Danh mục

Phương pháp đánh giá tác động mua bán và sáp nhập đối với ngân hàng thương mại: Nghiên cứu trường hợp điển hình thương vụ M&A giữa Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội và Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 409.26 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung bài viết "Phương pháp đánh giá tác động mua bán và sáp nhập đối với ngân hàng thương mại: Nghiên cứu trường hợp điển hình thương vụ M&A giữa Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội và Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội" đề cập trực tiếp những ảnh hưởng của hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) trong những năm gần đây đến hoạt động của các ngân hàng thương mại và đưa ra được phương pháp phổ biến và phù hợp trong đo lường chiều hướng, mức độ tác động của hoạt động M&A tới ngân hàng thâu tóm, ngân hàng mục tiêu và ngân hàng sau hợp nhất/mua bán. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phương pháp đánh giá tác động mua bán và sáp nhập đối với ngân hàng thương mại: Nghiên cứu trường hợp điển hình thương vụ M&A giữa Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội và Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI:NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP ĐIỂN HÌNH THƯƠNG VỤ M&A GIỮA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN – HÀ NỘI VÀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NHÀ HÀ NỘI Vũ Thị Lan Phương Công ty TNHH Dịch vụ ERP FPT Tóm tắt Nội dung bài viết đề cập trực tiếp những ảnh hưởng của hoạt động mua bán vàsáp nhập (M&A) trong những năm gần đây đến hoạt động của các ngân hàng thươngmại và đưa ra được phương pháp phổ biến và phù hợp trong đo lường chiều hướng,mức độ tác động của hoạt động M&A tới ngân hàng thâu tóm, ngân hàng mục tiêu vàngân hàng sau hợp nhất/mua bán. Phương pháp được trình bày trong bài không mangtính chất khẳng định tuyệt đối về tác động của M&A đến các chủ thể liên quan, mànhư một yếu tố trong phân tích tài chính để đưa ra những nhận định cơ bản nhất vềhoạt động M&A. Do đó, những lợi ích của các chủ thể liên quan luôn cần được nghiêncứu, quan sát và đánh giá trong thời gian dài, tổng hợp từ nhiều chiều, nhiều phươngpháp phân tích khác nhau. Từ khóa: mua bán sáp nhập, suất sinh lợi bất thường, cửa sổ sự kiện, mô hìnhthị trường. Abstract The purposes of this research are to investigate the direct effects of M&A on theoperating performance in commercial banks currently and to cater for the popular andappropriate methods to measure the tendency and extent of M&A to merger bank,target bank and combined bank. The measure used in this study does not absolutelystate the impacts of M&A to entities, but it performs as an aspect to analyse andsupply the most fundamental opinions about M&A. Hence, the benefits of entities areadvised to be analysed, observed and summarized in long term by many demensionsand various methodologies. Key words: mergers and acquisitions, abnormal returns, event windows,market model 385 1. Giới thiệu Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, gia tăng năng lực cạnh tranh, mở rộng quymô hay tăng trưởng lợi nhuận bền vững là những mục tiêu không chỉ các doanh nghiệpsản xuất thương mại quan tâm mà còn là chiến lược sống còn của các ngân hàngthương mại. Đặc biệt, khi so sánh với các ngân hàng thương mại quốc tế, sức cạnhtranh của các ngân hàng trong nước còn yếu, quy mô nhỏ, phát triển sản phẩm cònchậm và chưa đa dạng, chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế và ứng dụng công nghệcòn chậm chạp. Do đó, có thể cho rằng, M&A là xu hướng tất yếu để khắc phục nhữngkhuyết điểm trên của các ngân hàng thương mại Việt Nam (Nguyễn Thị Mùi, 2015). Bên cạnh đó, ngoài những nhận định của bản thân mỗi ngân hàng thương mại,các chính sách do Nhà nước ban hành trong giai đoạn này cũng là động lực lớn để đẩynhanh tiến độ M&A. Các chính sách có thể kể đến bao gồm: Đề án 254 Cơ cấu lại hệthống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hànhngày 01/3/2012 nhằm cơ cấu triệt để hệ thống ngân hàng phù hợp với thông lệ quốc tế,có sức cạnh tranh cao và hướng đến năm 2020 có 1 đến 2 ngân hàng có quy mô vàtrình độ ngang với các ngân hàng trong khu vực; Nghị quyết số 01/NQ-CP do Chínhphủ ban hành ngày 03/01/2015 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điềuhành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2015, trong đó đề cập trực tiếp đếnvấn đề quản lý nợ xấu kết hợp với tái cơ cấu hệ thống ngân hàng theo hướng hiện đại;Thông tư 36/2014/TT-NHNN được áp dụng vào đầu tháng 2/2015 đã kiểm soát chặttình trạng sở hữu chéo trong hệ thống khi quy định ngân hàng thương mại chỉ đượcmua, nắm giữ cổ phiếu của một tổ chức tín dụng khác dưới 5% vốn cổ phần có quyềnbiểu quyết của tổ chức tín dụng khác đó. Với quy định mới này thì sẽ có nhiều ngânhàng buộc phải tiếp tục thoái vốn, tạo ra động lực thúc đẩy các thương vụ M&A tronggiai đoạn này. Trong giai đoạn 5 năm từ 2011 đến 2015, hệ thống ngân hàng đã giảm từ 42xuống còn 34 ngân hàng thương mại (tính đến 19/9/2015), trong đó có 8 thương vụM&A đã diễn ra và 4 thương vụ đã được ký kết ngay trong năm 2015 như MHB -BIDV, MDB – MSB, Southern Bank – Sacombank, PGBank – Vietinbank. Bốnthương vụ còn lại đều được xúc tiến từ năm 2012, 2013 dưới bốn cái tên hiện nay:Ngân hàng Thương mại cổ phần (TMCP) Sài Gòn (SCB), Ngân hàng TMCP Phát triểnTP. Hồ Chí Minh (HDBank), Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam (PVCombank),và Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB). Theo những kết quả tổng hợp dựa trêngiá trị tổng tài sản, quy mô mạng lưới, sức cạnh tranh trên thị trườ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: