Danh mục

Phương pháp khôi phục vườn cây ăn trái sau mùa lũ

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 95.83 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sau khi nước rút, các vườn cây ăn trái ở ĐBSCL đều bị ảnh hưởng và thiệt hại. Nguyên nhân của sự thiệt hại này là do: - Hiện tượng đất bị đóng váng bề mặt do nước mưa xói mòn, hoà tan các hạt sét nhỏ và phủ kín các khoảng trống trên mặt đất hoặc do lớp phù sa bồi kín mặt đất làm đất không còn thoáng khí. - Đất ngập bị chiếm hết các tế bào khổng nên không còn đủ oxy cung cấp cho rễ hô hấp, đất trở nên bão hoà nước và rễ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phương pháp khôi phục vườn cây ăn trái sau mùa lũ Phương pháp khôi phục vườn cây ăn trái sau mùa lũSau khi nước rút, các vườn cây ăn trái ở ĐBSCL đều bị ảnhhưởng và thiệt hại. Nguyên nhân của sự thiệt hại này là do:- Hiện tượng đất bị đóng váng bề mặt do nước mưa xói mòn,hoà tan các hạt sét nhỏ và phủ kín các khoảng trống trên mặt đấthoặc do lớp phù sa bồi kín mặt đất làm đất không còn thoángkhí.- Đất ngập bị chiếm hết các tế bào khổng nên không còn đủ oxycung cấp cho rễ hô hấp, đất trở nên bão hoà nước và rễ dễ bị huỷhoại.- Do cao trình thấp, khả năng thoát nước kém, mực nước trongcác mương vườn thường rất cao (úng cục bộ hoặc từng phần)làm hạn chế và huỷ hoại hệ thống rễ mọc sâu dưới tầng đất mặt.Các nguyên nhân trên làm rễ thiếu oxy, đồng thời bị ngộ độcCO2 cùng các độc chất khác, rễ bị nghẹt sau đó bị thối. Hậuquả là các loài nấm bệnh trong đất (chủ yếu là Fusarium vàPhytophthora) rất dễ tấn công gây hại cho cây trong và sau mùalũ.Hiện tượng nghẹt rễ cũng đồng thời làm cây bị stress, tổnghợp ethylene bên trong gây ngộ độc, làm lá bị vàng rụng, nhất làsau khi nước rút. Do đó cần áp dụng các biện pháp khắc phục:- Xới mặt đất (ở vùng tán cây) bằng cuốc răng (dài 8-10cm) đểphá váng, giúp đất được thông thoáng.- Bón DAP (2/3) và Clorua kali (1/3) với liều lượng 0,2-1kg hỗnhợp/cây (tuỳ loại và tuổi cây) để kích thích cây hồi phục mọc rễmới. Việc thực hiện cùng với xới phá váng.- Cung cấp các dưỡng chất qua lá chứa đường, NPK,Cytokinin... để tăng cường khả năng hồi phục của cây.- Khai rãnh ở mặt liếp, thoát nước trong mương (dựa vào triềukém hoặc bơm thoát nước) để hạ nhanh mực thuỷ cấp trong liếp,giúp rễ mau thông thoáng hơn.Chú ý trị các loại bệnh do nấm tấn công ở vùng gốc và rễ câybằng các loại thuốc thích hợp. Xử lý cây ăn quả sau lũTrước hết, cần khẩn trương tiến hành một số công việc sau đây:- Đánh rãnh cho số nước còn nằm đọng trên mặt vườn nhanhchóng thoát xuống ao hồ, mương rãnh. Những vùng đất thấp, khithiết kế vườn có xây dựng hệ thống mương vườn phục vụ choviệc tưới, tiêu nước thì phải khơi thông mương vườn để nướcthoát nhanh ra kênh mương công cộng hoặc dùng máy bơm hútnước ra kênh. Để lượng nước đang nằm trong đất vườn ngấmxuống mương, từ đó nhanh chóng hạ thấp mực thủy cấp trongvùng rễ của cây.- Xới nhẹ mặt đất ngay phía dưới tán lá bằng cào có răng ngắnđể phá lớp váng phù sa do nước lũ đã bồi đắp trên mặt đất, nướctrong đất sẽ nhanh bốc hơi, vườn sẽ mau khô. Nhớ cẩn thậnđừng làm đứt nhiều rễ cây.- Cắt tỉa bớt những cành lá rậm rạp ở phía dưới gốc và bên trongtán cây, để vườn thông thoáng, đất bốc hơi nước nhanh. Đồngthời hạn chế bớt sự thiếu hụt nước trong cây do diện tích lá lớn,thoát hơi nước nhiều, trong khi bộ rễ đã bị yếu sức do ngập úng,chưa thể hút đủ nước theo yêu cầu của cây.- Dùng cây tre, nứa... buộc chéo để chống đỡ cho những cây bịnước lũ làm ruỗng gốc rễ không bị đổ ngã.- Bón thêm phân để kích thích cây ra rễ mới, kịp thời hút nướcvà dinh dưỡng cung cấp cho cây, giúp cây phục hồi nhanh. Cóthể trộn 2/3 phân DAP với 1/3 phân clorua kali rồi rải bónkhoảng 0,3-1,0 kg hỗn hợp này cho một cây (tùy theo cây đã lớnhay còn nhỏ), bón thêm 0,5 kg vôi bột cho một gốc.- Do bộ rễ bị ảnh hưởng bởi ngâm nước lũ quá lâu, khả năng hútdinh dưỡng từ đất để nuôi cây bị hạn chế rất nhiều. Vì thế cần bổsung kịp thời dinh dưỡng cho cây bằng cách “bón” qua lá. Đểthực hiện được công việc này, các bạn có thể sử dụng những loạiphân bón lá chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết như đạm, lân,kali, can xi, manhê, lưu huỳnh, sắt... (nhớ không dùng phân cótỷ lệ đạm quá cao) xịt ướt đều tán lá. Sau khi lũ rút, những câyđã bị hại nặng (vàng lá, thối rễ…) nên đốn bỏ để trồng cây khác ...

Tài liệu được xem nhiều: