để cho các cô cậu bé trong nhà
chơi game và học hành bỗng nhiên không còn khởi động được. Chắc
chắn rằng những chiếc máy tính ấy làm gì còn được bảo hành, và đó là
lúc bạn hãy trổ tài của mình.
Sao lưu dữ liệu
Không biết chắc rằng các cô cậu bé đã cài đặt những thứ “quý giá” gì trên
máy tính, nên để tránh các rắc rối về sau, việc đầu tiên là bạn hãy tìm cách
sao lưu lại toàn bộ dữ liệu. Bạn hãy tắt nguồn, tháo vỏ thùng máy, rồi tháo ổ
đĩa cứng ra ngoài. Sau đó, bạn hãy lắp ổ đĩa cứng đó vào một máy tính khác
để lưu toàn bộ dữ liệu trên đó sang một nơi an toàn. Nếu trong nhà chỉ có
laptop, bạn có thể gắn ổ cứng cũ vào bộ chuyển USB-to-IDE, rồi cắm nó vào
cổng USB của máy tính xách tay để chép dữ liệu.
Kiểm tra bộ nguồn
Bước kế tiếp mà bạn cần thực hiện là kiểm tra việc cấp nguồn. Một đồng hồ
đo đa năng là thứ bạn cần dùng. Bạn hãy đo kiểm tra hiệu điện thế và công
suất nguồn ra ở các đầu cắm vào bo mạch chủ, đĩa cứng, và các quạt làm
mát linh kiện. Nếu không có kinh nghiệm về điện tử, bạn có thể tìm mua bộ
thiết bị Power Supply Tester.
Với thiết bị này, bạn chỉ việc bật nguồn máy tính và cắm đầu cấp nguồn bo
mạch chủ 24 chân vào ngõ cắm tương ứng trên thiết bị. Sau một tiếng tu tu
ngắn, bạn hãy nhìn vào các đèn led sẽ nghe một tiếng “dudu” ngắn, sau đó
kiểm tra các đèn LED tại các vị trí hiệu điện thế xem chúng bật hay tắt. Đèn
báo hiệu điện thế nào nhấp nháy, thì có vấn đề với vị trí đó trong đầu cắm.
Tương tự, bạn cũng cắm lần lượt các đầu cấp nguồn khác vào hộp thiết bị để
kiểm tra. Nếu có đầu cấp nguồn nào không đạt yêu cầu, bạn sẽ nhận được
một âm báo dài từ thiết bị. Nếu đèn PG trên thiết bị nhấp nháy, thì bộ nguồn
này bị hỏng.
Thay pin CMOS
Một số dòng bo mạch chủ, đặc biệt là dòng ASUS đời cũ, thì việc hết pin
CMOS cũng có thể làm cho nó ngừng hoạt động. Vấn đề này cũng xảy ra
với một số loại bo mạch khác. Do giá thành của viên pin CMOS không cao,
nên nếu đã rất lâu rồi bạn chưa tiến hành việc này, hãy mua môt viên pin
CMOS mới và thay vào cho bo mạch chủ, trước khi kiểm tra lại toàn bộ hệ
thống.
Sau khi thay pin, bạn cũng nên xóa CMOS để đưa nó về chế độ Default,
giống như khi nó được xuất ra khỏi nhà máy. Cách làm này giải quyết được
những lỗi do khi bạn tiến hành thay đổi các thông số BIOS, làm ảnh hưởng
đến hoạt động của toàn hệ thống, chẳng hạn như việc bạn vô tình cài đặt để
CPU hoạt động vượt khỏi công suất thật của nó (thường được gọi là ép
xung). Đưa CMOS về chế độ mặc định có thể sẽ giúp máy hoạt động bình
thường trở lại ngay.
Kiểm tra bộ nhớ RAM
Nếu máy không khởi động được, mà bạn nghe được hai tiếng bip ngắn lúc
khởi động thì thường là do lỗi RAM. Để kiểm tra xem thanh RAM nào b ị
hỏng, bạn hãy tắt máy rồi rút hết các thanh RAM ra khỏi bo mạch chủ. Kế
tiếp, bạn lần lượt mỗi lần chỉ gắn lại một thanh RAM, và khởi động máy
tính. Với cách đó, bạn sẽ biết được chính xác đâu là thanh RAM gây lỗi
không khởi động được máy tính.
Để làm vệ sinh RAM, bạn hãy dùng một mảnh vải sạch nhúng vào một ít
xăng, hay cồn 90 độ, rồi lau thật sạch những miếng đồng trên vùng chân cắm
vào khe cho thật sạch. Cần lưu ý là thao tác vệ sinh này phải tiến hành thật
cẩn thận, nếu không có thể làm hỏng những con chip trên thanh RAM. Sau
khi vệ sinh RAM xong, bạn phải để cho chúng thật khô rồi mới lắp trở lại
máy tính và khởi động. Nếu không còn nghe tiếng bip bip, thì có nghĩa là
phần RAM đã được xử lý xong. Một kỹ thuật khác an toàn hơn là bạn dùng
một cục tẩy để đánh sạch lớp bụi bẩn trên các chân RAM, rồi dùng khăn khô
lau sạch.
Làm sạch bộ tản nhiệt và CPU
Bộ tản nhiệt CPU, cũng như các quạt khác, thường rất bẩn sau khi sử dụng
một thời gian dài mà không được làm vệ sinh, nhất là các máy tính cũ. Khi
quạt không đủ sức làm mát CPU sẽ dẫn đến tình trạng máy tính không thể
khởi động được.
Bạn hãy tắt máy, tháo bộ tản nhiệt và CPU ra khỏi bo mạch chủ. Sau đó, bạn
tháo rời lỏi nhôm tản nhiệt và quạt tản nhiệt ra để dễ làm sạch. Khi vệ sinh
quạt tản nhiệt, bạn không được đè cánh quạt quá mạnh, làm cho trục của
quạt bị lệch, dẫn đến việc quạt quay không đều. Trong quá trình vệ sinh, bạn
cũng nên nhỏ một ít dầu bôi trơn vào trục quạt tản nhiệt.
Phần keo giải nhiệt trên hầu hết các máy tính cũ cũng đã bị chai, vì thế, nhân
dịp này bạn hãy tháo bỏ lớp keo cũ, rồi bơm một ít keo mới vào trước khi
lắp bộ giải nhiệt trở lại.
Và cuối cùng là một kinh nghiệm cá nhân của tôi về việc làm vệ sinh các bo
mạch chủ cũ, và bạn hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi quyết định làm theo. Đó
là bạn hãy chuẩn bị một ít xà phòng, hoặc nước rửa chén, và một cái bàn
chảy đánh răng loại mềm. Bạn tháo rời mọi phụ kiện ra khỏi bo mạch chủ,
rồi đưa nó vào dưới vòi nước. Qua thời gian dài sử dụng, những mạch in trên
bo mạch chủ có thể bị chạm mạch do bụi bẩn, hay rỉ sét. Nên bạn cứ dùng
bàn chải chấm vào ít nước rửa chén, rồi kỳ cọ nhẹ nhàng mọi góc ngách trên
bo mạch đó. Sau khi rửa sạch lại nước rửa chén còn đọng lại trên bo mạch,
bạn mang nó ra phơi nắng, hoặc dùng máy sấy tóc làm khô nó, trước khi lắp
trở lại máy tính
...