Danh mục

Phương pháp marketing rượu

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 173.93 KB      Lượt xem: 28      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phương pháp marketing rượu Bài toán marketing rượu được đa số dân marketer hết sức quan tâm và dầy công nghiên cứu với mục đích tìm ra phương thức marketing phù hợp, hiệu quả và lách luật êm thấm… Mình tham khảo và tổng hợp vài điểm nổi bật về Marketing Rượu để các bạn mới bước chân vào nghề marketer có thể hiểu thêm về marketing sản phẩm rượu và thu nhặt được một số bài học và kinh nghiệm quý báu trong hành trang theo đuổi nghiệp marketer đầy khó khăn nhưng rất thú vị dành cho người...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phương pháp marketing rượu Phương pháp marketing rượu Bài toán marketing rượu được đa số dân marketer hết sức quan tâm và dầy công nghiên cứu với mục đích tìm ra phương thức marketing phù hợp, hiệu quả và lách luật êm thấm… Mình tham khảo và tổng hợp vài điểm nổi bật về Marketing Rượu để các bạn mới bước chân vào nghề marketer có thể hiểu thêm về marketing sản phẩm rượu và thu nhặt được một số bài học và kinh nghiệm quý báu trong hành trang theo đuổi nghiệp marketer đầy khó khăn nhưng rất thú vị dành cho người sáng tạo và yêu thích mạo hiểm, chinh phục. 1. Tổng quan về thị trường rượu: Có thể ví thị trường rượu như một thị trường ngầm, những cuộc chiến marketing không ồn ào như những cuộc chiến trên “đại dương đỏ”, nhưng không có nghĩa là cuộc cạnh tranh giữa các hãng rượu ít phần khốc liệt. Có thể liệt kê một số cuộc cạnh tranh được xem là mặt trận chính trong thị trường rượu như: Rượu ngoại > < Rượu nội. Rượu mạnh > < Rượu nhẹ. Rượu chính hãng > < Rượu giả. Thị trường rượu được khuấy động mạnh mẽ bởi cuộc chiến thị phần và bành chướng của các thương hiệu ngoại với tiềm lực tài chính lớn với lịch sự tồn tại, phát triển lâu năm được những người tiêu dùng sành sỏi ưa chuộng như: Hennessy, Chivas, Jonnie Walker, Remy... Các sản phẩm rượu mạnh ~ 400 này đến Việt Nam đã mang trên mình khoản thuế nhập khẩu 60%, thuế tiêu thu đặc biệt 75% và thuế VAT 10%, nhưng khoản lợi tếch xù từ thị trường rượu là độc lực mạnh mẽ để các đại gia rượu không ngừng vung tiền cho những chương trình marketing lớn nhằm chiếm lĩnh thị trường Việt Nam, thị trường tiềm năng với những con người “say sưa' được đánh giá bậc nhất trên thế giới: say hương vị rượu, say thương hiệu ngoại… Đây cũng là khe hở để những chai rượu giả chết người xuất hiện trên thị trường, nếu nói trên khía cạnh lợi nhuận thì có thể nói sản xuất rượu giả không khác gì buôn bán ma túy. Đây cũng là nguyên nhân ra đời những con người không còn nhân tính với những chai rượu “ngoại” giết người. Theo phòng thị trường Hà Nội thống kê thì một con số rợn người đến 95% rượu ngoại trên thị trường là rượu giả hoặc không có xuất xứ rõ dàng. Nắm được tâm lý và xu hướng người tiêu ngày càng quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe và xuất xứ của hàng hóa. Việt Nam là một trong những nước có nhiều tiềm năng sản xuất rượu. Có rất nhiều bí quyết sản xuất rượu truyền thống đang được lưu giữ nhưng có nguy cơ bị thất truyền. Cái mà chúng ta thiếu đó là tính chuyên nghiệp, quy trình sản xuất công nghiệp và yếu tố marketing. Có thể điểm qua một số nhãn hiệu nội được đánh giá rất cao về chất lượng, giá cả và mạng lưới phân phối như: - Dòng rượu mơ như: Rượu Mơ Núi Tản, Rượu Mơ Yên Tử…Dòng Rượu Mơ Núi Tản được đánh giá rất cao do sự đặc biệt trong công nghệ lên men tự nhiên theo quy trình công nghiệp hiện đại, cách thức đóng chai, và tác dụng đối với sức khỏe của loại rượu nhẹ 190 Cồn này với vị thơm nồng quả mơ pha với vị ngọt dịu của mật ong rừng, đây là bài thuốc tốt cho sức khỏe với đầy đủ chứng nhận về ATVSTP… - Dòng rượu vang: nổi lên có Rượu Vang Đà Lạt, Rượu Vang Thăng Long, Rượu Vang Mận Mộc Châu, Rượu Hoa quả….Dòng rượu này giá thành rẻ hợp với túi tiền người tiêu dùng. - Dòng rượu quê như: Rượu Sim, Rượu Nếp cẩm….dòng sản phẩm này phát triển manh mún và chủ yếu là đặc sản quê nhà. 2. Một số đặc thù của marketing rượu: Thông tư 43/2003/TT-BVHTT quy định chỉ cho phép quảng cáo với các loại rượu có nồng độ cồn dưới 15°. Còn các loại rượu từ 15° trở lên chỉ được quảng cáo trong phạm vi địa giới doanh nghiệp sản xuất rượu, bên trong các cửa hàng, đại lý tiêu thụ rượu nhưng phải đảm bảo người ở bên ngoài địa giới doanh nghiệp cửa hàng, đại lý không đọc được, không nghe được, không thấy được Theo khuynh hưởng bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, đa số các quốc gia, trong đó có Việt Nam, đều siết chặt hoạt động quảng cáo rượu, đặc biệt là với rượu mạnh. Một vài nước như Thái Lan, Italia dự kiến cấm quảng cáo với các sản phẩm có cồn, hoặc hạ thấp nồng độ cồn với sản phẩm cho phép quảng cáo (dưới 12°). Do không được quảng bá trên truyền thông đại chúng nên rượu mạnh có những hình thức quảng cáo và PR rất đặc thù. Các nhãn hàng đều tập trung vào các hoạt động below the line như quảng cáo tại điểm bán (bar, vũ trường, showroom), trưng bày sản phẩm, nhân viên tiếp thị PG… Trong siêu thị, rượu cũng là gian hàng được o bế nhiều nhất, được trưng bày sao cho đẹp mắt, sang trọng đế thu hút người tiêu dùng. Đây là những chiến lược cơ bản và chủ chốt để quảng bá sản phẩm của tất cả các nhãn rượu tại Việt Nam. 3. Một số kinh nghiệm marketing hiệu quả: - Tài trợ & tổ chức sự kiện: Tuy bị cấm xuất hiện trên các phương tiện truyền thông đại chúng, các nhãn hiệu rượu vẫn luôn có cách xuất hiện trên các kênh truyền thông mà không hề vi phạm luật.nghi lễ khui rượu là không thể thiếu. Một cơ hội quảng bá hiếm có cho sản phẩm rượu khi được xuất hiện trong một chương trình truyền hình trực tiếp. Cách làm này được khơi mào bởi nhãn hiệu rượu nổi tiếng bậc nhất thế giới H. khi thâm nhập thị trường Hoa Kỳ vào đầu những năm 50 của thế kỷ 20. Vào đúng sinh nhật lần thứ 67 của Tổng thống Mỹ Dwight D. Eisenhower, hãng rượu H. đã tặng ông chai rượu brandy ủ 67 năm, được chuyên cơ chở thẳng từ Pháp sang Nhà Trắng. Hình ảnh ngài tổng thống và chai rượu brandy là những thước phim quảng cáo đắt giá vé nhãn rượu H. Ngày nay, trong hầu hết các sự kiện khai trương, khánh thành lễ kỷ niệm, trình diễn thời trang, giải đấu thể thao… rượu đều xuất hiện với tư cách là một thức đồng chủ đạo nhằm tăng tính trang trọng và khẳng định đẳng cấp của chủ nhân và sự kiện. Vì luật không đề cập đến các hoạt động này, nên chỉ cần nhiếp ảnh gia có kỹ xảo là có thể chụp được những hình ảnh hiệu quả có tiền cảnh là chai rượu, ly rượu hoặc nhãn hiệu nằm ở góc bức hình để gây ấn tượng mạnh với người đọc... Rượu hoàn toàn có thể trở thành nhà tài trợ chính cho nhiều sự kiện văn hóa nghệ thuật có ý nghĩa khác mà không hề bị nhà chức trách “sờ gáy” như: hòa n ...

Tài liệu được xem nhiều: