Học thuyết phân chia quyền lực trong thời kỳ cách mạng Tư sản Trong gần 1500 năm của "đêm trường Trung cổ", tất cả các nhà nước ở Châu Âu đều theo chính thể quân chủ chuyên chế, và không hề có sự tiếp nối tư tưởng phân chia quyền lực từ thời kỳ cổ đại. Nhưng sự chuyên quyền của các vua, và sự khủng hoảng của nhà nước phong kiến, cũng như sự xuất hiện và phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã làm thay đổi tất cả. Bối cảnh chuyển tiếp...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng phân chia quyền lực trong lịch sử - Phần 2
Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng phân
chia quyền lực trong lịch sử - Phần 2
2. Học thuyết phân chia quyền lực trong thời kỳ cách mạng Tư sản
Trong gần 1500 năm của 'đêm trường Trung cổ', tất cả các nhà nước ở Châu Âu
đều theo chính thể quân chủ chuyên chế, và không hề có sự tiếp nối tư tưởng phân
chia quyền lực từ thời kỳ cổ đại. Nhưng sự chuyên quyền của các vua, và sự
khủng hoảng của nhà nước phong kiến, cũng như sự xuất hiện và phát triển của
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã làm thay đổi tất cả.
Bối cảnh chuyển tiếp từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản đã tạo ra nhiều
quan điểm mới về nhà nước, cũng như về vai trò của nó trong đời sống xã hội. Vị
trí trung tâm của các quan điểm này là vấn đề tổ chức và hoạt động của nhà nước:
làm sao để loại trừ sự độc đoán quyền lực trong tay một người hay một nhóm
người, làm sao để bảo vệ được quyền tự do, bình đẳng của mọi cá nhân trong xã
hội bằng pháp luật ... ? Và các học giả trong thời kỳ này đã tìm được câu trả lời
qua một tư tưởng cổ xưa: phân chia quyền lực nhà nước.
John Locke ( 1632 - 1704 ):
Phần hai của Hai khảo luận về chính quyền ( Two Treatises of Gorvernment ) ,
Khảo luận thứ hai về chính quyền hay Luận về Nguồn gốc, Phạm vi v à Mục đích
chân chính của chính quyền dân sự - một trong những tác phẩm vĩ đại nhất của
nền triết học chính trị và chính trị học nhân loại, chính là nơi Locke trực tiếp đưa
ra học thuyết của mình về nhà nước - một học thuyết đan xen các tư tưởng pháp
quyền tự nhiên, khế ước xã hội và phân chia quyền lực.
Trong những chương đầu của tác phẩm, Locke giải thích cho sự ra đời của nhà
nước là từ một bản khế ước, khi những con người ở trạng thái tự nhiên chấp thuận
kết hợp bản thân mình vào cộng đồng quốc gia, và nhường những quyền tự nhiên
của mình cho nhà nước, nhằm mong muốn có được sự bảo vệ tài sản và bản thân
mình một cách ổn định. Từ đó, ông nêu cao yêu cầu nhà nước và pháp luật thực
định phải tôn trọng những quyền tự nhiên của con người, như là sự thực hiện đúng
những cam kết trong khế ước.
Về quyền lực nhà nước, Locke cho rằng đó là 'quyền làm luật có án phạt tử hình,
và do đó, bao hàm tất cả những hình phạt thấp hơn, để quy định và bảo toàn sở
hữu, quy định và bảo toàn việc sử dụng vũ lực của cộng đồng khi thực thi các luật
này, trong việc phòng vệ của cộng đồng quốc gia trước những phương hại gây ra
từ nước ngoài; và tất cả những việc như thế chỉ duy nhất là vì lợi ích công'(1).
Từ quan điểm trên, có thể thấy Locke đồng nhất quyền lực nhà nước với quyền lập
pháp. Ông nhấn mạnh: 'chỉ có thể có một quyền lực tối cao, là cơ quan lập pháp,
mà tất cả các quyền lực còn lại là, và phải là, những cái phụ thuộc vào nó'(2).
Hơn thế, theo ông, 'tuỳ việc quyền lực lập pháp được đặt ở cương vị nào mà hình
thức của cộng đồng quốc gia là như thế đó'(3). Nếu như quyền lực lập pháp nằm
trong tay đa số cộng đồng, và việc thi hành các đạo luật này là bởi các quan chức
do chính họ bổ nhiệm thì đó là một nền dân chủ hoàn hảo. Nếu như quyền lực này
nằm trong tay một số ít người được lựa chọn và những người thừa kế của họ thì đó
là chính thể đầu sỏ. Còn nếu như quyền lực này được giao trọn cho một người, thì
đó là một nền quân chủ. Khi quyền lực đ ược dành cho ông ta và những người thừa
kế của ông ta, đó là nền quân chủ cha truyền con nối. Còn khi nó được dành cho
ông ta trọn đời nhưng vào lúc ông ta chết đi, quyền đề cử một người kế vị trở về
với số đông nhân dân, thì đó là nền quân chủ tuyển cử. Và từ những chính thể này
mà cộng đồng quốc gia có thể tạo sự kết hợp hoặc hỗn hợp giữa các hình thức
chính quyền, theo như cách họ cho là tốt nhất.
Bởi vậy, Locke cho rằng 'Luật xác thực đầu tiên và làm nền tảng của mọi cộng
đồng quốc gia, là việc thiết lập cơ quan quyền lực lập pháp'(4). Cơ quan lập pháp
không những là quyền lực tối cao của cộng đồng quốc gia, mà còn là quyền lực
thiêng liêng và không thể hoán đổi một khi cộng đồng đã nhất trí đặt nó vào cương
vị đó. Cơ quan lập pháp là cơ quan duy nhất có quyền ban hành pháp luật, bởi nếu
không có sự phê chuẩn của cơ quan lập pháp - cơ quan đại diện cho cộng đồng
toàn xã hội, thì dù đó là sắc lệnh của bất cứ ai, được bất cứ quyền lực nào hậu
thuẫn đi chăng nữa thì cũng không thể có được điều tuyệt đối cần thiết đối với
pháp luật - đó chính là sự chấp thuận của xã hội. Đồng thời, không một thành viên
nào của cộng đồng có thể không tuân thủ hay đi xa hơn những luật mà cơ quan lập
pháp đã ban hành, khi nó vẫn hoạt động phù hợp với sự uỷ thác của xã hội, dù cá
nhân đó có được sự ủng hộ từ một quyền lực ngoại quốc hay của bất cứ một quyền
lực nào khác trong nước.
Bên cạnh những quyền hạn ấy, Locke cũng vạch ra những ranh giới mà cơ quan
lập pháp không được phép vượt qua.
_____________
(1) John Locke: Khảo luận thứ hai về Chính quyền - Chính quyền dân sự, Nxb Tri
thức, Hà Nội, năm 2007
(2) John Locke: Sđd, tr.203
(3) John Locke: Sđd, tr.180
(4) John Locke: Sđd, tr.183
Thứ nhất, nó không thể là quyền lực độc đoán, chuyên chế đặt trên cuộc sống và
vận mệnh nhân dân. Con người trong trạng thái tự nhiên không thể xâm hại đến
tính mạng và tài sản của người khác, nếu như đó không phải là sự trừng phạt thích
đáng với những gì người đó đã gây ra cho mình, vậy nên cơ quan lập pháp - thứ
quyền lực có được từ tổng số tất cả những quyền tự nhiên được uỷ thác từ các cá
nhân trong cộng đồng, cũng không thể có quyền huỷ hoại sinh mạng của bất kỳ ai
trong xã hội một cách vô cớ. Không một luật lệ nào được coi là tốt hay là có căn
cứ nếu chống lạicái luật tự nhiên căn bản là bảo toàn loài người. Không một luật lệ
nào được coi là tốt hay là có căn cứ nếu không được thiết lập nhằm mục đích tối
thượng là vì lợi ích của nhân dân.
Thứ hai, hay thực chất là nguyên tắc để ngăn chặn sự độc đoán, chuyên chế của cơ
qua ...