Danh mục

Phương pháp luận đo lường giá trị tài nguyên nước tưới - Đào Văn Khiêm

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 240.39 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung bài viết "Phương pháp luận đo lường giá trị tài nguyên nước tưới" đề cập tới cơ sở khoa học của các thước đo lợi ích của nước, phân tích và lựa chọn mô hình tính toán giá trị kinh tế của nước, và ứng dụng thực tế của mô hình tại hệ thống tưới Núi Cốc, tỉnh Thái Nguyên. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài viết để nắm bắt thông tin chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phương pháp luận đo lường giá trị tài nguyên nước tưới - Đào Văn Khiêm PHƯƠNG PHÁP LUẬN ĐO LƯỜNG GIÁ TRỊ TÀI NGUYÊN NƯỚC TƯỚI Đào Văn Khiêm Khoa Kinh tế - Đại học Thuỷ lợi Tóm tắt: Đo lường giá trị kinh tế của tài nguyên nước là một trong những mối quan tâm đặc biệt của các chuyên gia kinh tế tài nguyên nước khắp nơi trên thế giới. Tuy nhiên, ở Việt nam, vấn đề này chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ tương xứng với tầm quan trọng của bài toán này trong việc trợ giúp công tác phát triển và quản lý tài nguyên nước. Nội dung bài báo đề cập tới cơ sở khoa học của các thước đo lợi ích của nước, phân tích và lựa chọn mô hình tính toán giá trị kinh tế của nước, và ứng dụng thực tế của mô hình tại Hệ thống tưới Núi cốc, tỉnh Thái nguyên. Tác giả cũng đã thực hiện so sánh các kết quả của một số mô hình đánh giá giá trị của nước khác nhau để minh hoạ cho kết quả tính toán cho thấy ưu thế của phương pháp mô hình quy hoạch phi tuyến. *** Trong Tuyên bố Dublin (Ireland, 1992) tài nguyên nước có giá trị kinh tế và phải được coi là một hàng hoá kinh tế. Tuy nhiên, “giá trị kinh tế” (gọi tắt là giá trị) không phải là một khái niệm đơn giản, đặc biệt trong các ứng dụng tính toán kinh tế tài nguyên nước ở nước ta, cụ thể là, đại lượng này hầu như chưa được đề cập tới trong hầu hết các đề tài nghiên cứu khoa học của các chuyên gia ngành nước của chúng ta. Điều đó ảnh hưởng rất lớn tới các kết quả khoa học cũng như ứng dụng lớn của ngành nước, ví dụ như lĩnh vực quy hoạch tài nguyên nước. Mục tiêu của bài viết này nhằm giới thiệu một trong số những thước đo giá trị như vậy, cụ thể là ý muốn thanh toán (WTP) dựa vào đường cầu Marshall và ứng dụng của nó trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ tưới cho lúa tại một số hệ thống nước ở Việt nam. 1. GIỚI THIỆU VỀ ĐO LƯỜNG GIÁ TRỊ CỦA NƯỚC Trong đại đa số các dự án tài nguyên nước, các nhà phân tích Lợi ích – Chi phí của chúng ta thường tính Bt , C t (Lợi ích năm t và Chi phí năm t) một cách đơn giản thái quá: Bt   p k q k , trong đó p k , q k là giá và khối lượng sản phẩm thứ k tại năm thứ t (công thức tính C t cũng tương tự cho các đầu vào của dự án). Công thức trên chỉ dùng được cho những dự án nhỏ lẻ vì một lý do đơn giản là nếu quy mô của dự án chiếm một tỷ phần đáng kể của thị trường thì p k  p k (q k ) , tức là giá và khối lượng sản phẩm có quan hệ với nhau, và quan hệ này chính là quan hệ cầu của thị trường. Việc bỏ qua quan hệ này, chưa kể tới một số hàng hoá (hoặc tài nguyên) không có giá cả thị trường vì các “thất bại thị trường” cho nên việc tính toán còn phức tạp hơn nhiều, dẫn tới việc phân tích Lợi ích – Chi phí không còn chính xác, mặc dù còn chưa xét đến những biến động trong tỷ lệ chiết khấu. Vì vậy, từ lâu các nhà kinh tế khắp nơi trên toàn thế giới đã không coi trọng phương pháp phân tích Lợi ích – Chi phí này nữa, và thực sự đã tiến hành nhiều nghiên cứu để đổi mới phương pháp này về bản chất. Một trong những thay đổi là: để lựa chọn một thước đo về giá trị của nước, chúng ta cần phải xem xét một số điểm cơ bản của lý thuyết đo lường giá trị tài nguyên – môi trường nói chung và giá trị tài nguyên nước nói riêng. Trước hết chúng ta nhắc lại khái niệm ý muốn thanh toán (WTP) và ý muốn chấp nhận đền bù (WAC). Theo định nghĩa WTP là khối lượng lợi ích tối đa (thường tính qua tiền) mà cá nhân muốn bỏ ra để có được một loại hàng hoá nào đó, ví dụ như các sử dụng nước (nước tưới, nước sinh hoạt, nước công nghiệp, …); còn WAC là khối lượng lợi ích tối thiểu mà cá nhân sẽ yêu cầu để từ bỏ sử dụng một hàng hoá nào đó. Về nguyên tắc, WTP và WAC là không trùng nhau, WTP bị phụ thuộc vào thu nhập còn WAC thì không. WTP và WAC có thể được phân loại theo kiểu tác động vật lý như (i) tác động trực tiếp lên con người (sức khoẻ, hương vị, tầm nhìn, sắc đẹp); (ii) tác động lên hệ sinh thái (năng suất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, đa dạng sinh thái, …); (iii) tác động lên các hệ vô sinh (huỷ hoại nguyên vật liệu, đất trồng, chi phí sản xuất, thời tiết, khí hậu, …), và kiểu tác động kinh tế như: (i) các tác động làm thay đổi thu nhập, cung, cầu, và giá cả hàng hoá đối với người tiêu dùng; và (ii) các tác động tới các hàng hoá không được mua bán một cách bình thường qua hệ thống thị trường (nước tưới, nước sinh hoạt, phòng chống ô nhiễm nước, …) Theo mô hình kinh tế vi mô, chúng ta có bài toán tối ưu sau: max u  u ( x, r , d ) với các ràng buộc : f ( y, r , d )  0 , ràng buộc hàm sản xuất s   y   x  0 , ràng buộc cung - cầu r  r * , ràng buộc về tài nguyên trong đó u là lợi ích cá nhân, x là véc tơ hàng hoá (hoặc tài nguyên) do cá nhân tiêu dùng, y là véc tơ hàng hoá (hoặc tài nguyên) do xí nghiệp sản xuất, s là véc tơ hàng hoá (hoặc tài nguyên) sẵn có, r là véc tơ hàng công cộng, ...

Tài liệu được xem nhiều: