Danh mục

Phương pháp FMEA trong đánh giá rủi ro chuỗi cung ứng định hướng phát triển bền vững

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 827.51 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài nghiên cứu này sẽ thảo luận về một công cụ đánh giá trong quản trị rủi ro - FMEA trong bối cảnh các chuỗi cung ứng được xây dựng theo định hướng phát triển bền vững, đương đầu với nhiều rủi ro khác nhau. Quản lý chuỗi cung ứng trong thời đại toàn cầu theo định hướng phát triển bền vững phải đối diện với nhiều rủi ro tiềm tàng. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phương pháp FMEA trong đánh giá rủi ro chuỗi cung ứng định hướng phát triển bền vững PHƢƠNG PHÁP FMEA TRONG ĐÁNH GIÁ RỦI RO CHUỖI CUNG ỨNG ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ThS. Vũ Ph ng Thảo Trường Đại học Thương mại TÓM TẮT Quản lý chuỗi cung ứng trong thời đại toàn cầu theo định hướng phát triển bền vững phải đối diện với nhiều rủi ro tiềm tàng. Do tính chất của chuỗi cung ứng toàn cầu có sự tham gia của nhiều bên liên quan, nhà sản xuất, nhà cung cấp nguyên vật liệu, nhà cung cấp dịch vụ logistics… và bao gồm nhiều công đoạn, rủi ro trong vận hành chuỗi cung ứng rất khác nhau đáng kể về nguồn đe dọa, mức độ tác động hoặc khả năng xảy ra. Vì lý do này, các nhà quản lý quan tâm đến việc tìm ra cách phân bổ nguồn lực một cách phù hợp trong quản lý rủi ro. FMEA là công cụ phân tích rủi ro định lượng, đưa ra kết quả số mà từ đó người dùng có thể xếp loại mức độ nghiêm trọng của rủi ro tiềm ẩn trong chuỗi cung ứng của tổ chức họ. Dựa vào đó, các nhà quản lý có thể tạo ra một kế hoạch quản lý rủi ro thích hợp. Sau khi đặt vấn để, nghiên cứu tổng hợp và phân tích ưu điểm và nhược điểm của công cụ FME này khi được áp dụng trong quản lý rủi ro, các kết luận về vài trò của FME đặc biệt trong quá trình ra quyết định và hoạt động hiệu quả được đã được đưa ra, và việc ứng dụng một cách tích hợp được khuyến nghị với điểm nổi bật là FMEA hoạt động tốt ở giai đoạn đầu của quy trình quản lý rủi ro. Từ khóa: FMEA, quản trị rủi ro, chuỗi cung ứng, phát triển bền vững ABSTRACT Supply chain management in global era towards sustainability have to face with a wide variety of potential failures. Owning to the nature of global supply chain having different entities, like manufacturers, suppliers, logistics providers and so on, involved and including several stages, risks in supply chain operations vary significantly in terms of threat sources, level of impacts or likelihood of occurrence. For this reason, managers have a number of concerns about figuring out how to allocate resources appropriately in risk management. As a risk analysis tool, FMEA is quantity-based, offering numeric outcomes from which users may initial ideas on seriousness level of potential risks in their organization supply chain. Based on them, managers may create a proper risk management plan. After describing the issue in detail and reviewing literatures on FMEA, the paper critically analyzes the both sides of this tool when being applied in operational risks management. Then, implications for decision making process and effective performance are elaborated, and an integrated application is recommended with the highlight that FMEA works well at the beginning stage of risk management process. Keywords: FMEA, risk management, supply chain, sustainability 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Do tiến trình toàn cầu hóa, các hoạt động của chuỗi cung ứng ngày càng đối mặt với các mối đe dọa khác nhau (Xanthopoulos và cộng sự, 2012) chẳng hạn, sự gián đoạn thị trường do xung đột chính trị, cung cầu bất ổn, thiên tai. Ngoài ra, các chuỗi cung ứng theo định hướng phát triển bền vững cũng mang lại nhiều rủi ro mới mà các nhà quản lý cần xử lý. Quản lý rủi ro mặc dù không 879 phải là chức năng cốt lõi trong chuỗi cung ứng nhưng phần này đóng vai trò rất quan trọng vì luôn có khả năng xảy ra sự cố ở bất cứ phân đoạn nào trong chuỗi cung ứng. Đặc biệt trong các lĩnh vực hoạt động, một sai sót nhỏ trong quá trình tạo ra và cung cấp sản phẩm/dịch vụ cho khách hàng đã có thể coi như thất bại. Ngoài những sai sót rất dễ xảy ra hoặc có tác động tiêu cực lớn, cũng có thể có những sai sót có thể không xảy ra hoặc thậm chí xảy ra nhưng không ảnh hưởng nhiều. Do đó, nếu sự chú ý trong quản lý rủi ro được phân bổ đồng đều cho tất cả các thất bại, có thể là một sự lãng phí thời gian, tiền bạc và công sức. Bài viết này sẽ thảo luận về một công cụ đánh giá trong quản trị rủi ro - FMEA trong bối cảnh các chuỗi cung ứng được xây dựng theo định hướng phát triển bền vững, đương đầu với nhiều rủi ro khác nhau. Ở phần đầu, cơ sở lý thuyết về rủi ro trong chuỗi cung ứng, đặc biệt những rủi ro do xu hướng phát triển bền vững được trình bày chi tiết để phản ánh sự cần thiết của một công cụ quản trị rủi ro cho phép cân đối ba giá trị bền vững cốt lõi: kinh tế - xã hội - môi trường; và trình bày tổng quan tài liệu cập nhật để mô tả về FMEA, ứng dụng, ưu điểm và nhược điểm của việc sử dụng. Sau đó, nó sẽ thảo luận thêm về quan điểm tích cực và tiêu cực về FMEA theo hai khía cạnh: hiệu quả hoạt động và ra quyết định và một số khuyến nghị cho người quản lý rủi ro. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Tổng quan về phát triển bền vững Kể từ những năm 1960s, chủ đề phát triển bền vững đã bắt đầu được quan tâm nghiên cứu về phương diện môi trường, ví dụ như Carson, Darling và Darling (1962) nghiên cứu về những ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc trừ sâu lên hệ sinh thái. Phát triển bền vững ban đầu được định nghĩa đơn giản và rất khái quát: “Sự phát triển có thể tiếp tục mãi mãi hoặc trong một khoảng thời gian cho trước” (Dernbach, 2003; Stoddart, 2011), chủ yếu mới chỉ nhấn mạnh vào đặc điểm liên tục, kéo dài. Về bản chất, chủ đề này được cấu thành từ hai nội dung, bao gồm: “phát triển” và “bền vững”. Mỗi nội dung này đều được nghiên cứu và đưa ra định nghĩa trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ các quan điểm, góc độ nghiên cứu đa dạng. Vì lẽ đó, mà cho đến nay đã có nhiều khái niệm về phát triển bền vững được đưa ra. Trong số đó, khái niệm được dẫn trích phổ biến nhất được nêu trong Báo cáo của Brundtland: “Phát triển bền vững là việc đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không ảnh hưởng đến khả năng của các thế hệ tương lai trong việc đáp ứng nhu cầu của chính họ”. (UNWECD,1 ...

Tài liệu được xem nhiều: