Danh mục

Pyotr Đại Đế (10/6/1672 - 28/1/1725)

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 162.13 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiểu sử Khi Pyotr I lên ba tuổi rưỡi, Sa hoàng Aleksei I qua đời ở tuổi 47. Kế vị ngai vàng là Thái tử Fyodor, 15 tuổi, bị khuyết tật, và là con trai trưởng của Hoàng hậu quá cố Maria Ilyinichna Miloslavskaya, tức là anh cùng cha khác mẹ của Pyotr. Cuộc đời thơ ấu của Pyotr trải qua bình lặng trong sáu năm (1676-1682) dưới triều đại của Fyodor III.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Pyotr Đại Đế (10/6/1672 - 28/1/1725) Pyotr Đại Đế (10/6/1672 - 28/1/1725)Tiểu sửKhi Pyotr I lên ba tuổi rưỡi, Sa hoàng Aleksei I qua đời ở tuổi 47. Kế vị ngai vàng là Tháitử Fyodor, 15 tuổi, bị khuyết tật, và là con trai trưởng của Hoàng hậu quá cố MariaIlyinichna Miloslavskaya, tức là anh cùng cha khác mẹ của Pyotr.Cuộc đời thơ ấu của Pyotr trải qua bình lặng trong sáu năm (1676-1682) dưới triều đạicủa Fyodor III. Khi ông này qua đời, chỉ còn có hai ứng viên lên ngôi: người em ruột củaFyodor tên Ivan, 17 tuổi, và người em cùng cha khác mẹ chính là Pyotr, lúc đó 10 tuổi.Pyotr được chọn làm Sa hoàng kế vị.Tuy nhiên, người chị cùng cha khác mẹ của Pyotr, tức chị ruột của Ivan, Công chúa SofiaAlekseyevna, xách động Cấm vệ bạo loạn. Kết quả là Ivan và Pyotr trị vì bên nhau vớidanh nghĩa đồng-Sa hoàng – Ivan là Sa hoàng có vị thế cao hơn. Công chúa SofiaAlekseyevna được cử làm Phụ chính.Trong thời gian Sofia điều hành việc nước, Pyotr rời xa Moskva, lớn lên nơi thôn dã. KhiPyotr lên 14, ông và bà mẹ đến cư ngụ hẳn ở Cung điện Preobrazhenskoe, trong ngôi làngcùng tên dọc bờ sông Yauza, cách Moskva khoảng 5 km. Những trò chơi tập đánh trậnmà Pyotr ưa thích biến nơi này thành một doanh trại quân đội ho àn chỉnh. Tổng cộng có300 thiếu nhi và trai trẻ, sống trong những khu doanh trại, tập luyện như quân đội, sửdụng ngôn ngữ của quân đội và lĩnh lương theo chế độ quân đội. Một trong những thiếuniên lày là Aleksandr Danilovich Menshikov, sau này trở thành đại thần thân thiết nhấtcủa Pyotr. Pyotr xem tất cả thiếu niên đồng trang lứa như là bạn của mình, từ nhóm nhỏnày Pyotr gây dựng nên Lữ đoàn Preobrazhenskoe. Đây cũng là lữ đoàn đầu tiên của lựclượng Cảnh vệ Hoàng gia mà lữ đoàn trưởng luôn luôn là Sa hoàng nước Nga, cho đếnkhi chế độ quân chủ Nga chấm dứt vào năm 1917.Không bao lâu, mọi doanh trại trong ngôi làng nhỏ bé Preobrazhenskoe đều chật lính, cácdoanh trại mới được xây dựng thêm ở ngôi làng Semyonovsky gần đó; với thời gian, độiquân này phát triển thành Lữ đoàn Semyonovsky, và là lữ đoàn thứ hai của lực lượngCảnh vệ Hoàng gia. Mỗi lữ đoàn lúc sơ khai có 300 quân, được tổ chức thành bộ binh, kỵbinh và pháo binh giống như bên quân đội thực thụ. Lữ đoàn Cảnh vệ Hoàng gia cũng cóhệ thống quân hàm, với sĩ quan trận địa, đội hậu cần, ban hành chính, ban quân lương,lính thổi kèn, lính đánh trống... như bên quân đội.Trong thời gian này, một thương nhân già người Hà Lan tên Franz Timmerman đã dạycho Pyotr số học, hình học, cách tính toán đạn đạo... Đối với Pyotr, ông vừa là chuyên giatư vấn vừa là người bạn, và Pyotr luôn giữ ông thầy bên mình để trả lời các câu hỏi liêntục tuôn ra từ vị sa hoàng nhỏ tuổi.Chính Timmerman và Pyotr tìm thấy một chiếc thuyền mục nát kiểu Anh, được mộtngười Hà Lan khác sửa chữa, và ông này chỉ dẫn Pyotr lái chiếc thuyền. Pyotr gọi chiếcthuyền này là Thủy tổ của Hải quân Nga, hiện được trưng bày ở Bảo tàng Hải quânNga ở thành phố Sankt-Peterburg.Sau đó, Pyotr học đóng thuyền trên bờ hồ Pleschev, cách Moskva gần 140 kílômét vềphía đông-bắc. Việc tình cờ t ìm thấy chiếc thuyền và những bài học lái thuyền đầu tiêncùng với việc đóng những chiếc t àu khu trục nhỏ và thuyền buồm đầu tiên khởi đầu cholòng đam mê biển và ước muốn học hỏi từ Tây Âu của Pyotr.Vào ngày 27 tháng 1 năm 1689, Pyotr lên 17 tuổi và nghe theo lời mẹ, cưới EvdokiyaFyodorovna Lopukhina, lúc đó lên 20. Họ có hai con trai: Aleksei (sống đến tuổi trưởngthành) và Aleksandr (chết 7 tháng sau khi ra đời).Một cuộc khủng hoảng bùng nổ vào ngày 17 tháng 8 năm 1689 giữa hai phe của Sofia vàPyotr. Kết quả là Sofia bị lật đổ, còn Ivan và Pyotr tiếp tục trị vì bên nhau. Trong 5 nămtiếp theo, Pyotr quay trở về Preobrazhenskoe và hồ Pleschev, vẫn sống theo lối sống thiếuniên thiếu quy củ, thiếu trách nhiệm, ho àn toàn dửng dưng với chính sự. Trước thời giannày, chính phủ được điều hành bởi một một nhóm nhỏ đã từng ủng hộ và dìu dắt ôngtrong cuộc đối đầu với Sofia.Trong hai năm 1693 và 1694, Pyotr đi đến Arkhangelsk để quan sát những hoạt động củamột bến cảng, cách tập lái t àu biển, đặt mua chiếc tàu đầu tiên và đóng thêm tàu cho Hảiquân Nga... Nhận thấy tầm quan trọng của nền hàng hải, Pyotr càng quyết tâm học hỏiđiều hay từ Tây Âu và chú tâm đến việc xây dựng cảng biển.Ngày 8 tháng 3 năm 1696, Sa hoàng Ivan thình lình qua đời ở tuổi 29. Từ đó, Pyotr là Sahoàng duy nhất, là người trị vì tối cao độc nhất của đất nước Nga.Pyotr phát động hai chiến dịch quân sự đánh chiếm thị trấn và pháo đài Azov của Hãnquốc Crimea, do sắc tộc Tatar cai trị dưới sự bảo trợ của Đế quốc Ottoman. Chiến dịchnăm 1695 bị thất bại, nhưng trong chiến dịch năm 1696 Nga xâm chiếm được Azov.Năm 1696, Pyotr gửi một đoàn sứ thần hơn 250 người, mà sử gia gọi là Đại Phái bộ Sứthần đến một số nước Tây Âu. Mục đích của chuyến đi là nhằm củng cố liên minh chốngOttoman, và còn để tìm nguồn nhân lực, mua vũ khí và trang thiết bị cho Hải quân Nga.Pyotr không đi với tư cách ...

Tài liệu được xem nhiều: