Danh mục

Phương thức đào tạo giáo viên ở các trường sư phạm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục nhà trường phổ thông sau 2015

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 105.95 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ngoài việc nhấn mạnh yếu tố đổi mới nội dung chương trình đào tạo, bài báo còn nhấn mạnh và đưa ra phương thức đào tạo giáo viên để làm thế nào đạt được mục tiêu và đích cao nhất cho việc hình thành mẫu người giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông sau năm 2015.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phương thức đào tạo giáo viên ở các trường sư phạm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục nhà trường phổ thông sau 2015 JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2014, Vol. 59, No. 6A, pp. 234-241 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vnPHƯƠNG THỨC ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG SƯ PHẠM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG SAU 2015 Hà Thị Lan Hương Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội Tóm tắt. Đổi mới giáo dục phổ thông theo tinh thần nghị quyết Trung ương 29- NQ/TW đã tác động đến nhiều đối tượng trong việc triển khai đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015, trong đó phải kể đến tác động quan trọng đối với người giáo viên trên cả hai khía cạnh tích cực và những khó khăn, thách thức. Vấn đề này đặt ra trong các trường sư phạm vậy phải làm như thế nào để đào tạo ra đội ngũ giáo viên thực hiện được những đổi mới đó và vượt qua khỏi những khó khăn, thách thức gặp phải trên con đường đổi mới. Ngoài việc nhấn mạnh yếu tố đổi mới nội dung chương trình đào tạo, bài báo còn nhấn mạnh và đưa ra phương thức đào tạo giáo viên để làm thế nào đạt được mục tiêu và đích cao nhất cho việc hình thành mẫu người giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông sau năm 2015. Từ khóa: Phương thức đào tạo giáo viên; tích hợp; năng lực nghề nghiệp, đào tạo dựa trên nghiên cứu; trải nghiệm thực hành, thực tiễn phổ thông.1. Mở đầu Nghị quyết Trung ương số 29-NQ/TW đã định hướng chương trình giáo dục phổthông sau 2015 nhằm phát triển phẩm chất và năng lực học sinh, theo đó chương trìnhgiáo dục phổ thông được thiết kế theo hai giai đoạn: Giáo dục cơ bản (gồm tiểu học vàTHCS) mang tính tích hợp cao và giáo dục sau cơ bản (THPT) mang tính phân hóa mạnh;Yêu cầu đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra, đánh giá kết quả giáodục theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất và năng lực người học. . . Nghị quyết triểnkhai đã tác động đến học sinh, cán bộ quản lí, cha mẹ học sinh, cơ sở vật chất kĩ thuậtcủa các cơ sở giáo dục phổ thông, hệ thống giáo dục quốc dân, công tác chỉ đạo và quảnlí. . . đặc biệt là đối với giáo viên và chương trình đào tạo và bồi dưỡng giáo viên trongcác trường sư phạm. Vậy để đáp ứng được chương trình giáo dục phổ thông sau 2015, ứngvới để đào tạo ra giáo viên có thể thực hiện được chương trình giáo dục phổ thông đổi mớiđó, các trường sư phạm ngoài việc cập nhật và ban hành lại chuẩn nghề nghiệp giáo viênvà phát triển chương trình đào tạo giáo viên theo định hướng phát triển năng lực dựa trênLiên hệ: Hà Thị Lan Hương, e-mail: huonghtl@hnue.edu.vn234 Phương thức đào tạo giáo viên ở các trường Sư phạm đáp ứng yêu cầu đổi mới...chuẩn nghề nghiệp. . . còn phải đưa ra phương thức đào tạo giáo viên để thực hiện mộtcách hoàn chỉnh và trọn vẹn [1].2. Nội dung nghiên cứu2.1. Đổi mới giáo dục nhà trường phổ thông Việt Nam sau 2015 - Trên cơ sở mục tiêu đổi mới giáo dục, cần xác định rõ mục tiêu, chuẩn đầu ra,chương trình giáo dục từng cấp học, môn học; coi đó là cam kết bảo đảm chất lượng củacả hệ thống và từng cơ sở giáo dục phổ thông; là căn cứ giám sát, đánh giá chất lượng giáodục phổ thông. - Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông nhằm phát triển năng lực và phẩm chất,hài hòa đức, trí, thể, mĩ của học sinh. Nội dung giáo dục tinh giản, hiện đại, thiết thực,phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh; coi trọng thực hành, vận dụng kiếnthức vào thực tiễn; chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, văn hoá pháp luật vàý thức công dân, tập trung vào những giá trị cơ bản của văn hóa, truyền thống và đạo lídân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại, giá trị cốt lõi và nhân văn của chủ nghĩa Mác - Lêninvà tư tưởng Hồ Chí Minh, kiến thức quốc phòng, an ninh và giáo dục thể chất. Dạy ngoạingữ và tin học theo hướng chuẩn hóa, thiết thực, bảo đảm năng lực sử dụng của học sinh.Bảo đảm cho học sinh có trình độ THCS (hết lớp 9) có tri thức phổ thông nền tảng, đápứng yêu cầu phân luồng mạnh sau THCS; trung học phổ thông phải tiếp cận nghề nghiệpvà chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông có chất lượng. Bảo đảm năng lực tiếng Việtđồng thời quan tâm dạy tiếng mẹ đẻ của học sinh các dân tộc thiểu số [1]. - Thiết kế chương trình theo hai giai đoạn: Phát triển chương trình và biên soạn sáchgiáo khoa theo định hướng tích hợp và phân hóa [2]. - Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng phát huy tính tích cực, chủđộng, sáng tạo của học sinh, khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc;tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích và rèn luyện năng lực tự học, tạo cơ sởđể học tập suốt đời, tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực [2]. Hình thức tổ chức giáo dục đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, trải ...

Tài liệu được xem nhiều: