Danh mục

Phương pháp hướng dẫn học sinh tự học theo hướng phát huy tính tích cực với các câu hỏi, bài tập trong sách giáo khoa Lịch sử lớp 10 ở trường trung học phổ thông (chương trình chuẩn)

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 517.22 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong bài viết này tác giả trình bày một số biện pháp hướng dẫn học sinh tự học theo hướng phát huy tính tích cực với các câu hỏi bài tập trong sách giáo khoa Lịch sử lớp 10 ở trường trung học phổ thông (chương trình chuẩn).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phương pháp hướng dẫn học sinh tự học theo hướng phát huy tính tích cực với các câu hỏi, bài tập trong sách giáo khoa Lịch sử lớp 10 ở trường trung học phổ thông (chương trình chuẩn) PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC VỚI CÁC CÂU HỎI, BÀI TẬP TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ LỚP 10 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN) TRỊNH THỊ THU THỦY Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế Tóm tắt: Trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông, sách giáo khoa (SGK) là tài liệu cơ bản bắt buộc đối với mỗi học sinh. Qua đó việc hướng dẫn học sinh tự học với SGK ở trường trung học phổ thông là một khâu quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ quá trình học tập. Thông qua việc tự học còn giúp các em củng cố, mở rộng, đào sâu kiến thức. Hơn nữa kiến thức các em lĩnh hội ở trên lớp chỉ thực sự bền vững khi được ôn tập, củng cố thường xuyên bằng một hệ thống câu hỏi, bài tập trong SGK thông qua việc tự học dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Trong bài viết này tác giả trình bày một số biện pháp hướng dẫn học sinh tự học theo hướng phát huy tính tích cực với các câu hỏi bài tập trong sách giáo khoa Lịch sử lớp 10 ở trường trung học phổ thông (chương trình chuẩn). Từ khóa: tự học, sách giáo khoa Lịch sử lớp 10, phát huy tính tích cực 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong xã hội hiện đại, vấn đề tự học ngày càng được quan tâm và đang trở thành một xu thế toàn cầu. Rèn luyện kỹ năng tự học cho học sinh có vai trò quan trọng đối với việc thực hiện mục tiêu môn học, góp phần đào tạo những con người lao động có năng lực thực hành, chủ động, sáng tạo, say mê học tập và có ý chí vươn lên. Rèn luyện các kỹ năng tự học là một nội dung quan trọng của đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường ở nước ta hiện nay. Điều 28.2 của Luật giáo dục đã ghi “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. [1, tr. 19] Muốn phát huy được tính tích cực, tự lực của người học thì một trong những biện pháp hiệu quả hiện nay là bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, tự tra cứu, thu thập tri thức từ các nguồn thông tin khác nhau như các loại sách tham khảo, các tài liệu Internet,… nhất là phương pháp tự học với sách giáo khoa. Trong dạy học ở nhà trường phổ thông, đối với học sinh, SGK là tài liệu cơ bản, bắt buộc trong học tập. Nó được biên soạn theo chương trình của bộ môn một cách hệ thống, giúp học sinh vừa nắm vững những kiến thức khoa học cơ bản, hiện đại, vừa phát huy khả năng tự học, tự nghiên cứu. Nó là phương tiện quan trọng của học học sinh để tiếp thu kiến thức mới, ôn tập củng cố những kiến thức đã học, trả lời các câu hỏi, làm bài tập ở nhà. Hiện nay, việc đổi mới cách biên soạn SGK đã làm cho SGK thực sự trở thành tài liệu định hướng và hỗ trợ cho quá trình tự học, tự phát hiện, tự chiếm lĩnh tri thức mới và thực hành theo năng lực của người học. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, việc tự học với SGK có ý nghĩa rất to lớn, giúp học sinh nắm vững hệ thống kiến thức cơ bản, logic, khoa học góp phần nâng cao chất lượng học tập bộ môn. “Việc sử dụng có hiệu quả sách giáo khoa là điều kiện quan trọng bậc nhất để đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn, nên việc sử dụng SGK là khâu quan trọng trong hoạt động dạy học” [5, tr. 91]. Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sau Đại học lần thứ hai Trường Đại học Sư phạm Huế, tháng 10/2014: tr. 457-465 458 TRỊNH THỊ THU THỦY Trong phạm vi bài báo này, chúng tôi tập trung vào các phương pháp hướng dẫn học sinh tự học với các câu hỏi, bài tập trong SGK lịch sử lớp 10 nhằm phát huy tính độc lập tích cực và tạo thói quen tự học. 2. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC VỚI CÁC CÂU HỎI, BÀI TẬP TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ LỚP 10 Trong các thành phần cấu tạo SGK- bài viết, các bộ phận của cơ chế sư phạm như: tranh, ảnh, câu hỏi, bài tập,... có vị trí quan trọng [4, tr. 3]. Các câu hỏi, bài tập này nếu được giải đáp sẽ giúp học sinh tái hiện, nắm rõ bản chất lịch sử và vận dụng giải quyết các nhiệm vụ học tập, góp phần hình thành nhân cách, định hướng các hoạt động thực tiễn của các em. Trong SGK Lịch sử lớp 10, sau mỗi mục, mỗi bài đều có những câu hỏi, bài tập. Đó là một hệ thống hoàn chỉnh, có mối quan hệ lôgic, chặt chẽ, làm nổi bật nội dung của mỗi bài. Đồng thời, là gợi ý để giáo viên hướng dẫn hoạt động học tập độc lập cho học sinh. Vì thế, học sinh đến lớp ngoài việc chăm chú nghe giáo viên giảng ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: