Danh mục

Phương thức huyền thoại hóa trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 về đề tài chiến tranh

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 129.04 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 về chiến tranh, phương thức huyền thoại hóa được sử dụng qua nhân vật người kể chuyện, nhân vật hồn ma hoặc qua những điểm báo, những giấc mơ. Nhân vật người kể chuyện kì lạ giúp nhà văn thể hiện cái nhìn đa chiều về cuộc sống, về con người trong và sau chiến tranh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phương thức huyền thoại hóa trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 về đề tài chiến tranh JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Science Sci., 2011, Vol. 56, No. 8, pp. 62-68 PHƯƠNG THỨC HUYỀN THOẠI HÓA TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM SAU 1975 VỀ ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH Nguyễn Thị Thanh Trường Cao đẳng Hải Dương E-mail: nguyenthithanh-cdhd@yahoo.com.vn Tóm tắt. Trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 về chiến tranh, phương thức huyền thoại hóa được sử dụng qua nhân vật người kể chuyện, nhân vật hồn ma hoặc qua những điểm báo, những giấc mơ. Nhân vật người kể chuyện kì lạ giúp nhà văn thể hiện cái nhìn đa chiều về cuộc sống, về con người trong và sau chiến tranh. Còn nhân vật hồn ma, hay những điềm báo, những giấc mơ góp phần thể hiện sự khốc liệt của chiến tranh sự tàn phá khủng khiếp của nó với tâm hồn con người. Có thể nói, phương thức huyền thoại hóa đã góp phần không nhỏ vào việc cách tân tiểu thuyết Việt Nam về đề tài chiến tranh. 1. Mở đầu Sau năm 1975, đặc biệt từ thời kì đổi mới, nằm trong mạch vận động chung của cả nền văn học, tiểu thuyết về chiến tranh đã có nhiều thay đổi và đạt được thành tựu đáng ghi nhận. Tuy không được sử dụng nhiều như ở các đề tài khác nhưng phương thức huyền thoại hóa vẫn là yếu tố nghệ thuật quan trọng góp phần đổi mới diện mạo tiểu thuyết chiến tranh Việt Nam. Chúng ta có thể thấy điều đó khi tìm hiểu về phương thức huyền thoại hóa trong các tác phẩm: Nỗi buồn chiến tranh (Thân phận của tình yêu) của Bảo Ninh, Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai, Bến đò xưa lặng lẽ của Xuân Đức, Những bức tường lửa của Khuất Quang Thụy, Mùa hè giá buốt của Văn Lê. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Khái niệm huyền thoại Từ điển Tiếng Việt đưa ra định nghĩa: “Huyền thoại là câu chuyện huyền hoặc, kì lạ, hoàn toàn do tưởng tượng” [5;454]. Phùng Văn Tửu đã cắt nghĩa nội dung của huyền thoại “thường không rõ ràng vì bị che lấp phía sau những thứ linh tinh chẳng có liên quan gì đến bản thân nó” [8]. Trong Phương thức huyền thoại hoá và sự biểu hiện đời sống tâm linh trong văn xuôi Việt Nam từ sau 1975, Đỗ Thu Hương đã rút ra ba ý nghĩa cơ bản của phương thức huyền thoại hoá: 62 Phương thức huyền thoại hóa trong tiểu thuyết Việt Nam... 1) Huyền thoại hoá là phương thức nghệ thuật độc đáo: cái thực được diễn đạt qua cái ảo, cái bình thường được thể hiện bằng cái kì lạ, phi thường, mà qua đó nhà văn bộc lộ quan niệm về con người, về đời sống. 2) Nó được tạo ra nhờ trí tưởng tượng và được thể hiện bằng các yếu tố hoang đường, siêu nhiên, kì lạ. 3) Nó là sự phản ứng trước những trật tự gò bó, cũ kĩ, làm lộ ra khả năng hoài nghi đối với những gì mà lí trí kiểm soát được, chống lại chủ nghĩa duy ý chí, bệnh xơ cứng của lí trí thuần tuý [2]. Chúng tôi cho rằng đây là ý kiến giàu sức thuyết phục. 2.2. Đôi nét về huyền thoại hóa trong văn học Việt Nam Huyền thoại đã xuất hiện từ xa xưa trong sáng tác văn chương. Qua các thời kì phát triển, nó được nhìn nhận chủ yếu từ hai góc độ: thứ nhất là một kiểu tư duy, thứ hai là một thủ pháp nghệ thuật. Chẳng hạn, ở thần thoại, yếu tố huyền thoại gắn với tư duy cổ sơ, thể hiện khát vọng nhận thức thế giới của người xưa. Tới văn học viết trung đại, yếu tố huyền thoại được sử dụng đậm đặc nhất trong truyện truyền kì và huyền thoại hóa đã trở thành một phương thức nghệ thuật. Phương thức huyền thoại hóa cũng được sử dụng khá thành công trong nhiều tác phẩm văn học Việt Nam hiện đại từ đầu thế kỉ XX đến 1945. Có thể kể tới một số truyện ngắn của Thế Lữ như Cái đầu lâu, Lưỡi tầm sét, Vàng và máu,. . . Trong Thơ Mới, yếu tố huyện thoại cũng được các thi sĩ như Thế Lữ, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử sử dụng đầy hiệu quả. Từ 1945 đến 1975, do yêu cầu “phản ánh chân thực và hùng hồn” cuộc chiến đấu và xây dựng đất nước của nhân dân ta, yếu tố huyền thoại ít được các nhà văn Việt Nam sử dụng. Từ năm 1975 tới nay, đặc biệt là từ thời kì đổi mới, yếu tố huyền thoại đã góp phần làm nên giá trị cho nhiều tác phẩm văn học. Phương thức huyền thoại đã phát huy tác dụng trong việc khám phá những vùng hiện thực đa chiều. Nhờ huyền thoại, thực tại có thể biến thành cõi mộng ảo và bức tranh đời sống trở nên mới lạ, đa diện, đa nghĩa hơn. Nhiều khi, tác phẩm trình bày hiện thực bất khả tín lại tạo được hiệu quả nghệ thuật phong phú hơn một hiện thực quen thuộc. Đồng thời, nhờ yếu tố huyền thoại, bạn đọc có thể thả sức trôi dạt vào những miền phong phú của trí tưởng tượng phi thường mà nhà văn tạo ra để trải nghiệm những cảm xúc mới. Chính phương thức huyền thoại hóa đã làm nên thành công cho hàng loạt tác phẩm như Sự tích những ngày đẹp trời của Hòa Vang, Con gái thủy thần của Nguyễn Huy Thiệp, Sống mãi với cây xanh của Nguyễn Minh Châu, Thiên sứ của Phạm Thị Hoài, Thiên thần sám hối của Tạ Duy Anh, Giàn thiêu của Võ Thị Hảo, Cõi ngườ ...

Tài liệu được xem nhiều: