Danh mục

Phương thức đánh giá chất lượng lao động của trí thức giáo dục Đai học theo hướng chuẩn hóa ở nước ta hiện nay

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 133.87 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chất lượng là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của một trường đại học. Tuy nhiên, hiện nay đang có nhiều ý kiến khác nhau về chất lượng lao động của trí thức Giáo dục đại học (GDĐH). Do vậy, tiến hành nghiên cứu phương thức đánh giá chất lượng lao động của đội ngũ này phù hợp với điều kiện thực tiễn ở Việt Nam là vấn đề cấp thiết. Bài viết tập trung trình bày: Quan niệm về chất lượng lao động của trí thức GDĐH; phương thức đánh giá chất lượng lao động của trí thức GDĐH. Trong đó, đi sâu luận giải về nguồn thông tin đánh giá, nội dung, tiêu chí đánh giá, yêu cầu cần đảm bảo trong qui trình đánh giá.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phương thức đánh giá chất lượng lao động của trí thức giáo dục Đai học theo hướng chuẩn hóa ở nước ta hiện nay Trần Thị Lan Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/1: 39 - 43 PHƯƠNG THỨC ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG CỦA TRÍ THỨC GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THEO HƯỚNG CHUẨN HÓA Ở NƯỚC TA HIỆN NAY Trần Thị Lan* Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Chất lượng là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của một trường đại học. Tuy nhiên, hiện nay đang có nhiều ý kiến khác nhau về chất lượng lao động của trí thức Giáo dục đại học (GDĐH). Do vậy, tiến hành nghiên cứu phương thức đánh giá chất lượng lao động của đội ngũ này phù hợp với điều kiện thực tiễn ở Việt Nam là vấn đề cấp thiết. Bài viết tập trung trình bày: Quan niệm về chất lượng lao động của trí thức GDĐH; phương thức đánh giá chất lượng lao động của trí thức GDĐH. Trong đó, đi sâu luận giải về nguồn thông tin đánh giá, nội dung, tiêu chí đánh giá, yêu cầu cần đảm bảo trong qui trình đánh giá. Từ khóa: Trí thức, trí thức Giáo dục đại học, chất lượng lao động, phương thức đánh giá. ĐẶT VẤN ĐỀ* Với việc gia nhập Tổ chức thương mại quốc tế WTO, chúng ta phải thừa nhận GDĐH là một loại dịch vụ (theo hiệp định GATS). Vì vậy, việc xây dựng phương thức đánh giá chất lượng lao động của trí thức GDĐH theo hướng chuẩn hóa đã trở thành vấn đề mang tính tất yếu khách quan. Điều đó không chỉ đáp ứng yêu cầu của xu thể quốc tế hóa giáo dục mà còn là nhu cầu nội tại của quá trình kiểm định chất lượng các trường đại học theo chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Quan niệm về lao động của trí thức GDĐH Theo nghĩa chung nhất, lao động “trước hết là một quá trình diễn ra giữa con người và tự nhiên, một quá trình trong đó bằng hoạt động của chính mình, con người làm trung gian điều tiết và kiểm tra sự trao đổi chất giữa họ với tự nhiên” [2, tr.230]. Xét về bản chất, lao động là một hoạt động tích cực và sáng tạo. Tiếp cận ở bình diện này, có thể xem lao động của trí thức GDĐH là quá trình tác động có mục đích của nhà giáo đến đối tượng người học nhằm đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nhân cách của người học nói riêng và nguồn nhân lực chất lượng cao nói chung. Với tính cách là một công việc, lao động của trí thức GDĐH là hoạt động nghề nghiệp * ĐT: 0983896296; Email: lantrantn@gmail.com chuyên môn – giáo dục và đào tạo ở bậc đại học. Đặc trưng nổi bật của hoạt động này là hoạt động khoa học sư phạm nhằm truyền thụ học vấn và đào tạo hướng nghiệp, gắn liền dạy chữ - dạy nghề và dạy người. Nếu xét lao động của trí thức GDĐH trên phương diện giá trị thì nó chính là hoạt động được đảm bảo bởi sự hao phí sức lao động trí óc, sáng tạo với hàm lượng chất xám cao. Sức lao động ấy được kết tinh trong sản phẩm lao động, tức người học với tư cách là kết quả trực tiếp nhất của hoạt động giảng dạy và phát minh, sáng chế với tư cách là sản phẩm của nghiên cứu khoa học (NCKH). Mặt khác, lao động hao phí của trí thức GDĐH không chỉ được tính đến sức lực cơ bắp mà quan trọng hơn và chủ yếu nhất vẫn là yếu tố trí tuệ, tình cảm. Hàm lượng chất xám, lòng nhiệt huyết kết tinh trong sản phẩm càng nhiều thì hao phí sức lao động trí tuệ của trí thức GDĐH càng cao bấy nhiêu. Lao động của trí thức GDĐH là khoa học phát triển con người với mục tiêu hình thành con người xã hội, con người văn hóa ở trình độ cao nên nó không thể bắt đầu bằng thói quen mà phải bằng hệ thống kỹ năng chuyên môn. Kết quả lao động của trí thức GDĐH là tạo ra sản phẩm trí tuệ - nhân cách, năng lực, phẩm chất, phương pháp tư duy khoa học của sinh viên; kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp của những nhà giáo, thầy thuốc, kỹ sư, công nhân, 39 Trần Thị Lan Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ những chuyên gia, những nhà khoa học trong tương lai. Giá trị lao động của trí thức là kết quả của lao động khổ luyện, công phu, tỉ mỉ. Ở đó, sự tận tâm, tận lực, nhiệt tình và tâm huyết phải được chỉ dẫn, soi sáng bởi tri thức khoa học, bởi phương pháp đúng đắn. Như một logic chặt chẽ và được nhìn từ góc độ đa chiều, chất lượng lao động của đội ngũ trí thức GDĐH không phải là một hiện tượng cá biệt, mà là kết quả tổng thể của những hoạt động có tính chất tương hỗ, liên quan mật thiết với nhau trong toàn bộ quá trình giáo dục và đào tạo: từ giảng dạy đến NCKH; từ giáo dục đạo đức đến rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp; từ việc giáo dục tri thức đến giáo dục phương pháp không phải của cá thể nhà giáo riêng biệt mà là toàn thể đội ngũ với tư cách tập thể sư phạm. Phương thức đánh giá chất lượng lao động của trí thức GDĐH theo hướng chuẩn hóa Đánh giá chất lượng lao động của trí thức GDĐH về thực chất là sự phán đoán giá trị lao động nhằm làm rõ mức độ đóng góp trí tuệ cho xã hội của trí thức nhà giáo. Do đó, thực tiễn đánh giá chất lượng lao động của trí thức GDĐH khách quan đòi hỏi giá trị phải được chuyển dịch từ phạm trù trừu tượng thành những tiêu chí cụ thể. Đối với trí thức GDĐH, chuẩn hóa chất lượng lao động vừa là mục tiêu phấn đấu vươn tới, vừa là thước đo đánh giá mức độ đáp ứng những tiêu chuẩn đã được xác ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: