Hiện có 3 dạng hình nuôi bào ngư: nuôi lồng trong bể xi măng, nuôi lồng treo bè ngoài biển, nuôi thả đáy trên bãi đá, rạn san hô dọc bờ biển. Nuôi bằng lồng trong bể xi măng - Lồng nuôi hình chữ nhật bằng nhựa có lỗ, kích thước 50 x 40 x 30 cm, treo trong bể xi măng hoặc xếp trồng lên nhau cách đáy 20 cm. Bể xi măng hình chữ nhật diện tích 10 x 2 x 1 m, có mái che nắng, xung quanh để trống, trong đó có một hộc nhỏ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phương pháp nuôi bào ngưNuôi bào ngưHiện có 3 dạng hình nuôi bào ngư: nuôi lồng trong bể ximăng, nuôi lồng treo bè ngoài biển, nuôi thả đáy trên bãi đá,rạn san hô dọc bờ biển.Nuôi bằng lồng trong bể xi măng- Lồng nuôi hình chữ nhật bằng nhựa có lỗ, kích thước 50 x40 x 30 cm, treo trong bể xi măng hoặc xếp trồng lên nhaucách đáy 20 cm. Bể xi măng hình chữ nhật diện tích 10 x 2 x1 m, có mái che nắng, xung quanh để trống, trong đó có mộthộc nhỏ để lọc nước biển chảy tuần hoàn: nhiệt độ 26 – 30 C,độ mặn 30 - 35 phần ngàn, độ pH = 7,6 - 8,7, ôxy hoà tan 5ml/lít.- Cho ăn: dùng rong mơ thái vụn 1cm hoặc rong câu chỉvàng, 3 - 4 ngày cho ăn 1 lần và cho ăn dư thừa, với hệ số16:1. Tạo dòng nước luân chuyển tuần hoàn trong bể với tốcđộ 10 lít/phút để kích thích bào ngư ăn và sinh trưởng. Hàngngày thay 20 – 30 cm nước trong bể, vớt xác chết, thức ănthừa trong lồng. Hàng tháng thay 100% nước, thay lồng vàchuyển sang bể nuôi mới.- Mật độ nuôi: 60 - 100 con/lồng kích cỡ 100 mm trở lên. Khibào ngư nuôi đạt kích thước 20 – 25 mm thì san lồng nuôivới mật độ 30 con/lồng.Nuôi bằng lồng treo bè ngoài biển- Vị trí nuôi: bào ngư nuôi ở vùng tương đối kín gió, khôngcó sóng lớn (không làm hỏng lồng nuôi và bè), độ mặn ổnđịnh 30 – 35 0/00, xa cửa sông, không có nước ngọt chảy vàovà có dòng chảy lưu thông, độ sâu 6 – 8 m.- Lồng nuôi: sử dụng lồng nuôi hình chữ nhật bằng nhựa cólỗ (3 – 4 mm), kích thước 50 x 40 x 30 cm có dùng móc nhựagài nắp để tiện cho việc kiểm tra và cho ăn. Lồng được treotrên bè nổi cách nhau 0,5 m và ở độ sâu 2 – 5 m.- Bè nuôi: có thiết kế và quy cách như bè nuôi tôm hùm. Cóthể nuôi tôm hùm ở dưới, nuôi bào ngư ở lớp nước trên. Bènuôi thiết kế di động để có thể di chuyển khi mưa bão, sónglớn.- Mật độ nuôi 60 - 100 con/lồng (cỡ 10 mm trở lên). Khi bàongư đạt 20 – 25 mm san lồng nuôi mật độ 30 con/lồng.-Cho ăn: rong câu chỉ vàng, rong mơ thái vụn, 3 - 4 ngày choăn 1 lần và cho ăn dư thừa.- Vệ sinh lồng nuôi: sau 1 tuần nuôi, dùng bàn chải cọ kỹlồng nuôi, diệt trừ địch hại, vớt thức ăn thừa, xác bào ngưchết... Hàng tháng thay lồng nuôi mới.Nuôi thả đáy trên bãi đá dọc bờ biển- Vị trí nuôi: nuôi bào ngư ở vùng trung triều có độ sâu khitriều xuống cạn còn 1 – 2 m nước, độ mặn cao và ổn định 30– 35 0/00, dòng chảy tương đối (5 m/giây), không có nướcngọt chảy vào, xa cửa sông. Đáy đặc biệt là đá tảng hay rạnsan hô để bào ngư ẩn trốn và nhiều tảo, rong...- Thức ăn: ngoài các loại rong, cần rải định kỳ rong câu chỉvàng (5 - 7 ngày/lần) để tăng cường thức ăn cho bào ngư, rảivào 4 - 5 giờ chiều tối để bào ngư ra ăn.-Cách thả giống: trước khi thả phải ương bào ngư giống trongbể xi măng từ 3 – 5 mm cho tới khi bào ngư được 15 mm thìthả giống. Thả vào lúc 6 – 9 giờ sáng. Để bào ngư bám vàobản tảo rồi thả xuống vùng nuôi, sau đó bào ngư phát tán raxung quanh.-Mật độ nuôi: 15 - 20 con/lồng. Trước khi thả phải lặn bắt hếtđịch hại như sao biển, bạch tuộc... Thả thức ăn rong tảoxuống, kiểm tra định kỳ tỉ lệ sống chết của bào ngư.- Sau 9 - 10 tháng nuôi bào ngư đạt kích thước thương phẩm5 – 6 cm (30 - 35 con/kg) thì thu hoạch.Nông thôn ngày nay, 14/12/2004Các phương thức nuôi bào ngư1. Nuôi theo kiểu lập thể ở trên đất liền1.1 Lồng nuôi:Do các lồng nuôi lỗ hình vuông có kích thước 60 x 40 x 10cm, có nắp đậy xếp chồng lên nhau mà thành, mật độ nuôi 50con là chính (thông thường mật độ thả nuôi có giới hạn làkhông quá 30 con).Do trong quá trình nuôi trước hết phải tách các lồng nuôi rađể thức ăn vào không những gây bất tiện, mà còn rất lãng phísức người và thời gian. Sau khi nghiên cứu cải tiến, ở mộtmặt bên của lồng nuôi có làm một nắp cửa, làm cho dễ đóngmở và làm cửa cho thức ăn. Do đó, khi cho ăn có thể bớt việcphải tách riêng lồng, tiết kiệm nhiều thời gian, qua nhiều lầncải tiến, trong lồng có thể tăng thêm nhiều không gian sống,làm giảm tỷ lệ chết do bị tách rời gây nên.Qua cải tiến vào năm 1997, sau khi tạo ra lồng nuôi lỗ tròn80 x 50 x 10cm, ở một bên lồng đặt cửa tự động, dễ đóng mở,đồng thời tiện cho ăn, nhưng tuỳ theo sự sinh trưởng của cáthể, phải kịp thời giảm mật độ để tiện cho việc nuôi; sau cảitiến mật độ nuôi của mỗi lồng bình quân có thể đạt tới 80con, mật độ nuôi theo kiểu nuôi truyền thống là 50 con. Saukhi so sánh tỷ lệ lớn ở các tầng nuôi theo kiểu lập thể, pháthiện tỷ lệ lớn ở tầng thấp nhất là tốt, số tầng nuôi thôngthường có thể đạt 12 tầng, tỷ lệ lớn ở các tầng cũng có sựkhác nhau chút ít, hiệu quả nuôi của tầng càng thấp càng tốt,có một số bể nuôi đặt ngoài nhà do chiếu sáng tốt, đồng thờicũng cung cấp không ít thức ăn tự nhiên, nên tỷ lệ lớn ở tầngđỉnh cũng tương đối cao. Từ đó cho thấy khi mà tỷ lên sốngcủa phương thức nuôi lập thể đạt tới 70 - 80%, tức là có thểthu được lợi nhuận nhưng khi gỡ ra để đo, thường có thể làmbào ngư bị thương nhưng do nhân tố con người gây nên màkhông phải là nuôi không thoả đáng hoặc chất nước kháckhông tốt gây nên, nguyên nhân tỷ lệ sống của bào ngư khinuôi theo phương thức lập thể không cao, thường thường làdo thiếu ôxy gây lên.1.2 Nuôi lớnTrong thời gian nuôi cứ mỗi tuần cho ăn một lần, người cungứng thức ăn (rong câu) sau khi vận chuyển đến chỗ nuôi, đổvào trong bể xi măng để rửa sạch bằng nước, chờ để cho vàolồng nuôi, tiếp đó tháo cạn nước ở bể nuôi, lại dùng vòi nướcphun rửa. Bể nuôi rửa xong, sau khi mở nắp lồng nuôi để chothức ăn, tiếp đó cho đậy nắp lồng, chờ lần lượt bỏ hết rồi hãycấp nước.Nếu có dư bể nuôi, có thể quản lý bằng một loại phươngpháp khác. Tức là trước hết rửa sạch bể trống, sau khi cấpnước sẽ dùng palăng móc kéo lồng nuôi đã xếp thành khốilên và lần lượt cho thức ăn rong câu, rồi móc kéo đưa vào bểnuôi dự bị. Chờ sau khi giải quyết xong toàn bộ, thì có thểtháo cạn nước ở bể nuôi, rồi phun rửa, dự phòng để chuyểnđặt lồng nuôi của bể khác. Cách này có thể tránh cho bào ngưvì thời ...