Danh mục

Phương pháp tích hợp giảng dạy tiếng và dạy văn hóa qua kinh nghiệm giảng dạy tiếng Việt thực hành cho sinh viên cử tuyển dự bị

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 94.06 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thực tế giảng dạy sinh viên cử tuyển những năm gần đây ở các trường Đại học sư phạm và Đại học Quốc gia cho thấy: Dạy ngôn ngữ nói chung (Tiếng Việt thực hành nói riêng) và dạy Cơ sở văn hóa Việt Nam có mối liên quan mật thiết với nhau. Nếu xác định đúng đắn mối quan hệ này, việc giảng dạy có thể tránh được những khó khăn do sự bất đồng văn hóa và phát huy được mặt thuận lợi của nó.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phương pháp tích hợp giảng dạy tiếng và dạy văn hóa qua kinh nghiệm giảng dạy tiếng Việt thực hành cho sinh viên cử tuyển dự bị JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci. 2012, Vol. 57, No. 4, pp. 114-119 PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP GIẢNG DẠY TIẾNG VÀ DẠY VĂN HÓA QUA KINH NGHIỆM GIẢNG DẠY TIẾNG VIỆT THỰC HÀNH CHO SINH VIÊN CỬ TUYỂN DỰ BỊ Lê Thị Tuyết Hạnh Học viện Quản lí Giáo dục E-mail: letuyethanhnguyen@yahoo.com.vn Tóm tắt. Thực tế giảng dạy sinh viên cử tuyển những năm gần đây ở các trường Đại học sư phạm và Đại học Quốc gia cho thấy: Dạy ngôn ngữ nói chung (Tiếng Việt thực hành nói riêng) và dạy Cơ sở văn hóa Việt Nam có mối liên quan mật thiết với nhau. Nếu xác định đúng đắn mối quan hệ này, việc giảng dạy có thể tránh được những khó khăn do sự bất đồng văn hóa và phát huy được mặt thuận lợi của nó, tận dụng khả năng rèn luyện, cung cấp tri thức, kỹ năng tổng hợp cho sinh viên, tạo sự hấp dẫn và hiệu quả cao hơn cho người học. Điều đó càng góp phần khẳng định quan điểm: Dạy học phải sát đối tượng mới có phương pháp phù hợp, hiệu quả. Từ khóa: Tích hợp giảng dạy, Tiếng Việt thực hành, giáo dục văn hóa, tri thức - kĩ năng tổng hợp.1. Mở đầu Trong những năm học vừa qua, do tính liên ngành của bộ môn, ngoài việc giảngdạy cơ sở văn hóa Việt Nam, chúng tôi (Học viện Quản lí Giáo dục) còn được phân cônggiảng dạy tiếng Việt thực hành cho khối dự bị cử tuyển. Đó là lớp học bao gồm sinh viêncác dân tộc miền núi thuộc cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam: Dao, Tày, Mường, Thái,. . .từ Lào Cai, Yên Bái ở phía Bắc đến Gia Lai, Kon Tum ở phía Nam. Với sinh viên cử tuyển – dạy để có kỹ năng nói và viết tiếng Việt tốt – chính là rènluyện tiếng mẹ đẻ thứ hai cho họ - thứ tiếng mà họ đã được học từ lâu, có hiểu biết khánhiều song vẫn còn nhiều bất cập. Như vậy, quá trình học tiếng Việt cũng là quá trình diễnra trong sự “giao thoa văn hóa” giữa văn hóa Việt và văn hóa các dân tộc anh em sốngtrên lãnh thổ Việt Nam. Thực tế giảng dạy càng khẳng định rõ thêm điều đó: có một số lỗi lặp đi lặp lại ởmột số kiểu câu, lỗi dùng từ trong cách nói, cách viết của các học sinh người dân tộc thiểusố. Điều đó đặt ra vấn đề: để giúp sinh viên người dân tộc chữa những “lỗi sai” tiếng Việt(mà thực ra là dấu vết thói quen ngôn ngữ dân tộc), cần phải hiểu văn hóa riêng của họ,nền tảng vật chất và tinh thần ảnh hưởng đến lối tư duy, ngôn ngữ của họ. Thêm vào đó chúng tôi còn gặp phải những khó khăn về trình độ sinh viên khôngđồng đều hay không có giáo trình tiếng Việt thực hành chính thức cho sinh viên cử tuyển.114 Phương pháp tích hợp giảng dạy tiếng và dạy văn hóa qua kinh nghiệm giảng dạy...Từ thực tế yêu cầu giảng dạy và đối tượng học tập như thế, chúng tôi đã buộc phải có sựsáng tạo trong việc xây dựng, cải biên chương trình, thiết kế nội dung bài giảng cụ thể.Mặc dù không sử dụng giáo trình của Nguyễn Minh Thuyết (ĐHXHNV) hay tác giả Lê A- Nguyễn Quang Ninh (ĐHSP) song chúng tôi vẫn phải cho sinh viên rèn luyện tất cả cáckỹ năng thực hành tiếng Việt: phân loại phong cách chức năng, tạo lập văn bản (nói vàviết) với đủ các thao tác tìm ý, chọn ý, sắp xếp ý và lập dàn ý. . . Đây là những kỹ năng cầnthiết không chỉ với sinh viên cử tuyển dự bị mà còn với cả sinh viên đại học nói chung.Tuy nhiên không thể nói đây là những vấn đề mới mẻ và hấp dẫn đối với họ, vì hầu hếtcác kỹ năng này đều đã được đề cập đến trong chương trình tiếng Việt phổ thông. Chínhđiều đó đã thôi thúc chúng tôi tìm một giải pháp mới cho vấn đề dường như đã cũ.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Tích hợp giảng dạy tiếng và dạy văn hóa Thực tế rèn luyện những kỹ năng thực hành tiếng Việt cho sinh viên dự bị cử tuyểnđã cho thấy: những vấn đề về “stress”, “bảo vệ môi sinh”, “người lớn tuổi và chứng độtquỵ”, “về một phương pháp xấp xỉ giải bài toán điều khiển tối ưu các hệ sai phân ngẫunhiên có ràng buộc hỗn hợp” như trong giáo trình sẵn có là những vấn đề thuộc chuyênmôn hẹp, trừu tượng, khó hiểu đối với sinh viên. Nhiều em chưa hiểu được những kháiniệm, thuật ngữ chuyên ngành để có thể hiểu đoạn văn. Chính vì vậy, cần phải đặt ra mộtchủ đề quen thuộc, gần gũi để thu hút các em vào công việc. Đó là chủ đề dân tộc, quêhương của bản thân với những nét đặc sắc độc đáo trong phong tục tập quán cũng như thổnhưỡng, văn hóa. . . Nếu như ở các chủ đề đã nêu, chỉ có 30 – 40% sinh viên tham gia bài học thật sự thìvới chủ đề mới mà gần gũi quen thuộc với tất cả các em này, số lượng sinh viên tham giađạt tới 100%. Tất cả các em đều hào hứng viết bài, không ai để giấy trắng hay ngồi cắnbút, nói chuyện riêng. . . vì các em đều thấy mình có khả năng viết được, có cái để nói ra– với chủ đề này - chủ đề về chính đời sống thân thuộc của các em, quê hương, gia đìnhcác em. . ...

Tài liệu được xem nhiều: