Sách giáo khoa Địa lý lớp 12 (theo chương trình đổi mới) được biên soạn theo tinh thần cung cấp các tình huống, các thông tin đã được lựa chọn để giáo viên có thể tổ chức, hướng dẫn cho học sinh tập phân tích, tổng hợp và xử lý thông tin, tạo điều kiện cho học sinh trong quá trình học tập vừa tiếp nhận được các kiến thức, vừa rèn luyện được các kỹ năng và nắm được phương pháp học tập. Bên cạnh các bài học chính, bài đọc thêm, chương trình địa lý lớp 12 có...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CÁCH VẼ BIỂU ĐỒ TRONG TÀI TẬP ĐỊA LÝ LỚP 12 THPTPHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CÁCH VẼ BIỂU ĐỒ TRONG TÀI TẬP ĐỊA LÝ LỚP 12 THPT 3 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ Sách giáo khoa Địa lý lớp 12 (theo chương trình đổi mới) được biên soạn theotinh thần cung cấp các tình huống, các thông tin đã được lựa chọn để giáo viên cóthể tổ chức, hướng dẫn cho học sinh tập phân tích, tổng hợp và xử lý thông tin, tạođiều kiện cho học sinh trong quá trình học tập vừa tiếp nhận được các kiến thức, vừarèn luyện được các kỹ năng và nắm được phương pháp học tập. Bên cạnh các bài học chính, bài đọc thêm, chương trình địa lý lớp 12 có 8 bàithực hành và sau mỗi bài học đều có phần câu hỏi và bài tập để củng cố kiến thức vàkĩ năng của học sinh. Các bài thực hành Địa lý và phần bài tập Địa lý trước đâythường bị xem nhẹ mặc dù nó rất quan trọng. Hiện nay, dạy học được coi là quá trình phát triển của bản thân học sinh, việchọc tập không chỉ là quá trình lĩnh hội kiến thức có sẵn mà còn là quá trình học sinhtự khám phá, tự tìm đến với kiến thức mới nhờ sự giúp đỡ, hướng dẫn của giáo viên.Quá trình này được thể hiện rất rõ trong các bài thực hành Địa lý và các bài tập Địalý lớp 12. Trong các bài thực hành và phần bài tập Địa lý lớp 12, sách giáo khoa khôngcòn chỉ là tài liệu trình bày các kiến thức có sẵn để học sinh dựa vào đó xác định, vẽbiểu đồ rồi trả lời câu hỏi. Do đó cùng với việc đổi mới về kiến thức, chương trìnhsách giáo khoa thì cần phải có sự đổi mới về phương pháp để tổ chức các hoạt độnghọc tập tự giác, tích cực và độc lập của học sinh. Để học sinh có thể tự xác định vàvẽ được biểu đồ và làm trọn vẹn được các bài tập Địa lý. Với phương pháp và kinh nghiệm giảng dạy của bản thân, tôi xin được đưa rađề tài: “Phương pháp xác định - cách vẽ biểu đồ trong bài tập địa lý lớp 12 -THPT” để đồng nghiệp nghiên cứu, tham khảo và rất mong nhận được sự đóng gópcủa các đồng nghiệp cũng như các tổ chức chuyên môn để đề tài được hoàn thiệnhơn. 4 PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀI. CƠ SỞ KHOA HỌC. Trong quá trình hội nhập nền kinh tế ngày nay, giáo dục được coi là một lĩnhvực rất quan trọng và luôn đi trước một bước trong sự phát triển kinh tế của mỗiquốc gia. Vì vậy, vấn đề chất lượng dạy - học nói chung và dạy học Địa lý nói riêngngày càng trở thành mối quan tâm chung của các nhà sư phạm cũng như các nhàquản lý giáo dục và xã hội. Đảng và nhà nước ta đã khẳng định: “Giáo dục là quốcsách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”. Điều đó đã được thểhiện trong các Nghị quyết của Trung ương. Nghị quyết TW 4 khoá VII đã chỉ rõ phải “Đổi mới phương pháp dạy học ởtất cả các cấp học, bậc học. Kết hợp học với hành, học tập với lao động sản xuất,thực nghiệm và nghiên cứu khoa học, gắn nhà trường với xã hội. áp dụng nhữngphương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sángtạo, năng lực giải quyết vấn đề”. Nghị quyết TW2 khoá VIII tiếp tục khẳng định phải “Đổi mới phương phápgiáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duysáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến vàphương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tựhọc, tự nghiên cứu cho học sinh”. Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn của xã hội môn Địa lí trong nhà trườngnói chung và môn Địa lí lớp 12 nói riêng không ngừng cải tiến chương trình, cải tiếnphương pháp dạy học nhằm đạt được hiệu quả cao nhất. Trong đó phương pháp xácđịnh - cách vẽ biểu đồ trong bài tập địa lí lớp 12 đóng vai trò quan trọng, nó cónhiệm vụ củng cố, rèn luyện kĩ năng Địa lí cho học sinh một cách thuần thục và chắcchắn hơn . Việc xác định - và cách vẽ biểu đồ trong bài tập, bài thực hành Địa lí khôngnhững giúp cho học sinh củng cố kĩ năng vẽ biểu đồ đã học ở lớp 10 - 11 mà cònvận dụng những kiến thức đã học vào nhận xét và giải thích biểu đồ đã vẽ được. Từ 5đó làm cho học sinh có cách nhìn nhận, đánh giá các sự vật, hiện tượng một cáchđúng đắn, chính xác và khách quan. Theo cấu trúc chương trình, hầu như sau mỗi bài học ở chương trình Địa lí lớp12 đều có một bài tập hoặc một bài thực hành vẽ biểu đồ. Đây là thuận lợi rất lớngiúp giáo viên thực hiện tốt các phương pháp rèn luyện kĩ năng Địa lí cho học sinhtrong quá trình dạy học. Từ đó, học sinh nhận thức tri thức một cách khách quanđồng thời thấy rõ những thuận lợi và khó khăn về các vấn đề Địa lí ở nước ta.II. CƠ SỞ THỰC TIỄN. Trong các môn học ở nhà trường THPT đều vận dụng rất nhiều các bài tập, bàithực hành. Mỗi môn học có một số dạng bài tập với đặc thù riêng, đối với môn Địalý cũng vậy. Ở đây tôi chỉ xin đưa ra một phần trong tổng hợp phần bài tập Địa lý đólà dạng bài tập vẽ biểu đồ. Bài thực hành vẽ biểu đồ giúp cho học sinh trong quá trình học tập tiếp thuđược kiến thức từ đơn giản đến phức tạp. Cũng qua đó mà học sinh bồi dưỡng thêmnăng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn. Rèn luyện kĩ năng thực hành cho học sinh ở các môn học là một quá trình phốihợp nhiều mặt, thể hiện trong chương trình, nội dung của các môn học trong đó cómôn Địa lý. Song để rèn luyện được kĩ năng đó học sinh cần nhận biết được yêu cầubài ra, xác định hướng, cách làm bài sau khi đọc kĩ bài. Qua các bài thực hành, bài tập đó giúp cho giáo viên hệ thống các loại biểu đồ,phân loại các dạng bài tập biểu đồ. Qua đó tạo điều kiện cho giáo viên phát huy khảnăng giảng dạy bài thực hành và hướng dẫn học sinh làm bài tập Địa lý. Học sinhnhận thức được các loại biểu đồ: dạng cột, tròn, đường, miền… Xác định được kiểubiểu đồ khi đọc bất kì một bài tập thực hành nào. Vì vậy phương pháp xác định - cách vẽ biểu đồ trong bài tập địa lý lớp 12yêu cầu học sinh phải làm việc độc lập, tích ...