Thông tin tài liệu:
Phần 1 cuốn sách "Phương pháp lý thuyết và ứng dụng thực tiễn trong khai thác đường cao tốc ô tô" giới thiệu tới bạn đọc các nội dung: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đường ô tô cao tốc; lý luận về hạ tầng kỹ thuật đường bộ và đường ô tô cao tốc; lợi ích kinh tế xã hội của việc khai thác đường ô tô cao tốc - đường ô tô cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phương pháp lý thuyết và ứng dụng thực tiễn trong khai thác đường cao tốc ô tô: Phần 1
TS. HOÀNG VĂN LONG
TS. TRẦN ĐĂNG THỊNH
(Đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương)
(Sách chuyên khảo dùng cho sinh viên ngành Logistics)
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2021
2
LỜI GIỚI THIỆU
Cùng với các ngành khác thì ngành giao thông vận tải đã đóng góp
một phần không nhỏ bằng cách này hay cách khác cho sự phát triển của
đất nước. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới thì Việt Nam là một trong
những quốc gia đứng đầu thế giới về đầu tư phát triển hạ tầng giao thông
vận tải với vốn đầu tư hàng năm vào khoảng 5% GDP nói riêng và khoảng
4-5% GDP vào cơ sở hạ tầng nói chung.
Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế tiếp tục tạo ra những nhu cầu mới về
hạ tầng cơ sở và các dịch vụ giao thông. Những nút thắt hạ tầng đối với
hoạt động kinh doanh đã và đang xuất hiện ở nhiều nơi, nhiều lĩnh vực.
Tốc độ đô thị hóa cao, số vụ tai nạn giao thông gia tăng, hạn chế mới về
năng lực của hạ tầng và phát sinh thêm rất nhiều yêu cầu về bảo quản tài
sản nhằm đáp ứng thực tế sự mở rộng nhanh chóng của các tài sản giao
thông, đã và đang đặt ra những thách thức cho ngành giao thông vận tải nói
riêng và Chính phủ Việt Nam nói chung.
Kể từ khi đổi mới đến nay, đầu tư phát triển luôn là một nguồn vốn
quan trọng cho phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam nói chung và các
vùng của Việt Nam nói riêng. Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng và thay đổi
mô hình tăng trưởng, trong khi vốn đầu tư từ nguồn ngân sách lại hạn chế,
việc nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách nhà nước
nói chung và hiệu quả của các dự án hạ tầng kỹ thuật nói riêng trở thành
một vấn đề hết sức quan trọng. Nâng cao hiệu quả của các dự án đường cao
tốc chính là một trong các hoạt động theo hướng đó. Vì thế nghiên cứu nội
dung, học hỏi kinh nghiệm quốc tế và xem xét thực trạng về vấn đề này để
đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác các dự án đầu tư là rất cần
thiết và có ý nghĩa chính sách.
Ngày 01/03/2016 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 326/QĐ-
TTg về việc phê duyệt quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt
Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Trên cơ sở dự báo nhu
cầu vận tải, định hướng phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2030 của đất
nước; định hướng phát triển kinh tế của 4 vùng kinh tế trọng điểm; chiến
lược phát triển giao thông vận tải đến năm 2020 và định hướng đến năm
2030, quy hoạch xác lập mạng đường bộ cao tốc Việt Nam gồm 21 tuyến
với tổng chiều dài 6.411km. Hơn nữa, trong bối cảnh phát triển kinh tế
3
của vùng Nam Bộ, đặc biệt là yêu cầu kết nối giữa hai vùng trọng điểm
kinh tế phía Nam (Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đông Nam Bộ và Đồng
bằng sông Cửu Long), nơi có vùng nguyên liệu, nguồn nhân lực và khu
vực xuất khẩu (cảng Sài Gòn và cảng Cần Thơ), việc kết nối hai vùng này
ngoài đường thủy nội địa hiện nay thì các tuyến đường bộ nói chung và
đường ô tô cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương (viết tắt là ĐCT
TP.HCM - TL) khi đi vào khai thác sẽ góp phần làm tăng trưởng kinh tế, xã
hội ổn định nhờ cải thiện thu nhập của người dân trong khu vực.
Như vậy, điều ai cũng có thể thấy rất rõ là trong thời gian sắp tới đây,
rất nhiều hệ thống ĐCT sẽ được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu của xã
hội. Vậy phát triển giao thông như thế, với sự huy động nguồn đầu tư vô
cùng lớn của Chính phủ cũng như huy động sự tham gia của toàn xã hội,
rất cần những nghiên cứu đánh giá, rút kinh nghiệm, định hướng và tối ưu
hóa trong xây dựng, khai thác và sử dụng.
Trong chuyên khảo, tác giả sẽ đi sâu nghiên cứu các vấn đề liên quan
đến việc khai thác ĐCT TP.HCM - TL như là một trường hợp điển hình ở
góc độ kinh tế và xã hội, đánh giá những lợi ích kinh tế, lợi ích xã hội mà
đường cao tốc mang lại cũng như những biện pháp khai thác tối ưu đường
cao tốc trên cơ sở lý thuyết quản lý kinh tế mà cụ thể ở đây là quản lý dự án.
Kết quả nghiên cứu cùng với những kinh nghiệm của các nước phát triển là
cơ sở để tác giả đưa ra những khuyến nghị nhằm tạo điều kiện để khai thác
đường cao tốc một cách hiệu quả, trên cơ sở đó tạo động lực cho các doanh
nghiệp phát triển hệ thống đường ô tô cao tốc của Việt Nam trong tương lai,
đáp ứng các yêu cầu phát triển cả về kinh tế, văn hóa và xã hội.
Trong quá trình biên soạn, dù đã cố gắng song không tránh khỏi
những thiếu sót, rất mong nhận được những đóng góp ý kiến để tác giả
chỉnh sửa ngày càng hoàn thiện hơn. Mọi ý kiến vui lòng gửi về cho tác
giả theo địa chỉ:
Email: hvlong@hcmulaw.edu.vn
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2020
Tác giả
1. HOÀNG VĂN LONG
2. TRẦN ĐĂNG THỊNH
4
MỤC LỤC
MỤC LỤC........................................................................................................... 5
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT............................................................... 8
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. 10
DANH MỤC CÁC HÌNH............................................................................... 12
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐƯỜNG Ô TÔ CAO TỐC.......................................... 13
1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước................................................... 13
1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới................................................. 19
CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN VỀ HẠ TẦNG KỸ THUẬT ĐƯỜNG BỘ
VÀ ĐƯỜNG Ô TÔ CAO TỐC...................................................................... 24
2.1. Giao thông vận tải tại Việt Nam....................................................... 24
2.2. ...