pr theo kiểu mỹ: phần 2 - nxb lao động xã hội
Số trang: 71
Loại file: pdf
Dung lượng: 816.04 KB
Lượt xem: 25
Lượt tải: 0
Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
phần 2 gồm các nội dung: quan hệ chính phủ, du lịch và lữ hành, quan hệ đầu tư, báo cáo thường niên, các bài diễn thuyết với những dấu ấn độc nhất, soạn thảo một bài thuyết trình, nói chuyện – trang trọng hay thân thiết,... mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung tài liệu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
pr theo kiểu mỹ: phần 2 - nxb lao động xã hội PHẦN BA<br /> MỞ RỘNG PHẠM VI PR<br /> PR cũng liên quan đến nhiều lĩnh vực chuyên môn khác, đòi hỏi những kỹ năng truyền<br /> thông rất chuyên biệt và phức tạp. Một vài trong số những lĩnh vực đó – đáng chú ý nhất<br /> là quan hệ chính phủ, ngành công nghiệp du lịch và lữ hành khổng lồ, mối quan hệ giữa<br /> các nhà đầu tư – sẽ được đề cập chi tiết trong những chương tiếp theo.<br /> <br /> <br /> 11. QUAN HỆ CHÍNH PHỦ <br /> “Chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ năm 2008 đã chứng minh rằng, công nghệ có thể<br /> được sử dụng không chỉ để truyền tải một thông điệp, mà còn để sắp xếp trật tự trong cộng<br /> đồng trực tuyến. Hàng nghìn tổ chức quy mô nhỏ đã trở thành những sứ giả gửi gắm thông<br /> điệp, những nhà tổ chức các sự kiện đặc biệt, những người vận động gây quỹ, v.v…”<br /> JIM WIEGHART<br /> NĂM 1999, CỐ VẤN CHÍNH TRỊ Dick Morris đã dự đoán rằng, Internet sẽ mang đến<br /> cho tất cả mọi người cơ hội được cất lên tiếng nói của mình, về các vấn đề như bầu cử<br /> quan chức, thay đổi pháp chế và sửa đổi những điều sai trái. Trong cuốn sách Vote.com<br /> của mình, Morris đã phát biểu rằng, sự phát triển này sẽ mở ra một kỷ nguyên mới của<br /> “dân chủ trực tiếp” như Thomas Jefferson từng dự đoán.<br /> Chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ năm 2008 đã chứng minh những gì Morris nói là<br /> đúng, nhưng đồng thời cũng cho thấy ông chưa mạnh dạn khi đưa ra những dự đoán của<br /> mình. Các nhà chiến lược hỗ trợ ứng cử viên Barack Obama đã chứng minh được rằng,<br /> công nghệ có công năng phi thường trong việc sắp xếp trật tự trong các cộng đồng trực<br /> tuyến, giống như lời phát biểu của cựu phóng viên Jim Wieghart, nguyên biên tập viên tạp<br /> chí New York Daily News. <br /> Chương này sẽ khám phá cách thức mà mọi đối tượng, từ các quan chức chính phủ, đến<br /> các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên phố Main, có thể gây ảnh hưởng và thay đổi nguyên<br /> trạng cũng như vận động hành lang khá dễ dàng. Nguyên trạng ở đây có thể là những<br /> chính sách không đủ quyết liệt để bảo vệ nhân quyền, cản trở việc buôn bán, và khiến giá<br /> cả trên thị trường chứng khoán lên xuống bất thường một cách đáng ngờ. Nếu như Martin<br /> Luther King Jr. còn sống tới thời đại của Internet, có lẽ ông sẽ giảm bớt số cuộc đối thoại<br /> trực tiếp, thay vào đó chú trọng nhiều hơn đến việc sắp xếp các nhà hoạt động xã hội và<br /> tiến hành hoạt động gây quỹ qua mạng.<br /> QUAN HỆ CHÍNH PHỦ<br /> Về bản chất, “quan hệ chính phủ” là một dạng quyền lực. Trong cuốn sách nổi tiếng The<br /> Power Game (tạm dịch: Trò chơi quyền lực), tác giả, nhà báo Hedrick Smith cho rằng, có<br /> vô số các dạng quyền lực khác nhau. Quyền lực địa vị là dạng thức mà bạn có được khi<br /> đạt được một chức vụ, vị trí nào đó, chẳng hạn như Thượng nghị sỹ hoặc Tổng thống Mỹ.<br /> Ngoài ra, còn rất nhiều dạng quyền lực khác, chẳng hạn như quyền tiếp cận, sự tự tin, khả<br /> năng sáng tạo, khả năng tạo ra chướng ngại vật và hiểu biết về các phương tiện truyền<br /> thông.<br /> Sức mạnh của những người có các mối quan hệ chính phủ là khả năng gây ảnh hưởng đến<br /> kết quả, chẳng hạn như: một ứng cử viên trúng cử, một dự luật được thông qua hay không<br /> được thông qua, một cuộc điều tra quốc hội sẽ được tiến hành hay không được tiến hành,<br /> một thông báo mới cho nội các sẽ được tạo ra hay không được tạo ra, chức vụ của người<br /> được bổ nhiệm vào tòa án tối cao liên bang được phê chuẩn hay không được phê chuẩn.<br /> Những người có dạng quyền lực này sẽ được trọng vọng và thường có nguồn thu nhập<br /> cao. Đây là một trong những dạng quyền lực giá trị nhất trong thế kỷ XXI. <br /> <br /> Tất nhiên, điều này không phải lúc nào cũng đúng. Trong thời kỳ duy tâm, chẳng hạn như<br /> thời kỳ bình yên, thịnh vượng trước Chiến tranh Thế giới thứ Hai, dạng quyền lực này<br /> thường bị coi thường. Những người có quyền lực này được gọi là ”những kẻ lợi dụng chức<br /> vụ và quyền hạn”. Thậm chí ngày nay, một số cái tên của “những kẻ lợi dụng chức vụ và<br /> quyền hạn,” như Jack Abramoff, luôn khiến người nghe liên tưởng tới sự bất chính trong<br /> những vụ tham nhũng, và một hệ thống chính quyền luôn thiên vị những người giàu. Phải<br /> thừa nhận rằng, không phải ai có dạng quyền lực này cũng là người tốt. Xét cho cùng, bất<br /> cứ dạng quyền lực nào cũng có thể bị lạm dụng. <br /> Tuy nhiên, Internet đã giúp chúng ta loại bỏ những hiểu biết ngây ngô về cách mọi thứ<br /> được tiến hành, đặc biệt là trong lĩnh vực chính trị. Blogger Matt Drudge đã tự vạch trần<br /> một vụ xì-căng-đan tình dục liên quan đến vị tổng thống đương nhiệm và một thực tập<br /> sinh. Trong lĩnh vực chính trị, trạng thái bình lặng đã lùi vào dĩ vãng. Số lượng các cộng<br /> đồng trực tuyến được lập ra nhằm gây ảnh hưởng tới các chính sách – trong phạm vi địa<br /> phương, khu vực, quốc gia và thậm chí toàn cầu, ngày càng tăng. Thành viên của các cộng<br /> đồng này rất đa dạng, từ các nhà hoạt động xã hội đến những doanh nhân. Theo Frank<br /> Vellucci và Eddie Huang đưa tin trên trang Law.com, thậm chí cả ngành công nghiệp dược<br /> phẩm khá bảo thủ cũng bắt đầu “đánh giá và so sánh mặt lợi với mặt hại của Web 2.0” để<br /> tiến hành các hoạt động truyền thông và phân loại đối tượng khách hàng.<br /> Sức mạnh của quan hệ chính phủ đã được thừa nhận là một dạng sức mạnh thiết yếu trong<br /> xã hội toàn cầu phức tạp của thế kỷ XXI. Sức mạnh này vận động theo mọi chiều hướng –<br /> bắt nguồn từ chính phủ và đến chính phủ, giữa các nhóm đối tượng ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
pr theo kiểu mỹ: phần 2 - nxb lao động xã hội PHẦN BA<br /> MỞ RỘNG PHẠM VI PR<br /> PR cũng liên quan đến nhiều lĩnh vực chuyên môn khác, đòi hỏi những kỹ năng truyền<br /> thông rất chuyên biệt và phức tạp. Một vài trong số những lĩnh vực đó – đáng chú ý nhất<br /> là quan hệ chính phủ, ngành công nghiệp du lịch và lữ hành khổng lồ, mối quan hệ giữa<br /> các nhà đầu tư – sẽ được đề cập chi tiết trong những chương tiếp theo.<br /> <br /> <br /> 11. QUAN HỆ CHÍNH PHỦ <br /> “Chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ năm 2008 đã chứng minh rằng, công nghệ có thể<br /> được sử dụng không chỉ để truyền tải một thông điệp, mà còn để sắp xếp trật tự trong cộng<br /> đồng trực tuyến. Hàng nghìn tổ chức quy mô nhỏ đã trở thành những sứ giả gửi gắm thông<br /> điệp, những nhà tổ chức các sự kiện đặc biệt, những người vận động gây quỹ, v.v…”<br /> JIM WIEGHART<br /> NĂM 1999, CỐ VẤN CHÍNH TRỊ Dick Morris đã dự đoán rằng, Internet sẽ mang đến<br /> cho tất cả mọi người cơ hội được cất lên tiếng nói của mình, về các vấn đề như bầu cử<br /> quan chức, thay đổi pháp chế và sửa đổi những điều sai trái. Trong cuốn sách Vote.com<br /> của mình, Morris đã phát biểu rằng, sự phát triển này sẽ mở ra một kỷ nguyên mới của<br /> “dân chủ trực tiếp” như Thomas Jefferson từng dự đoán.<br /> Chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ năm 2008 đã chứng minh những gì Morris nói là<br /> đúng, nhưng đồng thời cũng cho thấy ông chưa mạnh dạn khi đưa ra những dự đoán của<br /> mình. Các nhà chiến lược hỗ trợ ứng cử viên Barack Obama đã chứng minh được rằng,<br /> công nghệ có công năng phi thường trong việc sắp xếp trật tự trong các cộng đồng trực<br /> tuyến, giống như lời phát biểu của cựu phóng viên Jim Wieghart, nguyên biên tập viên tạp<br /> chí New York Daily News. <br /> Chương này sẽ khám phá cách thức mà mọi đối tượng, từ các quan chức chính phủ, đến<br /> các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên phố Main, có thể gây ảnh hưởng và thay đổi nguyên<br /> trạng cũng như vận động hành lang khá dễ dàng. Nguyên trạng ở đây có thể là những<br /> chính sách không đủ quyết liệt để bảo vệ nhân quyền, cản trở việc buôn bán, và khiến giá<br /> cả trên thị trường chứng khoán lên xuống bất thường một cách đáng ngờ. Nếu như Martin<br /> Luther King Jr. còn sống tới thời đại của Internet, có lẽ ông sẽ giảm bớt số cuộc đối thoại<br /> trực tiếp, thay vào đó chú trọng nhiều hơn đến việc sắp xếp các nhà hoạt động xã hội và<br /> tiến hành hoạt động gây quỹ qua mạng.<br /> QUAN HỆ CHÍNH PHỦ<br /> Về bản chất, “quan hệ chính phủ” là một dạng quyền lực. Trong cuốn sách nổi tiếng The<br /> Power Game (tạm dịch: Trò chơi quyền lực), tác giả, nhà báo Hedrick Smith cho rằng, có<br /> vô số các dạng quyền lực khác nhau. Quyền lực địa vị là dạng thức mà bạn có được khi<br /> đạt được một chức vụ, vị trí nào đó, chẳng hạn như Thượng nghị sỹ hoặc Tổng thống Mỹ.<br /> Ngoài ra, còn rất nhiều dạng quyền lực khác, chẳng hạn như quyền tiếp cận, sự tự tin, khả<br /> năng sáng tạo, khả năng tạo ra chướng ngại vật và hiểu biết về các phương tiện truyền<br /> thông.<br /> Sức mạnh của những người có các mối quan hệ chính phủ là khả năng gây ảnh hưởng đến<br /> kết quả, chẳng hạn như: một ứng cử viên trúng cử, một dự luật được thông qua hay không<br /> được thông qua, một cuộc điều tra quốc hội sẽ được tiến hành hay không được tiến hành,<br /> một thông báo mới cho nội các sẽ được tạo ra hay không được tạo ra, chức vụ của người<br /> được bổ nhiệm vào tòa án tối cao liên bang được phê chuẩn hay không được phê chuẩn.<br /> Những người có dạng quyền lực này sẽ được trọng vọng và thường có nguồn thu nhập<br /> cao. Đây là một trong những dạng quyền lực giá trị nhất trong thế kỷ XXI. <br /> <br /> Tất nhiên, điều này không phải lúc nào cũng đúng. Trong thời kỳ duy tâm, chẳng hạn như<br /> thời kỳ bình yên, thịnh vượng trước Chiến tranh Thế giới thứ Hai, dạng quyền lực này<br /> thường bị coi thường. Những người có quyền lực này được gọi là ”những kẻ lợi dụng chức<br /> vụ và quyền hạn”. Thậm chí ngày nay, một số cái tên của “những kẻ lợi dụng chức vụ và<br /> quyền hạn,” như Jack Abramoff, luôn khiến người nghe liên tưởng tới sự bất chính trong<br /> những vụ tham nhũng, và một hệ thống chính quyền luôn thiên vị những người giàu. Phải<br /> thừa nhận rằng, không phải ai có dạng quyền lực này cũng là người tốt. Xét cho cùng, bất<br /> cứ dạng quyền lực nào cũng có thể bị lạm dụng. <br /> Tuy nhiên, Internet đã giúp chúng ta loại bỏ những hiểu biết ngây ngô về cách mọi thứ<br /> được tiến hành, đặc biệt là trong lĩnh vực chính trị. Blogger Matt Drudge đã tự vạch trần<br /> một vụ xì-căng-đan tình dục liên quan đến vị tổng thống đương nhiệm và một thực tập<br /> sinh. Trong lĩnh vực chính trị, trạng thái bình lặng đã lùi vào dĩ vãng. Số lượng các cộng<br /> đồng trực tuyến được lập ra nhằm gây ảnh hưởng tới các chính sách – trong phạm vi địa<br /> phương, khu vực, quốc gia và thậm chí toàn cầu, ngày càng tăng. Thành viên của các cộng<br /> đồng này rất đa dạng, từ các nhà hoạt động xã hội đến những doanh nhân. Theo Frank<br /> Vellucci và Eddie Huang đưa tin trên trang Law.com, thậm chí cả ngành công nghiệp dược<br /> phẩm khá bảo thủ cũng bắt đầu “đánh giá và so sánh mặt lợi với mặt hại của Web 2.0” để<br /> tiến hành các hoạt động truyền thông và phân loại đối tượng khách hàng.<br /> Sức mạnh của quan hệ chính phủ đã được thừa nhận là một dạng sức mạnh thiết yếu trong<br /> xã hội toàn cầu phức tạp của thế kỷ XXI. Sức mạnh này vận động theo mọi chiều hướng –<br /> bắt nguồn từ chính phủ và đến chính phủ, giữa các nhóm đối tượng ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
PR theo kiểu Mỹ Thúc đẩy PR Thế giới công nghệ số Quan hệ chính phủ Du lịch và lữ hành Quan hệ đầu tư Báo cáo thường niên Các bài diễn thuyết với những dấu ấn độc nhất Soạn thảo một bài thuyết trìnhGợi ý tài liệu liên quan:
-
87 trang 56 1 0
-
Báo cáo thường niên Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng năm 2018
31 trang 36 0 0 -
Bài giảng Luật Đầu tư - Chương 1: Khái quát chung về hoạt động đầu tư
17 trang 33 0 0 -
Báo cáo thường niên 2015: Ngân hàng VPBank
116 trang 32 0 0 -
Báo cáo thường niên Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng năm 2020
51 trang 30 0 0 -
Bàn về hạn chế của báo cáo tài chính: Nghiên cứu trường hợp báo cáo tích hợp
6 trang 30 0 0 -
Sổ tay Quan hệ kinh tế đối ngoại của Việt Nam
236 trang 26 0 0 -
pr theo kiểu mỹ: phần 1 - nxb lao động xã hội
90 trang 23 0 0 -
Báo cáo thường niên 2011: Chuyển mình vươn cao - DongA Bank
60 trang 22 0 0 -
Mối quan hệ đầu tư và lạm phát
8 trang 22 0 0