Danh mục

Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng phân chia quyền lực trong lịch sử - Phần 3

Số trang: 29      Loại file: pdf      Dung lượng: 216.59 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bàn về Tinh thần pháp luật ( De Lesprit des Lois ) - viên ngọc sáng trong kho tàng lý luận về khoa học pháp lý cũng như triết học và nhiều môn khoa học xã hội khác của nhân loại, là tác phẩm đồ sộ nhất và cũng là tác phẩm xuất sắc nhất của người tiên phong cho phong trào Khai sáng Pháp Charles Louis Montesquieu. Đây chính là nơi ông thể hiện một cách sâu sắc toàn bộ tư tưởng của mình. Thành tựu to lớn nhất của Bàn về Tinh thần pháp luật chính là tư...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng phân chia quyền lực trong lịch sử - Phần 3Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng phân chia quyền lực trong lịch sử - Phần 3Charles Louis Montesquieu ( 1689 - 1755 ):Bàn về Tinh thần pháp luật ( De Lesprit des Lois ) - viên ngọc sáng trong khotàng lý luận về khoa học pháp lý cũng như triết học và nhiều môn khoa học xã hộikhác của nhân loại, là tác phẩm đồ sộ nhất và cũng là tác phẩm xuất sắc nhất củangười tiên phong cho phong trào Khai sáng Pháp Charles Louis Montesquieu. Đâychính là nơi ông thể hiện một cách sâu sắc toàn bộ tư tưởng của mình.Thành tựu to lớn nhất của Bàn về Tinh thần pháp luật chính là tư tưởng phân chiaquyền lực, bởi vậy khi nhắc đến Bàn về Tinh thần pháp luật là người ta nghĩ ngayđến tư tưởng phân quyền, và bởi sự xuất sắc của Montesquieu trong tác phẩm kinhđiển này mà khi nhắc đến tư tưởng phân quyền, người ta cũng sẽ nghĩ ngay đếnBàn về Tinh thần pháp luật. Tư tưởng này của Montesquieu được tập trung thểhiện trong quyển 11, chương 6: Hiến pháp nước Anh, mà ta có thể dễ dàng nhận ranhiều sự tiếp thu, kết nối với tư tưởng phân quyền của Locke trong Khảo luận thứhai về chính quyền.Ngay từ dòng đầu tiên của chương này, Montesquieu đã khẳng định: Trong mỗiquốc gia đều có ba thứ quyền lực: quyền lập pháp, quyền thi h ành những điều hợpvới quốc tế công pháp và quyền thi hành những điều trong luật dân sự.Với quyền lực thứ nhất, nhà vua hay pháp quan làm ra các thứ luật cho một thờigian hay vĩnh viễn, và huỷ bỏ hay sửa đổi các luật này.Với quyền lực thứ hai, nhà vua quyết định việc hoà hay chiến, gửi đại sứ đi cá cnước, thiết lập an ninh, đề phòng xâm lược.Với quyền lực thứ ba, nhà vua hay pháp quan trừng trị tội phạm, phân xử tranhchấp giữa các cá nhân. Người ta sẽ gọi đây là quyền tư pháp, vì trên kia là quyềnhành pháp quốc gia(1).Ta có thể nhận ra ngay sự tiến bộ hơn hẳn trong tư tưởng phân quyền củaMontesquieu so với tư tưởng của Locke, khi đã tách quyền lực xét xử - quyền tưpháp ra độc lập với các thứ quyền lực khác.Theo Montesquieu, một nhà nước tự do hoàn hảo là một nhà nước mà ba thứquyền lực này được phân chia và được đặt vào tay những cá nhân, tổ chức khácnhau: Tự do chính trị ... chỉ có được khi không có sự lạm dụng quyền lực. Nhưngkinh nghiệm muôn đời chỉ ra cho chúng ta rằng bất kỳ ai khi đ ược trao quyền lựclà sẽ có khuynh hướng lạm dụng quyền lực ấy, và sẽ tăng quyền lực của anh ta lênđến hết mức ... Để ngăn chặm sự lạm dụng này, điều cần thiết rất tự nhiên làquyền lực phải được ngăn cản ( kiềm chế ) bởi quyền lực(2).Về nguyên nhân của sự phân quyền, ông viết:Khi mà quyền lập pháp và quyền hành pháp nhập lại trong tay một người haymột viện nguyên lão, thì sẽ không còn gì là tự do nữa, vì người ta sợ rằng chínhông ta hay viện ấy chỉ đặt ra luật độc tài để thi hành một cách độc tài. Cũngkhông có gì là tự do nếu quyền tư pháp không tách khỏi quyền lập pháp và quyềnhành pháp. Nếu quyền tư pháp nhập lại với quyền lập pháp thì người ta sẽ độcđoán đối với quyền sống và quyền tự do của công dân, quan toà sẽ là người đặt raluật. Nếu quyền tư pháp nhập lại với quyền hành pháp thì ông quan toà sẽ có cảsức mạnh của kẻ đàn áp.Nếu một người hay một tổ chức của quan chức, hoặc của quý tộc, hoặc của dânchúng nắm luôn cả ba thứ quyền lực nói trên thì tất cả sẽ mất hết(3).Nguyên nhân này, so với nguyên nhân do Locke đưa ra về cơ bản là giống nhau,bởi đều xuất phát từ luận đề: người nắm quyền luôn có xu hướng lạm quyền, nênmuốn chống sự lạm quyền đó để bảo vệ quyền tự do dân chủ của nhân dân th ì phảitổ chức và phân chia quyền lực sao cho đảm bảo quyền lực ngăn cản quyền lực.Thực tế lịch sử đã chứng minh: xu hướng lạm quyền của nhà cầm quyền là rất phổbiến khi các quyền lực không được phân tách rõ ràng. Chính bản thânMontesquieu đã đưa ra rất nhiều minh chứng cho hiện tượng này._____________(1) Charles Louis Montesquieu: Bàn về Tinh thần pháp luật, Nxb Lý luận chínhtrị, Hà Nội, 2006, tr.105(2) TS Nguyễn Thị Hồi: Sđd, tr.75(3) C.L. Montesquieu: Sđd, tr.106Ông cho rằng ở phần lớn các nước châu Âu, khi nhà vua nắm quyền lập pháp,hành pháp và nhường quyền tư pháp cho nhân dân thì việc cai trị còn có mức độ;nhưng ở các nhà nước mà quyền lực bị thâu tóm toàn bộ trong tay một người haymột nhóm người thì nền chuyên chế nghiệt ngã đè lên đất nước(1). Và ôngnghiên cứu khá kỹ các nhà nước cộng hoà Italia - những biểu hiện của việc quyềnlực tập trung trong tay một tập đoàn quý tộc. Theo ông, nhân dân trong các nhànước này có ít quyền tự do hơn nhiều so với trong các nước quân chủ châu Âu.Ông khẳng định: Ở đây, tất cả quyền lực chỉ là một. Tuy bề ngoài chẳng có sựphô trương gì của ông vua chuyên chế, mà người ta vẫn cảm thấy sự chuyên chếvào bất cứ lúc nào(2). Nhưng sự chuyên chế của những nhà nước cộng hoà nàykhông giống hẳn chính thể chuyên chế ở châu Á, ví dụ n ...

Tài liệu được xem nhiều: