Danh mục

PHƯƠNG PHÁP THĂM KHÁM MỘT NGƯỜI BỆNH MẮC BỆNH MÁU – PHẦN 5

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 121.96 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đứng trước một người bệnh bị chảy máu, để tìm được nguyên nhân, cần tiến hành một số xét nghiệm sau đây: 1. Công thức máu: Đặc biệt chú ý tới tiểu cầu: số lượng hìn thái, kích thước. Cần nhớ là có rất nhiều nguyên nhân làm sai lạc kết quả đếm tiểu cầu do hiện tượng ngưng tụ hoặc tan của tiểu cầu. Bình thường số tiểu cầu là 200.000 đến 300.000, nhưng chỉ khi hạ xuống dưới 80.000 mới coi là thiếu. 2. Các xét nghiệm về thành mạch. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
PHƯƠNG PHÁP THĂM KHÁM MỘT NGƯỜI BỆNH MẮC BỆNH MÁU – PHẦN 5 PHƯƠNG PHÁP THĂM KHÁM MỘT NGƯỜI BỆNH MẮC BỆNH MÁU – PHẦN 5 IV. MỘT SỐ XÉT NGHIỆM CẦN LÀM. Đứng trước một người bệnh bị chảy máu, để tìm được nguyên nhân, cần tiến hành một số xét nghiệm sau đây: 1. Công thức máu: Đặc biệt chú ý tới tiểu cầu: số lượng hìn thái, kích thước. Cần nhớ là có rất nhiều nguyên nhân làm sai lạc kết quả đếm tiểu cầu do hiện tượng ngưng tụ hoặc tan của tiểu cầu. Bình thường số tiểu cầu là 200.000 đến 300.000, nhưng chỉ khi hạ xuống dưới 80.000 mới coi là thiếu. 2. Các xét nghiệm về thành mạch. - Dấu hiệu dây thắt: lấy dây cao su buộc chặt một đoạn chi hoặc lấy băng của máy đo huyết áp quấn vào một đoạn chi rối bơm hơi cho gần đến số tối đa. Để trong 10 phút rồi tháo hơi ra thật nhanh. Dấu hiệu dương tính khi thấy xuất hiện phía dưới chỗ quấn dây nhiều chấm chảy máu (trên 20 chấm). - Dấu hiệu giác: dùng ống giác có nối với một áp kế . áp ống giác vào một phần da chi. Bình thường khi bơm đến áp lực 35 cm Hg thì mới thấy các chấm máu xuất hiện. Bệnh lý: khi chấm máu xuất hiện dưới 35cm/Hg. - Dùng kim châm: ít làm, vì người bệnh đau: kim châm vào một chổ da nào thì chỗ đó tím quầng to, lâu mới mất. Thường theo dõi các chỗ tiêm ở da. Ba xét nghiệm trên, khi dương tính chứng tỏ thành mạch dễ vỡ. 3. Các xét nghiệm về tính chất của máu (xem phần trên). V. CHẨN ĐOÁN NGUYÊN NHÂN CHẢY MÁU. Vì cơ chế cầm máu nói trên, chảy máu có thể do một trong ba nguyên nhân lớn sau đây; - Do tổn thương tiểu cầu: Hay gặp nhất. - Do tổn thương thành mạch: ít gặp hơn. - Do huyết tương: không có tác dụng làm đông máu: càng ít gặp hơn hai loại trên. 1. Bệnh do tổn thương tiểu cầu: Cần phân biệt hai loại: - Số lượng tiểu cầu giảm: hay gặp nhất, có thể chỉ dòng tiểu cầu giảm nhưng có thể toàn bộ tế bào máu giảm. - Số lượng tiểu cầu bình thường, nhưng chất lượng hay đúng hơn, chức phận tiểu cầu giảm. Loại này ít gặp. 1.1. Tiểu cầu thiếu số lượng. 1.1.1. Lâm sàng, Dựa vào máu chảy tự phát ở da với tất cả các hình tháu kích thước. Đôi khi có thấy những mụn máu ở niêm mạc mồm hoặc chảy máu nội tạng. 1.1.2. Xét nghiệm thấy: - Thời gian chảy máu kéo dài. - Thời gian đông máu bình thường. - Cục huyết không co. - Số lượng tiểu cầu giảm. - Mức độ tiêu thụ protrombin bị giảm ( chứng tỏ số lượng protrombin còn lại trong huyết thanh nhiều vì không được sử dụng hết). 1.1.3. Nguyên nhân gây thiếu tiểu cầu: Muốn phát hiện nguyên nhân chảy máu do thiếu thiểu cầu, cần chú ý thăm khám lâm sàng kỹ các bệnh về máu như hạch, lách, gan, đau xương, sốt, loét họng. Trong tiền sữ, cần hỏi thêm có bị ngộ độc thuốc,hoá chát… ngoài các xét nghiệm chung cho một người bệnh chảy máu kễ trên, cần còn làm thêm tuỷ đồ ( cần chú ý tai biến chảy máu nặng), và nếu có điều kiện, làm các xét nghiệm về miễn dịch huyết học. Các nguyên nhân chảy máu do thiếu tiểu cầu thường gặp là: Các bệnh bạch cầu: - Bệnh bạch cầu cấp: chảy máu dưới da và thiếu máu thường là hai triệu chứng khởi đầu của bệnh, nhất là ở trẻ em. Ngoài ra cần xem lách, hạch to. Có sốt, loét họng, đau các xương. Về máu số lượng hồng cầu giảm nhiều, bạch cầu tăng hoặc bình thường nhưng bao giờ cũng có các loại bạch cầu non trong máu. - Bệnh bạch cầu kinh: ít khi có chảy máu dưới da hoặc nội tạng. Nếu có là tiên lượng xấu. Trong bệnh bạch cầu kinh thể tuỷ, chảy máu và sốt thường báo hiệu bệnh chuyển sang thể cấp. Trong bệnh bạch cầu kinh thể tân, chả y máu gặp trong các trường hợp nặng và có thể kèm theo cả thiếu máu tan máu. Tuy nhiên, cần chú ý là chảy máu trong các bệnh bạch cầu kinh có khi l à do tai biến điều trị. Cần phải ngừng thuốc ngay. Chảy máu cũng còn gặp trong các bệnh ác tính khác, như ung thư di căn vào tuỷ xương, bệnh Hodgkin, ung thư hạch… cũng có thể là do dùng các thuốc chống ung thư để điều trị các bệnh trên gây suy tuỷ. - Suy tuỷ: suy tuỷ nhiều khi khởi phát bằng chảy máu đơn thuần hoặc đi kèm theo sốt, viêm họng và các dấu hiệu nhiễm khuẩn khác. Trong máu cả ba d òng tế bào đều giảm. Tuỷ đồ quyết định chẩn đoán. Tuỷ nghèo tế bào, cả ba dòng đều giảm. Có khi phải làm tuỷ đồ nhiều nơi hay làm sinh thiết tuỷ để theo dõi tiến triển bệnh. Cần phải chú ý hỏi kỹ về tiền sử để phát hiện nguy ên nhân ngô độc thường hay gây suy tuỷ sau nguyên nhân của các bệnh máu ác tính. Có thể ngộ độc do nghề nghiệp, các hoá chất, thuốc, các loại quang tuyến, phóng xạ… nhiều khi cũng không tìm được nguyên nhân gây suy tuỷ. Tiến triển suy tuỷ thường rất xấu. Tiên lượng phụ thuộc vào mức độ suy tuỷ và nhất là khả năng phục hồi của tuỷ. Tuy nhiên một đôi khi bệnh có thể được hẳn. - Ngộ độc dị ứng: nhiều khi chỉ cần một liều l ượng thuốc rất nhỏ cũng có thể gây chảy máu do cơ chế bị dị ứng. Bệnh cảnh thường là thiểu tiểu cầu đơn thuần, các dòng bình thường. Tiểu cầu có thể xuống dưới 10.000, gây nên những mụn chảy máu ở niêm mạc rất đặc hiệu. Có thể làm thêm xét nghiệm làm kháng thể k ...

Tài liệu được xem nhiều: