Danh mục

Phương thức tránh mất nhãn hiệu

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 177.88 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhãn hiệu là một trong những thành tố quan trọng trong bất kỳ chiến lược tiếp thị của DN thành đạt vì chúng cho phép nhận diện, xúc tiến và chứng nhận các hàng hoá và dịch vụ của họ trên thị trường và phân biệt rõ so với sản phẩm của DN này với sản phẩm của DN khác.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phương thức tránh mất nhãn hiệuPhương thức tránh mất nhãn hiệuNhãn hiệu là một trong những thành tố quan trọng trong bất kỳ chiến lược tiếp thị của DN thànhđạt vì chúng cho phép nhận diện, xúc tiến và chứng nhận các hàng hoá và dịch vụ của họ trên thịtrường và phân biệt rõ so với sản phẩm của DN này với sản phẩm của DN khác.Và đăng ký tại nước ngoài là phương thức hữu hiệu tránh tình trạng... mất nhãn hiệu của DN.Những dấu hiệu nhận biết của một nhãn hiệu nói lên chất lượng sản phẩm và trong bối cảnh toàn cầuhoá và thương mại điện tử đang gia tăng thì nhãn hiệu là một trong những cách thức để khách hàngnhận diện các sản phẩm và dịch vụ của Cty. Sự bảo hộ nhãn hiệu loại bỏ sự cạnh tranh không côngbằng đối với những sản phẩm và dịch vụ tương tự không bảo hộ. Những hành vi gây tổn thất, làm giảmuy tín hoặc xâm phạm giá trị của nhãn hiệu đã được bảo hộ có thể gây hại lớn đến hoạt động kinh doanhcủa DN.Từ khi VN gia nhập WTO, việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại nước ngoài đang được các DN ngày càngquan tâm nhằm đảm bảo vị thế cạnh tranh của mình trên thị trường quốc tế. Xu thế chung hiện nay củacác DN là không đơn thuần làm gia công cho các Cty nước ngoài mà chủ động xây dựng thương hiệuriêng của mình với tham vọng phát triển ngang tầm với các DN nước ngoài.Tạo lập thương hiệu tại nước ngoài: có quá sức?Theo kết quả nghiên cứu mới nhất về top 200 DN VN của UNDP thì: Phần lớn các DN VN được hỏi đềucho rằng tạo dựng thương hiệu ở nước ngoài là việc làm tốn kém và khó khăn. Phần lớn các DN VNthâm nhập thị trường quốc tế thông qua các tập đoàn phân phối toàn cầu dưới thương hiệu của họ.Những tập đoàn này không sẵn sàng chấp nhận việc các DN VN tạo dựng thương hiệu độc lập. Dù sao,làm như vậy vẫn còn là điều vượt quá năng lực và nguồn lực của phần lớn các DN lớn của VN.Theo số liệu của Văn phòng sở hữu trí tuệ quốc tế WIPO thì kể từ khi nhãn hiệu đầu tiên của VN đượcđăng ký quốc tế theo Thoả ước Madrid (năm 1986) đến tháng 10/2007, mới có 156 nhãn hiệu của VNđược đăng ký và nộp đơn theo hệ thống đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo Madrid, trong khi đó, số lượngnhãn hiệu từ các nước chỉ định đăng ký tại VN là 59.014. Nhìn vào con số này có thể nhận thấy số lượngnhãn hiệu của VN được đăng ký quốc tế còn rất hạn chế so với số lượng nhãn hiệu từ các nước chỉ địnhvào VN.Mặc dù có những khó khăn nhất định về tài chính và thủ tục khi tiến hành đăng ký nhãn hiệu tại nướcngoài, tuy nhiên nhiều DN VN đã quan tâm đăng ký nhãn hiệu từ khá sớm và đã có những thành côngđáng kể trên thị trường quốc tế.Trong số các DN đã đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo hệ thống Madrid, không chỉ các DN lớn với nhữngnhãn hiệu đã được khẳng định vị trí trên thị trường trong nước như: Vinamilk cho sản phẩm sữa, Sài Gòncho sản phẩm bia, Minh Long cho sản phẩm gốm sứ, Vinataba cho sản phẩm thuốc lá, Kymdan cho sảnphẩm đệm mút, Bitis cho sản phẩm giày, dép, Miliket cho sản phẩm mì tôm , Thiên Long cho các sảnphẩm bút, Hồng Hà cho các loại văn phòng phẩm, PetroVietnam cho dầu khí và các dịch vụ liên quanđến dầu khí, Vinacafe cho sản phẩm cà phê, Vinatea cho sản phẩm chè, Traphaco cho các sản phẩmdược... mà còn có những nhãn hiệu dường như chưa được nhiều người tiêu dùng trong nước biết đếnnhư: cà phê Mỹ Lệ của Cty TNHH Mỹ Lệ (tỉnh Bình Phước), giày dép Tân Tuấn Kiệt của Cty TNHH Sảnxuất và Thương mại Tân Tuấn Kiệt (TP HCM), trà Trâm Anh của DN Trâm Anh (tỉnh Lâm Đồng), nhãnhiệu Lekima của DNTN Hương Nam Phương (TP HCM).Một trong những ví dụ điển hình về sự nỗ lực tạo dựng thương hiệu trên thị trường quốc tế là thươnghiệu Minh Long của Cty gốm sứ Minh Long I. Hiện tại, sản phẩm gốm sứ Minh Long không chỉ chinhphục được người tiêu dùng trên thị trường trong mà còn chiếm lĩnh được các thị trường lớn như Pháp,Đức, Thụy sĩ, Anh và Mỹ...Nhận thấy ý nghĩa quan trọng của việc bảo hộ thương hiệu tại thị trường nước ngoài, ngay từ năm 2000,Cty Minh Long đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo Thoả ước Madrid cho các sản phẩm gốm sứvà chỉ định đăng ký tại 16 quốc gia chủ yếu là các nước có nền công nghiệp gốm sứ phát triển của ChâuÂu như Pháp, Đức, Cộng hoà Séc, Nga, Hungary... Chính nhờ ý thức tạo dựng và bảo vệ tài sản trí tuệcũng như sự quyết tâm của DN mà Cty gốm sứ Minh Long không gặp phải những thua thiệt khi thâmnhập thị trường nước ngoài mặc dù các loại sản phẩm của Cty là nhóm sản phẩm rất dễ bị làm giả, làmnhái.Đăng ký nhãn hiệu tại nước ngoài: Cách thức nào?Việc đăng ký nhãn hiệu tại nước ngoài có thể được thực hiện bằng cách nộp đơn đăng ký đơn lẻ tại từngquốc gia nơi DN xuất khẩu hàng hoá/dịch vụ hoặc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo hệ thốngMadrid.Trong trường hợp nộp đơn đăng ký tại từng quốc gia, trình tự, thủ tục nộp đơn sẽ được thực hiện theoquy định của pháp luật quốc gia đó. Thông thường, DN sẽ phải thực hiện việc nộp đơn thông qua một tổchức dịch vụ sở hữu trí tuệ tại nước sở tại.Trong trường hợp DN tham gia vào thị trường của một ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:

kinh doanh tiếp thị quản trị kinh doanh nhãn hiệu marketing

Gợi ý tài liệu liên quan: