Danh mục

PHƯƠNG PHÁP THĂM KHÁM MỘT NGƯỜI BỆNH MẮC BỆNH MÁU – PHẦN 2

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 146.29 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tham khảo tài liệu 'phương pháp thăm khám một người bệnh mắc bệnh máu – phần 2', y tế - sức khoẻ, y dược phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
PHƯƠNG PHÁP THĂM KHÁM MỘT NGƯỜI BỆNH MẮC BỆNH MÁU – PHẦN 2 PHƯƠNG PHÁP THĂM KHÁM MỘT NGƯỜI BỆNH MẮC BỆNH MÁU – PHẦN 2 XÉT NGHIỆM TUỶ I. HÌNH THÁI HỌC TẾ BÀO. Tuỷ xương sinh sản ra các tế bào thuộc ba dòng: hồng cầu, bạch cầu có hạt và tiểu cầu. Dòng bạch cầu đơn nhân to có nguồn gốc tổ chức liên võng nội mạc. Các tế bào dòng này cũng có tạo thành trong tuỷ xương, nhưng chủ yếu là ở lách và hạch. 1. Dòng hồng cầu. Đi từ non đến già, ta có: - Tiền hồng cầu non, - Hồng cầu non ưa bazơ. - Hồng cầu non đa sắc. - Hồng cầu non ưa axit. - Hồng cầu trưởng thành không nhân. Giữa loại hồng cầu trưởng thành với hồng cầu non ưa axit có một loạt những loại hồng cầu còn di tích của nhân: hồng cầu màng lưới thể Jolly, vòng Cabot. 2. Dòng bạch cầu có hạt. Từ non đến giá: - Tuỷ bào non. - Tiền tuỷ bào. - Tuỷ bào. - Hậu tuỷ bào. - Stab. - Bạch cầu đa nhân (giống như bạch cầu ngoại vi, nhưng nhân ít có mùi hơn), loại ưa bazơ, ưa axit, trung tính. 3. Dòng tiểu cầu. Theo đa số các tác giả, dòng này có: - Mẫu tiểu cầu non. - Tiền mẫu tiểu cầu. - Mẫu tiểu cầu. II. TUỶ ĐỒ. Trong nhiều trường hợp xét nghiệm công thức máu ngoại biên không biết được tình trạng tổn thương của các tế bào máu (như trong bệnh bạch cầu thể ẩn). Lúc đó phải lấy máu trong tuỷ x ương (tuỷ đồ) để xem. Đa số là chọc ở trong tủy xương chậu hoặc xương ức. Cũng có khi chọc ở xương chày hoặc nơi khác. 1. Kết quả bình thường. Giới hạn sinh lý của tuỷ đồ rất thay đổi. Đây chỉ nêu một tuỷ đồ bình thường: Dòng hồng cầu Tiền hồng cầu non. 6 Hồng cầu non ưa bazơ. Hồng cầu non ưa axit. 10 Hồng cầu bình sắc (già) Dòng bạch cầu Dòng tuỷ Tuỷ bào non 2,5 Tiền tuỷ bào 1,5 Tuỷ bào trung tính - Ưa Axit - Ưa Bazơ 17,5 2,5 0 Hậu tuỷ bào trung tính - Ưa Axit - Ưa Bazơ 12 0,5 0 Bạch cầu đa trung tính - Ưa Axit - Ưa Bazơ 32,5 2 0,04 Dòng tân Bạch cầu Lymphô 9,5 Bạch cầu đơn nhân to 2,5 Dòng một nhân Tương bào và tế bào Turck 0,9 Dòng tiểu cầu Mẫu tiểu cầu 0,06 Tỷ lệ: dòng bạch cầu có hạt/ Dòng hồng cầu = 3,4 – 4,5 2. Bệnh lý: Có bốn trường hợp thay đổi bệnh lý: 2.1. Qúa sản: còn gọi là phản ứng tuỷ xương) gặp trong các bệnh thiếu máu do mất máu cấp. Đặc biệt là quá sản dòng hồng cầu. 2.2. Qúa sản các tế bào ác tính: Có thể là: - Qúa sản tế bào ác tính dòng bạch cầu: các bệnh bạch cầu. - Qúa sản tế bào ác tính dòng bạch cầu: bệnh Vaquez (érythremie). - Qúa sản cả hai dòng: lúc đó gọi là bệnh hồng bạch cầu cấp (érythroleucemic). 2.3. Thiểu sản tuỷ: Tế bào tuỷ rất nghèo nàn. Có thể thiểu sản một trong ba d òng hoặc cả ba dòng: hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu: bệnh suy tuỷ. 2.4. Xuất hiện các hồng cầu khổng lồ (mégaloblaste): Bình thường loại này không có trong tuỳ xương. Ngoài sự tăng thể tích rất lớn, người ta còn thấy trong hồng cầu này, có sự thay đổi trong cấu trúc của tế bào. Ngoài các xét nghiệm về công thức máu và tuỷ đồ, trong một số trường hợp người ta còn chọc hạch làm hạch đồ, chọc lách làm lách đồ hay làm nghiệm pháp co lách. Những xét nghiệm này ít có tác dụng thực tế. CÁC XÉT NGHIỆM VỀ ĐÔNG MÁU, CẦM MÁU. Ta biết rằng hiện tượng máu cầm chảy là tổng hợp các quá trình sinh lý làm cho máu ngừng chảy. Có ba giai đoạn: Giai đoạn 1: giai đoạn thành mạch, có hiện tượng co mạch, làm hẹp chỗ đứt mạch. Giai đoạn 2: giai đoạn tiểu cầu: tiểu cầu tập trung ở chỗ vết thương tạo thành một cái nút cầm máu. Nút này không bền vững, dễ bị vỡ, gây chảy máu lại. Giai đoạn 3: giai đoạn huyết tương. Fibrin tạo thành một lưới làm cho các tiểu cầu tập trung được vũng chắc. Do vậy, sự hình thành cục máu đông nối liền với hiện tượng tạo thành chất Fibrin. Theo Bordet, sự tạo thành Fibrin có hai thì: - Thì đầu: dưới tác dụng của Tromboplastin, với sự hiện diện củ a các protrombin trong huyết tương biến thành trombin. - Thì hai: trombin tạo thành biến fibrinogen thành fibrin. I. NGHIÊN CỨU GIAI ĐOẠN THÀNH MẠCH. 1. Đo sức bền của thành mạch. Làm nghiệm pháp dây thắt, ống giác, kim châm (xem bài thiếu máu). 2. Đo thời gian máu chảy: Thời gian này không những chỉ phát hiện yếu tố thành mạch, mà còn phát hiện cả yếu tố tiểu cầu. Bình thường là 2-5 phút. Thời gian kéo dài: khi quá 15 phút máu còn chảy. II. NGHIÊN CỨU GIAI ĐOẠN TIỂU CẦU. 1. Xét nghiệm tiểu cầu: Số lượng, hình thể, độ tập trung (xem phần trên). 2. Đo thời gian đo cục huyết: Bình thường từ 2- 4 giờ, trong ống nghiệm, cục huyết đo lại rõ rệt. Sau 8 giờ, thể tích cục cục huyết chỉ còn bằng 1/3 thể tích lúc đầu. Trong bệnh thiếu tiểu cầu, cục huyết không co lại được. III. NGHIÊN CỨU GIAI ĐOẠN HUYẾT TƯƠNG. 1. Nghiên cứu sự đông máu toàn bộ: 1.1. Đo thời gian đông máu: Bình thường từ 8-15 phút . trên 25 phút là bệnh lý rõ rệt. Từ 15 – 25 phút là nghi ngờ, cần làm lại hoặc theo dõi thêm. 1.2. Đo thời gian Howel (thời gian đông huyết tương). Cho xitrat vào máu để chống đông (xit ...

Tài liệu được xem nhiều: