Danh mục

Phương pháp dạy tiếng việt ở Tiểu học_7

Số trang: 35      Loại file: pdf      Dung lượng: 499.63 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Các bài tập sử dụng từ sẽ giúp HS nắm được nghĩa và khả năng kết hợp của từ. Các đo nghiệm cho thấy HS Tiểu học đã nói, viết những câu như: “Hôm nay em dũng cảm”; “Em rất đoàn kết”; “Em ở giữa Tổ quốc”;
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phương pháp dạy tiếng việt ở Tiểu học_7Các bài tập sử dụng từ sẽ giúp HS nắm được nghĩa và khả năng kết hợp củatừ. Các đo nghiệm cho thấy HS Tiểu học đã nói, viết những câu như: “Hômnay em dũng cảm”; “Em rất đoàn kết”; “Em ở giữa Tổ quốc”; “Chị kiênnhẫn em bé”; “Em yêu các đất nước”; “Em thăm Tổ quốc Căm pu chia” làdo không nắm chắc nghĩa và khả năng kết hợp của từ.Những bài tập được sử dụng ở Tiểu học để dạy dùng từ là bài tập điền từ,bài tập thay thế từ, bài tập tạo ngữ, bài tập đặt câu, bài tập viết đoạn văn,bài tập chữa lỗi dùng từ.c1. Bài tập điền từ.Bài tập điền từ là kiểu bài tập được sử dụng nhiều ở Tiểu học. Loại bài tậpnày có hai mức độ:- Cho trước các từ, yêu cầu HS tìm trong số những từ đã cho những từ thíchhợp để điền vào chỗ trống trong câu, đoạn cho sẵn.Ví dụ 1: Chọn từ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống (giơ, đuổi,chạy, nhe, luồn)Con mèo, con mèo… theo con chuột… vuốt,… nanhCon chuột… quanhLuồn hang… hốc (Đồng dao TV2 - tập 1 - trang 67)Ví dụ 2: Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống:a) Đồng bào miền núi thường trồng lúa trên những thửa ruộng…b) Những ngày lễ hội, đồng bào các dân tộc Tây Nguyên thường tập trungbên … để múa hát.c) Để tránh thú dữ, nhiều dân tộc miền núi có thói quen ở…d)Truyện Hũ bạc của người cha là truyện cổ của dân tộc… (nhà rông, nhà sàn, Chăm, bậc thang) (TV3 - tập 1 - trang 126)- Không cho trước các từ mà để HS tự tìm trong vốn từ của mình mà điềnvào.Ví dụ: Em chọn từ ngữ nào điền vào chỗ trống để tạo thành câu hoànchỉnh?a) Cháu … ông bà.b) Con … cha mẹ.c) Em … anh chị. (TV2 - tập 1 - trang 99)Bài tập điền từ là kiểu bài tập tích cực hoá vốn từ yêu cầu tính độc lập vàtính sáng tạo của HS ở mức độ thấp, vừa sức với tuổi nhỏ. Khi tiến hànhgiải bài tập, giáo viên hướng dẫn HS nắm nghĩa của các từ đã cho (với bàitập cho sẵn các từ cần điền) và xem xét kĩ đoạn văn có những chỗ trống (đãđược giáo viên chép sẵn lên bảng phụ). Giáo viên cho HS đọc lần lượt từngcâu của đoạn văn cho sẵn, đến những chỗ có chỗ trống thì dừng lại, cânnhắc xem có thể điền từ nào trong các từ đã cho để câu văn đúng nghĩa, phùhợp với toàn đoạn. Khi đọc lại thấy nghĩa của câu văn, nghĩa của đoạn vănđều thích hợp nghĩa là bài tập đã được giải đúng.c2. Bài tập thay thế từBài tập thay thế từ là những bài tập yêu cầu HS thay thế một từ (ngữ) bằngmột từ (ngữ) khác cho đúng hoặc hay hơn. Các từ cần thay cũng có thểđược cho sẵn hoặc không cho sẵn như bài tập điền từ. Nhiều khi những bàitập thay thế từ được sử dụng kết hợp để dạy các mạch kiến thức về từ, câu.Những bài tập này được sử dụng nhiều để dạy từ đồng nghĩa như:Ví dụ 1: Tìm từ ngữ trong ngoặc đơn có thể thay thế cho từ quê hương ởđoạn văn sau:Tây Nguyên là quê hương của tôi. Nơi đây, tôi đã lớn lên trong địu vải thânthương của má, trong tiếng ngân vang của dòng thác, trong hương thơmngào ngạt của núi rừng.(quê quán, quê cha đất tổ, đất nước, giang sơn, nơi chôn rau cắt rốn) (TV3 - tập 1 - trang 89)Ví dụ 2: Thay từ bảo vệ trong câu sau bằng một từ đồng nghĩa với nó:Chúng em bảo vệ môi trường sạch đẹp. (TV5 - tập 1)Có khi bài tập còn yêu cầu giải thích vì sao từ nào đó có thể hoặc không thểthay thế từ đã cho.c3. Bài tập tạo ngữBài tập tạo ngữ nhằm luyện cho HS biết kết hợp các từ.Ví dụ: Ghép từ công dân vào trước hoặc sau từng từ dưới đây để tạo thànhnhững cụm từ có nghĩa:Nghĩa vụ, quyền, ý thức, bổn phận, trách nhiệm, gương mẫu, danh dự (TV5 - tập 2)Bài tập này có hai mức độ. Mức độ thứ nhất cho sẵn hai yếu tố, yêu cầu HSchọn từng yếu tố của dãy này ghép với một hoặc một số yếu tố của dãy kiasao cho thích hợp, ví dụ kiểu bài tập nối từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột Bsao cho hợp nghĩa. Mức độ thứ hai yêu cầu HS tự tìm thêm từ mới có khảnăng kết hợp với từ đã cho. Để làm những bài tập này, giáo viên hướng dẫnHS thử ghép mỗi từ ở dãy này với một số từ ở dãy kia, đọc lên rồi vận dụngkinh nghiệm nói năng của mình để xem xét cách nói nào chấp nhận được vànối cho đúng.c4. Bài tập dùng từ đặt câuĐây là những bài tập yêu cầu HS tự đặt câu với một từ hoặc một số từ chotrước. Để làm được những bài tập này, HS cần có sự hiểu biết về nghĩa củatừ, cách thức kết hợp từ với nhau.Ví dụ 1: Đặt câu với mỗi từ em tìm được ở bài tập 1 (từ mẫu ở bài tập 1:thương yêu, biết ơn) (TV2 - tập 2 - trang 104)Ví dụ 2: Đặt câu với mỗi danh từ chỉ khái niệm em vừa tìm được. (TV4 - tập 1 - trang 53)Kiểu bài tập này cũng được dùng để dạy các mạch kiến thức về từ và câu,chúng không chỉ có mục đích làm giàu vốn từ mà còn có mục đích dạy môhình câu. Để làm những bài tập này, trước hết giáo viên cần hướng dẫn HShiểu nghĩa của những từ đã cho, xét xem từ đó đã được dùng như thế nàotrong hoạt động nói năng hàng ngày. Sau đó HS phải đặt được câu vớinhững từ này. Câu phải đúng nghĩa, đúng ngữ pháp. Để đặt được những câukhác nhau, giáo viên cần hướng dẫn HS tự đặt câu hỏi hoặc giáo viên nêucâu hỏi để các em trả lời thành câu. Ví dụ: “Ngày khai giảng đông vui nhưthế nào?”; “Trường em khai giảng vào ngày nào?”; “Cái gì vàng tươi?”;“Cái gì xanh ngắt?”...c5. Bài tập viết đoạn vănNgoài những yêu cầu như bài tập dùng từ đặt câu, bài tập viết đoạn văn cònyêu cầu HS viết các câu có liên kết với nhau để thành đoạn.Ví dụ 1: Chọn một trong các cụm từ ở bài tập 2 làm đề tài (M: phủ xanh đồitrọc), em hãy viết một đoạn văn khoảng năm câu về đề tài đó. (TV5 - tập 1)Ví dụ 2: Dựa vào nội dung câu nói của Bác Hồ: “Các vua Hùng đã có côngdựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”, em hãy viết mộtđoạn văn khoảng năm câu về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của mỗi công dân. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: