Danh mục

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU XÃ HỘI HỌC

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 119.11 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chương này sẽ trình bày các bước tiến hành nghiên cứu xã hội học, sau đó giới thiệu một số phương pháp nghiên cứu cơ bản có thể giúp những người mới nghiên cứu có thể tiến hành được một nghiên cứu xã hội học như phỏng vấn sâu, phỏng bằng bảng hỏi, phỏng vấn nhóm và phát vấn bằng bảng hỏi. Chương này kết thúc bằng việc giới thiệu cách thức xây dựng bảng hỏi trong nghiên cứu xã hội học. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU XÃ HỘI HỌC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU XÃ HỘI HỌCChương này sẽ trình bày các bước tiến hành nghiên cứu xã hội học, sau đó giớithiệu một số phương pháp nghiên cứu cơ bản có thể giúp những người mới nghiêncứu có thể tiến hành được một nghiên cứu xã hội học như phỏng vấn sâu, phỏngbằng bảng hỏi, phỏng vấn nhóm và phát vấn bằng bảng hỏi. Chương này kết thúcbằng việc giới thiệu cách thức xây dựng bảng hỏi trong nghiên cứu xã hội học.9.1. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU XÃ HỘI HỌCTrong nghiên cứu khoa học nói chung và xã hội học nói riêng, trong quá trìnhnghiên cứu, người nghiên cứu đều phải trải qua các giai đoạn nhất định để đạt đếnđích của nghiên cứu. Đối với nghiên cứu xã hội học, các bước tiến hành được xácđịnh như sau:9.1.1. Chuẩn bịa. Xác định vấn đề nghiên cứuVới bất cứ một công trình nghiên cứu nào, để bắt đầu, người nhiên cứu phải xácđịnh được vấn đề nghiên cứu. Trong xã hội học, vấn đề nghiên cứu là các câu hỏicủa người nghiên cứu về các hiện tượng, quá trình xã hội. Nói cách khác, thôngqua vấn đề nghiên cứu người ta sẽ biết được khi nghiên cứu kết thúc nó sẽ trả lờicho câu hỏi nào.Cụ thể hơn, vấn đề nghiên cứu cho biết người nghiên cứu sẽnghiên cứu cái gì. Vấn đề nghiên cứu không phải là lĩnh vực hay chủ đề nghiêncứu.Việc xác định vấn đề nghiên cứu một cách rõ ràng có vai trò rất quan trọng trongquá trình thực hiện nghiên cứu, nó quyết định sự thành công của nghiên cứu xã hộihọc. Theo Quyết & Thanh (2001), vấn đề nghiên cứu được sử dụng như kim chỉnam của nghiên cứu. Xác định được vấn đề nghiên cứu giúp cho người nghiên cứuđịnh hướng được nghiên cứu. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu nó cũng cóthể được điều chỉnh cho phù hợp với nội dung nghiên cứu. Vấn đề nghiê cứu cóthể được xác định dựa vào các yếu tố như sau:o Các tranh luận khoa học: là những tranh cãi của các nhà khoa học về những chủđề nghiên cứu nào đó. Trên thực tế, đối với mỗi chủ để nghiên cứu, các nhà xã hộihọc có những cách tiếp cận và lập luận khác nhau. Họ có thể đồng ý hay khôngđồng ý lẫn nhau. Đây là một căn cứ tốt để người nghiên cứu có thể bày tỏ lập luậncủa mình về chủ đề nghiên cứu đó, có thể ủng hộ, bác bỏ hay đưa ra lập luận hoặctranh cãi hoàn toàn mới tùy thuộc vào hướng nghiên cứu của người nghiên cứuo Những lỗ hổng của những nghiên cứu trước đó. Với mỗi chủ đề nghiên cứu,thông thường, có rất nhiều khía cạnh khác nhau. Mặc dù, có thể chủ đề nghiên cứukhông có gì mới nhưng chưa chắc đã bao quan hết được các khía cạnh. Việc ngườinghiên cứu nào đó tìm ra được những khía cạnh hay những mặt mà các nhà nghiêncứu trước đó chưa nghiên cứu sẽ là cơ hội tốt để phát triển nghiên cứu của mình.o Những thành công và thất bại từ các hiện tượng, vấn đề xã hội trong thực tiễn:theo cách này, người nghiên cứu có thể quan sát các hiện tượng thực tiễn trong xãhội, thông qua đó đặt câu hỏi cho các hiện tượng. Ví dụ, trong cùng một địa bàn,có một nhóm dân cư giải quyết tốt vấn đề tệ nạn xã hội, một nhóm khác thì thấtbại. Khi đó người nghiên cứu có thể xác định vấn đề nghiên cứu của mình bằngviệc đặt câu hỏi tại sao.Như vậy, để xác định được vấn đề nghiên cứu, người nghiên cứu có thể dựa vàoquan sát, kinh nghiệm cá nhân hoặc dựa vào những nguồn tài liệu đã xuất bản(sách, báo, báo cáo dự án...). Tuy nhiên, trong quá trình xác định vấn đề nghiêncứu, để tăng tính thuyết phục người nghiên cứu cần trả lời câu hỏi tại sao vấn đềđó là vấn đề nghiên cứu; tại sao vấn đề nghiên cứu đó cần được nghiên cứu chứkhông phải nghiên cứu vấn đề khác. Bên cạnh đó, người nghiên cứu cũng cần xemxét tính khả thi của vấn đề nghiên cứu trước khi thực hiện nghiên cứu. Nó phải hộitụ đủ các điều kiện khách quan và chủ quan cho việc thực hiện nghiên cứu, từ kinhphí nghiên cứu đến đối tượng nghiên cứu và cách thức thu thập thông tin (Baker,1995)b. Xác định mục tiêu nghiên cứuMục tiêu nghiên cứu là những nội dung nghiên cứu cần đạt được, là cái đích mànghiên cứu cần làm rõ. Mục tiêu nghiên cứu, về cơ bản, khác với mục đích nghiêncứu. Cụ thể, nếu mục tiêu nghiên cứu trả lời câu hỏi cần phải làm cái gì haynghiên cứu cái gì để làm rõ vấn đề nghiên cứu thì mục đích nghiên cứu trả lời câuhỏi nghiên cứu để làm gì.Việc xác định mục tiêu nghiên cứu cần căn cứ vào các vấn đề do chính yêu cầucủa công trình nghiên cứu đặt ra. Nói cách khác, nó phụ thuộc vào những vấn đềmà tác giả nghiên cứu muốn làm sáng tỏ.Thông thường mục tiêu nghiên cứu bao gồm mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụthể. Mục tiêu tổng quát là mục tiêu hướng đến giải quyết vấn đề trung tâm xuyênsuốt đề tài. Các mục tiêu cụ thể được phát triển dựa trên mục tiêu tổng quát đó.Việc giải quyết các mục tiêu cụ thể sẽ giúp làm rõ mục tiêu tổng quát. Như vậy,mục tiêu cụ thể là tập hợp các công việc cụ thể được coi như thành phần cấu thànhnên mục tiêu tổng quát. Trong một đề tài nghiên cứu, số lượng mục tiêu cụ thể tùythuộc vào nội ...

Tài liệu được xem nhiều: