Danh mục

PRAMANI HAY CẢM THỨC VỀ TƯƠNG QUAN

Số trang: 22      Loại file: pdf      Dung lượng: 209.16 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 20,000 VND Tải xuống file đầy đủ (22 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Pramani là những quy tắc giúp chúng ta chứng nghiệm lại xem thử cái chúng ta vừa vẽ có đúng không. Những quy tắc này cũng chỉ cho chúng ta những kích thước và tỷ lệ xác thực, khoảng cách gần xa của các vật, cũng như cấu tạo giải phẫu và phép viễn cận.Trên một mảnh giấy con, ta biểu thị bằng cách nào cái màu xanh vô hạn của đại dương bao la nhỉ? Sau khi đã hoàn toàn phủ kín mặt giấy bằng một màu thanh thiên trong suốt, sau khi đã vẩy những vệt sóng lăn...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
PRAMANI HAY CẢM THỨC VỀ TƯƠNG QUANPRAMANI HAY CẢM THỨC VỀ TƯƠNG QUANPramani là những quy tắc giúp chúng ta chứng nghiệm lại xem thử cáichúng ta vừa vẽ có đúng không. Những quy tắc này cũng chỉ cho chúngta những kích thước và tỷ lệ xác thực, khoảng cách gần xa của các vật,cũng như cấu tạo giải phẫu và phép viễn cận.Trên một mảnh giấy con, ta biểu thị bằng cách nào cái màu xanh vôhạn của đại dương bao la nhỉ? Sau khi đã hoàn toàn phủ kín mặt giấybằng một màu thanh thiên trong suốt, sau khi đã vẩy những vệt sónglăn tăn lên nữa, ta có thể bảo đấy là đại dương sao? Không, bởi vì tờgiấy của chúng ta trông cứ như là một mảnh kính màu xanh, vô nghĩavà nhỏ hẹp, không bày ra một bề sâu và bề rộng nào trước mắt ta cả,chứ đừng nói là ngoài tầm mắt ta nữa.Đó chính là bởi cái Cảm thức về Tương quan và tỷ lệ của chúng ta đãđịnh một giới hạn cho vũng nước không hề có thực kia, trước hết bằngcách khép kín nó giữa chân trời và bờ biển, rồi bằng cách vạch ra cáiranh giới chính xác mà nước phải chiếm lĩnh giữa không trung và mặtđất.Sau khi đã quyết định cách vẽ như thế rồi, thì Cảm thức về Giá trị củachúng ta sẽ phát hiện hết sức chính xác những khác biệt về sắc độ giữamàu vàng của cát và màu nhũ của bầu trời chói chang, độ trong suốthay mờ đục của nó, cũng như những khác biệt giữa hình tướng và màusắc của biển, của trời, của bờ biển. Cảm thức về giá trị không những chỉđo đạc cho chúng ta những tỷ lệ, tầm cỡ, kích thước khác nhau củanhững hình tướng hữu thể, chẳng hạn như những đám mây, những đợtsóng, hay bờ cát, mà còn cho chúng ta cái độ chuyển động hay im ắng,phẳng lặng hay gợn rung, vốn có và hiển hiện ở bầu trời yên ổn, ởnhững đợt sóng rì rào, và con đường lởm chởm đá nơi bờ biển.Cảm thức về Giá trị của chúng ta, còn nói lên cả cái liều lượng sắc lam,đen, xám, đỏ, vàng, lục, phải pha trộn để vẽ nên bầu trời trong sáng kia,những làn sóng kia, và con đường đất kia dưới ánh sáng hay bị bóng tốixâm lấn. Nó còn nói cho ta hay cái gì ở xa và cái gì nằm gần, cùng vớivị trí chính xác của mỗi vật. Cảm thức về giá trị nằm trong Tâm ta; nólượng chừng được cả cái nhỏ nhặt, hạn chế, lẫn cái to lớn, vô biên. Nóchỉ cho chúng ta hình tướng đúng đắn và thích hợp, cũng như cách biểuthị ý nghĩa và tình cảm.Chẳng khác gì khi nghe một đứa trẻ tập hát, ta nhận thấy em hát quácao hay quá thấp, em lầm lẫn trong âm lượng và âm sắc, vì chừng cáiCảm thức về Giá trị của em chưa được tập dượt đầy đủ. Nhưng, dầndần, cảm quan đó phát triển lên và ta thấy em bé, sau khi đã lắc đầu vàcau mày chê chán, cuối cùng lại phát hiện ra điều bí ẩn của sự hát đúng,bởi đầu óc em đã phải nhiều lần so sánh và đo đạc.Các loài động vật cũng có cái khả năng đó. Con lớn con bé gì cũng đềutập dượt để tính toán được những âm thanh từ xa và để phân biệt đượctiếng xì xào của phiến lá rụng, hay tiếng sột soạt của con hổ sắp lại gần,để nhận ra một kẻ thù đang xông tới, hay chỉ là con chim rừng bay đi.Đối với loài chim và loài động vật ăn thịt, thì khả năng ấy phát triển rấtcao. Khi con chim nhảy nhót trên bãi cỏ, mà có con mèo đang chựcxông tới vồ, thì cả đôi bên đều thử thách cái Cảm thức về Tương quan.Cảm thức ấy xác định cho con mèo khoảng cách chính xác giữa nó vàcon chim, cũng như sức bật cần thiết, để chỉ thoáng một cái là vượtđược khoảng cách đó. Với con chim, cảm thức nói trên lại báo trướcrằng con mèo sắp tới kìa, cứ giữ cho được khoảng cách đo mà nhảynhót trên cỏ tìm sâu.Mà Cảm thức ấy còn thức tỉnh loài sâu bọ nữa kia. Trong trường hợpđó, nó ước lượng được bằng con chim và con mèo sắp tới trên nền cỏdịu dàng nó mách cho con sâu tất cả những gì đang xảy ra xung quanh.Chính cái Cảm thức về Tương quan dễ khởi cảm cho nhà kiến trúc xâycung Taj với những tỷ lệ đẹp đẽ không tiền khoáng hậu, đến nỗi ta chỉthay đổi một cỏn con trong các tỷ lệ thôi, thì vẻ đẹp toàn cục của kiếnttrúc đã giảm sút, khiến giấc mơ bằng cẩm thạch kia phải tiêu tan, mãimãi không còn trong thế giới này, có khác chi không ai còn có thể thaylắp cánh tay của Nữ thần Đẹp cho đặng.Trong cuốn Pănchadaxi (chương 4), hoạt động của khả năng đang bànđược mô tả như sau: Khi chúng ta đứng trước một vật, hoặc là khi mộtvật đặt trước mắt chúng ta, thì tâm trí chúng ta vồ đón lấy nó, và vậtđược nhìn thấy bằng con mắt cũng được cảm nhận bằng tâm trí củachúng ta nữa.Kết cục, là Tâm nhân những đặc tính của Hình tướng, và Hình tướngnhận những đặc chất của Tâm. Cảm thức về Tương quan không phảichỉ nhằm mách chúng ta chiều dài đo thành phân - ly của một vật, mànhằm đo đạc cái ý nghĩa ngoài những hình tướng ta đang chiêm nghiệmhay cảm nhận. Ta có thể nói rằng Cảm thức về Tương quan là chiếc cầugiữa những đặc chất bên ngoài và những đặc chất bên trong của Hìnhtướng.Nó là cái mạng nhện mà chúng ta bủa vây bằng những sợi vô hình củaCảm thức về Tương quan. Những sợi dây kia luôn phát vào giác quanvề tâm trí chúng ta những thông tin chính xác và chi tiết, bao gồm tỷ lệ,kí ...

Tài liệu được xem nhiều: