Danh mục

Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng phân chia quyền lực trong lịch sử - Phần 1

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 178.22 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 10,000 VND Tải xuống file đầy đủ (16 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bàn về quyền lực, Jean - Jacques Rousseau đã viết lên những dòng thật đẹp trong Chương 3, Quyển thứ nhất của tác phẩm kinh điển Bàn về khế ước xã hội hay là các nguyên tắc của quyền chính trị ( Du Contrat social - ou principes du droit politique ). Ông cho rằng quyền lực là sức mạnh có khả năng buộc người khác phải nghe theo. Và quyền lực nhà nước cũng vậy. Quyền lực nhà nước là sức mạnh mang tính ý chí của nhà nước, có tính bắt buộc phải tuân theo đối với...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng phân chia quyền lực trong lịch sử - Phần 1Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng phân chia quyền lực trong lịch sử - Phần 1Bàn về quyền lực, Jean - Jacques Rousseau đã viết lên những dòng thật đẹp trongChương 3, Quyển thứ nhất của tác phẩm kinh điển Bàn về khế ước xã hội hay làcác nguyên tắc của quyền chính trị ( Du Contrat social - ou principes du droitpolitique ). Ông cho rằng quyền lực là sức mạnh có khả năng buộc người khácphải nghe theo. Và quyền lực nhà nước cũng vậy.Quyền lực nhà nước là sức mạnh mang tính ý chí của nhà nước, có tính bắt buộcphải tuân theo đối với mọi cá nhân, tổ chức, lực lượng ... trong xã hội; được đảmbảo thực hiện bởi một bộ máy chuyên nghiệp quản lý mọi mặt đời sống xã hội, bởicác công cụ sức mạnh như nhà tù, toà án, cảnh sát, quân đội... , và bởi hệ thốngcác quy tắc xử sự chung thống nhất cho toàn xã hội. Quyền lực nhà nước về bảnchất là biểu hiện tập trung cho quyền lực chính trị của lực l ượng chiếm ưu thế vềkinh tế trong xã hội.Từ điển Luật học do Viện khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp biên soạn có nêu ranhững đặc điểm cơ bản của quyền lực nhà nước như sau:1) Luôn luôn gắn với sự tồn tại của chính quyền nhà nước; 2) Được phân chiathành các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; 3) Do giai cấp, hoặc liên minhcác giai cấp thống trị xã hội tổ chức và thực hiện; 4) Được bảo đảm thực hiệnbằng sức mạnh cưỡng chế nhà nước. (1)Trong một xã hội có giai cấp, quyền lực nhà nước là sức mạnh có tính bao trùmrộng lớn nhất, quan trọng nhất, có khả năng khống chế và bắt buộc mọi cá nhân, tổchức, lực lượng trong xã hội phải phục tùng ý chí của mình._____________(1) Viện khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp: Từ điển Luật học, Nxb Từ điển Báchkhoa, Nxb Tư pháp, Hà Nôi, 2006, tr.652, từ mục quyền lực nhà nước .Từ xưa đến nay, đã có rất nhiều quan điểm khác nhau về cách thức thực hiện thứquyền lực này, nhưng tựu chung lại thì có hai quan điểm cơ bản, đó là tập quyềnvà phân quyền.Tập quyền là nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước thể hiện việc tập trungquyền lực vào tay một người hoặc một cơ quan(1).Trong chế độ quân chủ chuyên chế, mọi quyền lực nhà nước nằm hoàn toàn trongtay nhà vua, ý chí của vua là luật pháp đối với thần dân, vua quản lý mọi công việchành chính của nhà nước, đồng thời vua cũng là vị quan toà tối cao. Các chức vụquan lại, đều do vua cắt cử hoặc bãi chức, chính là hệ thống những người cónhiệm vụ thực thi các mệnh lệnh, chiếu chỉ... của nhà vua.Phân quyền, hiểu một cách đơn gian là trái với tập quyền, là nguyên tắc tổ chứcquyền lực nhà nước sao cho không một cá nhân hay cơ quan nào nắm trọn vẹnquyền lực.Nhà nước quân chủ nhị hợp là một dạng nhà nước phân quyền. Vua nắm toànquyền hành pháp với quyền hạn thành lập và điều hành Chính phủ, nhưng lạikhông được tham gia vào công việc lập pháp, là quyền được Hiến pháp giao chocơ quan đại diện nhân dân (có thể là cơ quan đại diện đẳng cấp hoặc Nghị viện),cũng như không nắm quyền tư pháp - thứ quyền lực đã thuộc về cơ quan Toà án.Trong nhà nước quân chủ đại nghị thì vua chỉ còn là một chức danh tượng trưng,hình thức, không có thực quyền trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của quyền lựcnhà nước. Nghị viện nắm quyền lập pháp, quyền hành pháp nằm trong tay Chínhphủ do Nghị viện bầu ra, và Toà án nắm quyền tư pháp.Những nhà nước cộng hoà tư sản thể hiện hình thức phân quyền rõ rệt và triệt đểhơn nữa. Ba nhánh quyền lực lập pháp, hành pháp và tư pháp được giao cho cáccơ quan khác nhau như Tổng thống, Nghị viện, Chính phủ và Toà án, với cơ cấutổ chức để các cơ quan này có thể giám sát, kiềm chế lẫn nhau, không cho phép cơquan nào có khả năng thâu tóm toàn bộ quyền lực.Nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước mà tất cả quyền lực nhà nước thuộc vềnhân dân, do nhân dân ủy quyền cho cơ quan đại diện cao nhất của họ, do họ trựctiếp bầu ra qua phổ thông đầu phiếu. Ở Việt Nam, Điều 82 Hiến pháp 1980 vàĐiều 83 Hiến pháp 1992 đều khẳng định: Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhấtcủa nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hộichủ nghĩa Việt Nam(1). Nhưng cơ quan đại diện của nhân dân này chỉ nắm giữquyền lập pháp, giám sát tối cao các hoạt động của Nhà nước, và quyết định cácvấn đề quan trọng của đất nước; nó phải thành lập các cơ quan khác như nguyênthủ quốc gia, chính phủ, toà án để chúng thực hiện những quyền lực khác của Nhànước._____________(1) Từ điển Luật học, Sđd, tr.694, từ mục tập quyền .Tập quyền là nguyên tắc tổ chức nhà nước không còn phổ biến trên thế giới ngàynay, trong khi phân quyền đã trở thành nguyên tắc hàng đầu trong việc xây dựngbộ máy nhà nước. Trong điều 16 Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cáchmạng Pháp năm 1789 có nêu : Một xã hội mà trong đó việc tuân thủ pháp luậtkhông được đảm bảo, hay sự chia tách các quyền không được rõ ràng, thì cũngchẳng có một hiến pháp ...

Tài liệu được xem nhiều: