Thông tin tài liệu:
Hệ thống mạng VoIP của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông VNPT được triển khai từ ngày 01/7/2001. Ban đầu hệ thống được giao cho VDC chịu trách nhiệm quản lý và gần đây đã được chuyển giao cho VTN quản lý.a. Cấu hình mạng thử nghiệmHình 2.18 Cấu hình mạng VoIP thử nghiệm của VNPT. Hệ thống VoIP thử nghiêm của VNPT được xây dựng dựa trên hệ thống VoIP của Cisco. Mạng được chia thành hai vùng được quản lý bởi hai Gatekeeper đang đặt lần lượt tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Đà...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ THOẠI TRONG MẠNG VoIP, chương 6Chương 6: Mạng VoIP của VNPT Hệ thống mạng VoIP của Tổng công ty Bưu chính Viễnthông VNPT được triển khai từ ngày 01/7/2001. Ban đầu hệ thốngđược giao cho VDC chịu trách nhiệm quản lý và gần đây đã đượcchuyển giao cho VTN quản lý.a. Cấu hình mạng thử nghiệm Hình 2.18 Cấu hình mạng VoIP thử nghiệm củaVNPT. Hệ thống VoIP thử nghiêm của VNPT được xây dựng dựatrên hệ thống VoIP của Cisco. Mạng được chia thành hai vùngđược quản lý bởi hai Gatekeeper đang đặt lần lượt tại Hà Nội,thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Các thiết bị mạng là các thiếtbị của Cisco với các thiết bị cơ bản gồm: Gateway A85300 thực hiện các chức năng chuyển đổi tín hiệu. Router 3840 thực hiện các chức năng định tuyến các gói tin thoại. Gatekeeper 3882 thực hiện các chức năng quản lý miền. Bộ chuyển mạch IP 2948 thực hiện các chức năng chuyển mạch bản tin IP. Ngoài ra, mạng còn các thiết bị khác như các server để đảmbảo cung cấp các dịch vụ hay kết nối với mạng intranet...b. Triển khai mạng lưới Mạng VoIP ở nước ta bắt đầu được triển khai từ ngày01/7/2001 tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Đến cuối năm2001, số lượng các tỉnh được triển khai đã nâng lên 10 tỉnh đó là: Ngày 09/7 năm 2001 tại Hải Phòng và Cần Thơ Ngày 28/8/2001 tại Đồng Nai và Quảng Ninh Ngày 21/9/2001 tại Đà Nẵng và Bình Dương Ngày12/11/2001 tại Đắc Lắk và Khánh Hoà. Quá trình triển khai mạng VoIP được tiến hành theo phươngthức mở rộng, bổ sung. Các tỉnh có lưu lượng thoại đường dài lớnsẽ được ưu tiên triển khai trước rồi mới đến các tỉnh có lưu lượngthoại đường dài thấp hơn. Các đối tượng có nhu cầu gọi đường dàilớn hơn sẽ được ưu tiên cung cấp dịch vụ trước. Khi mới đượctriển khai, phạm vi phục vụ của các cuộc gọi đường dài liên tỉnh bịgiới hạn chỉ giữa các khu vực và chưa cho phép thực hiện cuộc gọitrong phạm vi một khu vực. Các đối tượng tham gia mới chỉ là cácthuê bao điện thoại cố định và các điểm dịch vụ bưu điện có ngườiphục vụ. Sau nhiều lần triển khai mở rộng, tới ngày 22/9/2003mạng VoIP đã được phủ ở tất cả 61 tỉnh thành trong cả nước. Tấtcả các thuê bao của 61 tỉnh thành có thể liên lạc được với nhauthông qua dịch vụ 171. Đồng thời từ ngày 01/10/2003 dịch vụ 171đã được triển khai để cung cấp cho cả các máy card phone. Về cơ bản, mạng VoIP của VNPT được triển khai thành haigiai đoạn dựa trên hệ thống của hãng Siemens. Chức năng của cácphần tử trong mạng như sau: hiQ 4000 (Open Service Platform): là một thiết bị để xây dựng và triển khai các dịch vụ giá trị gia tăng thông qua các giao diện lập trình ứng dụng mở API. hiQ 9200 (Softswitch): thực hiện chức năng chuyển mạch mềm. Đây là thành phần trung tâm của hệ thống, nó điều khiển các thiết bị truy nhập, các cổng trung kế, các máy chủ quản lý tài nguyên. hiQ 9200 cho phép kết hợp các đặc điểm tốt nhất của mạng TDM hiện nay với các ưu điểm của kiến trúc NGN dựa trên mạng gói trong tương lai. Một hiQ 9200 có thể điều khiển đồng thời 10 triệu cuộc gọi với 1500 liên kết SS7 và 240.000 cổng trung kế tới các Gateway phương tiện. Hình 2.19 Cấu hình mạng cơ bản của Siemens. hiQ 20 (Routing and Registration Server): là máy chủ đăng ký và định tuyến, có vai trò giống như một gatekeeper. hiQ 30 (LDAP Server Configuration): thực hiện các chức năng cấu hình máy chủ LDAP. hiR 200 (OAM hiR200 IP Resource Server): máy chủ quản lý tài nguyên IP. Trong giai đoạn một, hệ thống mạng VoIP được xây dựngdựa trên nền tảng của mạng truyền dẫn đường trục quốc gia vàmạng truyền dẫn liên tỉnh trong đó bổ sung thêm các thiết bị VoIPcần thiết (bao gồm Gateway và router) tại các bưu điện tỉnh thànhđược triển khai như trong hình vẽ 2.20. Trong cấu hình này, tạimỗi địa phương được triển khai dịch vụ VoIP sẽ được bổ sungthêm các thiết bị cơ bản bao gồm: một Gateway VoIP (MG) làmnhiệm vụ chuyển đổi tín hiệu để tương thích giữa mạng IP vàmạng PSTN, một router (EXR) làm nhiệm vụ định tuyến các góitin thoại đã được đóng gói tại Gateway nguồn tới đúng Gatewayđích tương ứng. Thông thường, các thiết bị này được đặt gần tổngđài trung tâm tỉnh. Tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, ngoài các thiết bị cơbản (Gateway và router) còn được trang bị thêm các phần tử khácđể thực hiện các chức năng quản lý và điều khiển cho toàn bộmạng lưới bao gồm hiQ 4000 với một giao diện lập trình mở chophép xây dựng dịch vụ mới, hiQ9200 thực hiện chức năng chuyểnmạch mềm, hiR 200 thực hiện chức năng quản lý tài nguyên, hiQ20/30 đóng vai trò của gatekeeper và các firewall kết nối với cổngInternet quốc tế tại Singapo và Hồng Kông. Ngoài ra tại Hà Nội, ...