Danh mục

Quả ngọt cho người đái tháo đường

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 170.96 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Rất nhiều người bị đái tháo đường (ĐTĐ) thường tự ý truyền miệng nhau kiêng ăn giảm uống, thậm chí bỏ bữa ăn, điều này hết sức sai lầm... Điểm khác biệt của chế độ ăn trong bệnh ĐTĐ là cần phải hạn chế thành phần đường bột (starchy carbohydrate) và cấm tuyệt đối ăn đường ngọt (sugary carbohydrate). Những người mắc ĐTĐ cần tăng cường ăn rau quả như người bình thườngMặc nhiên những loại trái cây bổ dưỡng, cung cấp chất khoáng, chất vitamin vô cùng cần thiết cho cơ thể bị họ xem là “trái cấm”,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quả ngọt cho người đái tháo đường Quả ngọt cho người đái tháo đường Rất nhiều người bị đái tháo đường (ĐTĐ) thường tự ý truyền miệngnhau kiêng ăn giảm uống, thậm chí bỏ bữa ăn, điều này hết sức sai lầm... Điểm khác biệt của chế độ ăn trong bệnh ĐTĐ là cần phải hạn chế thànhphần đường bột (starchy carbohydrate) và cấm tuyệt đối ăn đường ngọt (sugarycarbohydrate). Những người mắc ĐTĐ cần tăng cường ăn rau quả như người bình thường Mặc nhiên những loại trái cây bổ dưỡng, cung cấp chất khoáng, chấtvitamin vô cùng cần thiết cho cơ thể bị họ xem là “trái cấm”, là thứ phải kiênquyết loại ra khỏi danh sách thực phẩm cần thiết. Nhấn mạnh đến vai trò vô cùng quan trọng của dinh dưỡng trong bệnhĐTĐ, các tài liệu hướng dẫn điều trị cho người ĐTĐ luôn nhắc tới một phươngchâm “không ăn uống không được dùng thuốc”. Và chế độ ăn đều phải đủ cả bốnthành phần thức ăn: chất đạm (protein), chất bột (carbohydrate), chất béo (fat) vànhóm muối khoáng, vitamin... Để dễ đánh giá một loại thực phẩm có tốt cho người ĐTĐ hay không, cácnhà dinh dưỡng học đưa ra một chỉ số để tính về tốc độ hấp thu và đưa đường vàomáu gọi là “chỉ số đường máu” (glycemic index, GI). Người bệnh nên ăn thựcphẩm có GI càng thấp càng tốt. Rau, trái cây là nguồn cung cấp chính các chất khoáng và vitamin. Tuy lànhững yếu tố vi lượng nhưng đây cũng là một “ô” quan trọng trong bốn ô vuôngthức ăn cơ bản của con người. Người bị ĐTĐ cũng cần rau quả như người bìnhthường mới đảm bảo được sự cân đối thành phần thực phẩm. Tất cả loại rau chúngta hiện có đều có chỉ số đường rất thấp, từ 15-40, vì vậy người ĐTĐ nên và có thểdùng thoải mái nhiều loại rau trong khẩu phần ăn của mình. Cái khó còn lại là phảichọn lựa các loại trái cây. Trái ngon cho người ĐTĐ cần đạt hai điểm: một là chứa rất ít lượng đườngngọt là thành phần cấm tuyệt đối, hai là phải có chỉ số đường huyết thấp. Khi phântích sinh hóa thành phần dinh dưỡng trái cây, các nhà khoa học phát hiện rằngkhông phải tất cả trái cây đều có nhiều đường ngọt. Có một số loại trái cây lạichứa đường fructose là loại đường ngọt hấp thu rất chậm, với chỉ số đường máuthấp, người ĐTĐ hoàn toàn có thể dùng được trong bữa ăn hằng ngày. Người bệnh có thể tham khảo bảng chỉ số đường trái cây dưới đây: Trái cây GI 1. Xơri 22 2. Bưởi 25 3. Mận 29 khô 4. Bơ khô 30 5. Táo 38 6. Ðào, 38nước hộp 7. Lê tươi 38 8. Mận 39 9. Dâu tây 40 10. Cam 42 11. Ðào 42tươi 12. Lê 43đóng hộp 13. Nho 46 14. Xoài 51 15. Chuối 52 16. Nước 55sinh tố 17. Ðu đủ 56 18. Nho 56khô 19. Bơ 57tươi 20. Kiwi 58 21. Vả, 61sung khô 22. Bơ 64đóng hộp 23. Dưa đỏ 65 24. Dứa 66tươi 25. Dưa 72hấu 26. Chà là 103

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: