Tác phẩm David của Michelangelo, (Galleria dell'Accademia, Florence) là một ví dụ cho đỉnh cao nghệ thuật Phục Hưng Phục Hưng (tiếng Ý: Rinascimento, từ ri- "lần nữa" và nascere "được sinh ra")[1] là một phong trào văn hóa trải dài thế kỷ 14 đến thế kỷ 17, khởi đầu tại Florence (Ý) vào hậu kỳ Trung Cổ và sau đó lan rộng ra phần còn lại của châu Âu. Thuật ngữ này cũng được dùng một cách không rõ ràng để chỉ thời kỳ lịch sử, mặc dù những thay đổi của Phục Hưng không đồng đều ở...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phục Hưng
Phục Hưng.
Tác phẩ m David của Michelangelo, (Galleria dell'Accademia, Florence) là
một ví dụ cho đỉnh cao nghệ thuật Phục Hưng
Phục Hưng (tiếng Ý: Rinascimento, từ ri- lần nữa và nascere được sinh
ra)[1] là một phong trào văn hóa trải dài thế kỷ 14 đến thế kỷ 17, khởi đầu
tại Florence (Ý) vào hậu kỳ Trung Cổ và sau đó lan rộng ra phần còn lại của
châu Âu. Thuật ngữ này cũng được dùng một cách không rõ ràng để chỉ thời
kỳ lịch sử, mặc dù những thay đổi của Phục Hưng không đồng đều ở khắp
châu Âu, đây là cách sử dụng thông dụng của thuật ngữ.
Thuật ngữ Rinascenza (tái sinh) được nhà sử học Giorgio Vasari dùng ban
đầu vào năm 1550 để chỉ sự hồi sinh và phát triển rực rỡ các hoạt động nghệ
thuật và khoa học bắt đầu tại Ý vào thế kỷ 13. Sau đó, thuật ngữ
Renaissance được Jules Michelet dùng trong tiếng Pháp và nhà sử học Thụy
Sĩ Jacob Burckhardt phát triển (khoảng những năm 1860). Tái sinh ở đây có
hai nghĩa: một là sự khám phá lại các sách vở cổ điển và đem ứng dụng vào
trong khoa học và nghệ thuật; hai là để chỉ kết quả của các hoạt động văn
hóa đó mang lại sự hồi sinh cho văn hóa châu Âu nói chung. Như vậy Phục
Hưng có thể hiểu theo hai cách chính tuy khác biệt nhưng đều có ý nghĩa là
sự tái sinh của nền giáo dục cổ điển Tây phương thông qua sách vở, tài liệu
kinh điển của phương Tây và hồi sinh của văn hóa châu Âu nói chung.
Từ Hán-Việt viết hoa Phục hưng, hay Phục Hưng, là thuật ngữ tương đương
với khái niệm này.
Mục lục
1 Hồi sinh tinh thần của thời kỳ Cổ đại
2 Nghệ thuật
2.1 Các nghệ sĩ nổi tiếng trong thời kỳ Phục Hưng
o
2.2 Hội họa
o
2.3 Điêu khắc
o
3 Kiến trúc
4 Văn học
5 Triết học
6 Âm nhạc
7 Tham khảo
8 Đọc thêm
9 Sách
9.1 Nguồn sơ cấp
o
10 Chú thích
11 Liên kết ngoài
Hồi sinh tinh thần của thời kỳ Cổ đại
Người Vitruvius theo Leonardo da Vinci, một ví dụ tiêu biểu về sự pha trộn
giữa nghệ thuật và khoa học vào thời Phục Hưng.
Thời kỳ Phục Hưng được gọi như thế vì đặc tính cơ bản của thời kỳ này là
sự hồi sinh của tinh thần thời kỳ Cổ đại. Chủ nghĩa Nhân văn chính là phong
trào tinh thần cơ bản của thời kỳ này. Việc hồi sinh thể hiện ở chỗ nhiều yếu
tố của tư tưởng thời kỳ Cổ đại được tái khám phá và sống lại (văn học,
tượng đài kỷ niệm, tác phẩm điêu khắc, triết học,...).
Tiên đề cho tư tưởng mới của thời kỳ Phục Hưng là những ý tưởng tự tin của
các nhà thơ người Ý của thế kỷ 14 như Francesco Petrarca, người thông qua
các nghiên cứu rộng lớn về các nhà văn thời kỳ Cổ đại và với Chủ nghĩa Cá
nhân của ông đã cổ động cho niềm tin về giá trị của sự đào tạo nhân văn và
ủng hộ cho việc nghiêm cứu về ngôn ngữ, văn học, lịch sử và triết học bên
ngoài quan hệ với tôn giáo.
Ảnh hưởng của những học giả nói tiếng Hy Lạp cũng rất đáng kể. Một số
học giả đến Ý trong thế kỷ 13 và thế kỷ 14 từ Đế quốc Đông La Mã. Đặc
biệt là sau khi người Thổ Nhĩ Kỳ chinh phục kinh đô Constantinopolis vào
năm 1453 thì càng có nhiều học giả đến Venezia (tiếng Anh: Venice) và
những thành phố Ý khác, những người đã mang theo kiến thức về nền văn
hóa thời Cổ đại đã được lưu trữ gần 1.000 năm trong Đế quốc Đông La Mã
sau khi Đế quốc Tây La Mã suy tàn. Cho đến năm 1400 các tác gia Homer,
Herodotos, Platon và Aristoteles vẫn còn được rất nhiều người nhắc đến
trong Đế quốc Đông La Mã. Một vài năm trước khi Đế quốc Đông La Mã
sụp đổ, Giovanni Aurispa đã đến kinh đô Constantinopolis và mang về Ý
trên 200 bản viết tay các tác phẩm văn học ngoại đạo.
Trong một nghĩa rộng người ta hiểu Phục Hưng là sự hồi sinh của thời kỳ Cổ
đại với các ảnh hưởng của thời kỳ này đến khoa học, văn học, xã hội, cuộc
sống của những tầng lớp thượng lưu và sự phát triển của con người đi đến tự
do cá nhân ngược lại với chế độ đẳng cấp của thời kỳ Trung cổ. Trong nghĩa
hẹp hơn Phục Hưng là một thời kỳ của lịch sử nghệ thuật.
Tên gọi trong tiếng Ý, rinascita, theo nghĩa cho khái niệm của một thời kỳ,
đã có từ Giorgio Vasari, người đã viết một trong những tác phẩ m miêu tả
các nhà nghệ thuật Phục Hưng quan trọng nhất. Vasari chia sự phát triển của
nghệ thuật ra làm 3 thời kỳ:
Thời kỳ rực rỡ của Cổ đại Hy Lạp – La Mã
1.
Thời kỳ suy tàn trung gian bắt đầu thời kỳ Trung Cổ
2.
Thời kỳ hồi sinh các nghệ thuật và tinh thần Cổ đại trong thời kỳ
3.
Trung cổ từ khoảng năm 1250.
Vì thế mà các nhà điêu khắc, kiến trúc sư và họa sĩ người Ý, trong số đó có
Arnolfo di Cambio, Nicolò Pisano, Cimabue hay Giotto di Bondone, ngay từ
nửa sau của thế kỷ 13, trong những thời kỳ đen tối nhất, đã chỉ ra cho
những người tài giỏi đi sau con đường dẫn đến hoàn mỹ.
Nghệ thuật
Leonardo da Vinci, Người đàn bà và con chồn- Bảo tàng Czartoryski,
Kraków, Ba Lan
Filippo Brunelleschi, Lorenzo Ghiberti và Donatello là những người mở
đường cho hướng đi mới trong nghệ thuật có tiền thân là Nicola Pisano,
Giotto di Bondone và những nghệ sĩ khác. Nói chung ...