Danh mục

Phương pháp Sử dụng phương trình hồi qui để xây dựng công thức và biểu đồ ước lượng trọng lượng thai

Số trang: 24      Loại file: pdf      Dung lượng: 545.26 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ước lượng trọng lượng thai một cách chính xác luôn là mục tiêu mong muốn của nhà thực hành sản khoa vì việc theo dõi và chọn lựa phương thức sanh thích hợp lệ thuộc phần lớn vào mức độ chính xác của trọng lượng thai. Mục tiêu nhằm xây dựng phương trình ước lượng trọng lượng thai tốt.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phương pháp Sử dụng phương trình hồi qui để xây dựng công thức và biểu đồ ước lượng trọng lượng thai Sử dụng phương trình hồi qui để xây dựng công thức và biểu đồ ước lượng trọng lượng thai TÓM TẮT Đặt vấn đề và mục tiêu Ước lượng trọng lượng thai một cách chính xác luôn là mục tiêu mong muốn của nhà thực hành sản khoa vì việc theo dõi và chọn lựa phương thức sanh thích hợp lệ thuộc phần lớn vào mức độ chính xác của trọng lượng thai. Mục tiêu nhằm xây dựng phương trình ước lượng trọng lượng thai tốt. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang từ 3/2009 & 8/2009 ở 472 sản phụ thai đủ tháng, t ới sanh tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định, được chọn ngẫu nhiên. Chúng tôi thu thập tất cả chỉ số siêu âm trước sanh 24 giờ và các dấu hiệu lâm sàng, sau đó sử dụng phương trình hồi qui tuyến tính để xây dựng phương trình ước lượng trọng lượng thai. Kết quả và kết luận Công thức Mc Donald được dùng thường xuyên trên lâm sàng thực tế có sai số rất lớn. Chúng tôi xây dựng được 2 phương trình hồi qui có hệ số chính xác (R2) cao: Phương trình (1) chỉ có 1 biến số độc lập dự đoán trọng l ượng thai là CVB là Y = 22,55CVB – 4142,25, phương trình này đơn giản, độ tin cậy khá cao, dễ sử dụng. Phương trình (2) là: Y = 21,05BCTC + 21,1CVB – 4339,1 là phương trình có hệ số tương quan cao nhất, tuy phải sử dụng 2 biến số bao gồm cả lâm sàng và siêu âm. Từ khóa Trọng lượng thai, phương trình hồi qui tuyến tính. ĐẶT VẤN ĐỀ Cân nặng trẻ lúc sanh không chỉ là một trong những đánh giá quan trọng về mặt sức khỏe và tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ mà còn đối với sự sống còn, tăng trưởng, phát triển thể chất, tinh thần và xã hội và của trẻ em [1]. Ước lượng trọng lượng thai một cách chính xác luôn là mục tiêu mong muốn đạt được của các thế hệ những nhà thực hành sản khoa vì việc theo dõi và chọn lựa phương thức sanh thích hợp lệ thuộc phần lớn vào mức độ chính xác của trọng lượng thai. Trong lịch sử thực hành sản khoa, đã có rất nhiều phương pháp lâm sàng cũng như cận lâm sàng được đề xuất nhằm ước lượng trọng lượng thai càng gần với trị số thật càng tốt. Từ các phương pháp lâm sàng cổ điển được sử dụng phổ biến như đo bề cao tử cung, ước lượng trọng lượng thai từ tuổi thai, tương quan giữa chiều cao và trọng lượng thai cho đến những phương pháp phức tạp như đo lường động năng của thai nhi khi va chạm trong tử cung đều cho thấy những sai số cũng như những khó khăn về kỹ thuật khi thực hiện. Kể từ khi Donald và cộng sự lần đầu ứng dụng hình ảnh học siêu âm vào thực hành sản khoa vào năm 1958, việc chẩn đoán tiền sản và đánh giá thai trong tử [2] cung bắt đầu phát triển mạnh mẽ và rộng khắp . Sử dụng siêu âm được xem như biện pháp hỗ trợ đắc lực để ước lượng trọng lượng thai nhi. Nhiều nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm ra các công thức lý tưởng dùng cho việc chẩn đoán trọng lượng thai trước sanh. Hầu hết các khảo sát này đều thực hiện xa cuộc sanh. Trong tam cá nguyệt cuối của thai kỳ, các kích thước của thai còn thay đổi nhiều, thường gia tăng trong vòng 14 đến 21 ngày. Vì vậy, trọng lượng ước đoán từ những số liệu thu thập được gần cuộc sanh nhất mới có thể phản ánh trung thực nhất trọng lượng thai ở thời điểm chuyển dạ. Điều này hợp lý và đặc biệt quan trọng cho những thai nghi ngờ có bất xứng đầu chậu, thai to đồng thời loại bỏ những ảnh hưởng làm sai lệch kết quả ước đoán trọng lượng thai. Bên cạnh đó, đa số các khảo sát trước đây chỉ tìm mối tương quan đơn thuần hoặc giữa phương pháp lâm sàng với trọng lượng thai hoặc giữa phương pháp cận lâm sàng với trọng lượng thai, chưa kết hợp các phương pháp này lại với nhau để tìm ra một công thức ước lượng trọng lượng thai tốt nhất, mang tính ứng dụng cao. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu chính Đánh giá giá trị của các chỉ số siêu âm thai và chỉ số lâm sàng sử dụng  trong ước lượng trọng lượng thai đủ tháng. Xây dựng phương trình hồi quy tuyến tính và biểu đồ ước lượng trọng  lượng thai đủ tháng. Mục tiêu phụ So sánh công thức ước lượng trọng lượng thai thành lập được với các công thức thường sử dụng trên lâm sàng và siêu âm. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang Đối tượng nghiên cứu Dân số mục tiêu: Phụ nữ có thai đủ tháng bình thường sống tại TPHCM.  Dân số nghiên cứu: Phụ nữ có thai đủ tháng bình thường đến khám và nhập  viện sanh tại bệnh viện Gia Định trong thời gian tiến hành nghiên cứu. Dân số chọn mẫu: Các sản phụ nhập viện sanh tại bệnh viện Gia Định trong  thời gian nghiên cứu từ 3/2009-8/2009 đồng ý tham gia nghiên cứu. Tiêu chuẩn nhận vào:  Đơn thai, tuổi thai từ 37 tuần trở lên. o Có siêu âm ước lượng tuổi thai 3 tháng đầu thai kỳ. o Có siêu âm thai với đầy đủ các chỉ số trong vòng 48 giờ trước sanh. o ...

Tài liệu được xem nhiều: