Học thuyết phân chia quyền lực trong giai đoạn hiện nay Trên nền tảng tiếp thu những lý luận của các học giả đi trước, cũng như từ kinh nghiệm và nhu cầu thực tiễn trong công cuộc xây dựng bộ máy nhà nước, nội dung của tư tưởng phân chia quyền lực ngày nay đã có nhiều thay đổi. Ngày nay, khi nhắc đến phân chia quyền lực, người ta không còn chỉ nghĩ đến việc phân lập theo chiều ngang thành các nhánh quyền lực, mà còn là sự phân chia quyền lực theo chiều dọc giữa chính...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng phân chia quyền lực trong lịch sử - Phần 4
Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng phân
chia quyền lực trong lịch sử - Phần 4
3. Học thuyết phân chia quyền lực trong giai đoạn hiện nay
Trên nền tảng tiếp thu những lý luận của các học giả đi tr ước, cũng như từ kinh
nghiệm và nhu cầu thực tiễn trong công cuộc xây dựng bộ máy nhà nước, nội dung
của tư tưởng phân chia quyền lực ngày nay đã có nhiều thay đổi.
Ngày nay, khi nhắc đến phân chia quyền lực, người ta không còn chỉ nghĩ đến việc
phân lập theo chiều ngang thành các nhánh quyền lực, mà còn là sự phân chia
quyền lực theo chiều dọc giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương
trong một quốc gia. Báo cáo về tình hình phát triển thế giới năm 1997 của Ngân
hàng Thế giới khẳng định 'cơ chế lập hiến kinh điển' của ngày nay ' là việc phân
lập theo chiều ngang và chiều dọc các quyền lực '(1).
Như đã nói ở trên, ngày nay, tư tưởng phân chia quyền lực không còn được chú
trọng nghiên cứu trên phương diện lý luận đơn thuần như dưới thời cách mạng tư
sản nữa, mà đã được biểu hiện cụ thể trong cách thức tổ chức bộ máy nhà nước,
được ghi nhận cụ thể trong hiến pháp của nhiều nhà nước. Bởi vậy, khi nghiên cứu
về tư tưởng phân chia quyền lực trong giai đoạn hiện nay, ta phải xem xét qua
cách thức tổ chức bộ máy nhà nước ở các nước.
_____________
(1) Nhà nước trong một thế giới đang chuyển đổi, Báo cáo về tình hình phát triển
thế giới năm 1997 của Ngân hàng Thế giới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm
1998, tr.125
Phân quyền ngang:
Phân quyền ngang là cách thức phân quyền cổ điển đã có từ thời của Aristote, và
được hoàn thiện bởi Locke, bởi Montesquieu, và Rousseau. Do đã trình bày về tư
tưởng của các nhà học giả này ở phần trên, và do nội dung chủ yếu của cách thức
phân quyền này không có nhiều thay đổi trong thời đại ngày nay, nên chúng em sẽ
không trình bày nhiều về cách thức phân quyền này, mà chỉ xin nhấn mạnh vào hai
vấn đề:
Thứ nhất, nội dung chủ yếu của phân quyền ngang là:
- Quyền lực nhà nước được phân chia thành các nhánh khác nhau, do các cơ quan
khác nhau nắm giữ, để không một cá nhân hay tổ chức nào nắm được trọn vẹn
quyền lực nhà nước. Cụ thể: Nghị viện nắm quyền lập pháp, chính phủ nắm quyền
hành pháp, và toà án nắm quyền tư pháp.
- Có sự chuyên môn hoá trong hoạt động của các cơ quan quyền lực công, mỗi cơ
quan chỉ hoạt động nhằm thực hiện chức năng riêng của mình, không ảnh hưởng
tới công việc của các cơ quan khác.
- Giữa các cơ quan quyền lực tồn tại thế cân bằng, các cơ quan có thể giám sát,
kiểm tra, đối trọng và chế ước lẫn nhau, để không cho một cơ quan nào có khả
năng lạm quyền.
Thứ hai, ở nhiều nhà nước hiện nay, tư tưởng phân quyền ngang có một số thay
đổi, mà chủ yếu là ở số nhánh quyền lực được phân chia ra từ quyền lực nhà nước.
'Thuyết 'Tam quyền phân lập' và bộ máy nhà nước tư sản hiện đại' của Viện
thông tin khoa học xã hội - Viện khoa học xã hội Việt Nam đã trình bày khá kĩ về
vấn đề này, chúng em chỉ xin nhắc lại một số dẫn chứng cụ thể.
Ở một số nước Mỹ Latinh, quyền lực nhà nước không phải chỉ được chia thành 3
quyền là lập pháp, hành pháp và tư pháp, mà ngoài ra còn có quyền lực thứ tư, là
quyền bầu cử. Quyền này thuộc về tổ chức bầu cử (gồm toàn bộ các công dân đạt
đến độ tuổi luật định, và đáp ứng các yêu cầu nhất định). Về tổ chức, quyền này
thuộc về Hội đồng bầu cử (ở cấp độ toàn quốc). Hội đồng này giải quyết tranh
chấp giữa các ứng cử viên, tuyên bố về các cuộc bầu cử. Việc lập thêm quyền này
và sự biểu thị về mặt tổ chức - pháp lý của nó gắn với đặc điểm của nhóm nước
thường xảy ra các cuộc đảo chính, hay các vị tổng thống thất bại trong cuộc bầu cử
ít khi tự nguyện rời bỏ vị trí của mình.
Trong Dự thảo Hiến pháp Nicaragoa năm 1986 do Đảng Xã hội - Thiên chúa giáo
đối lập đưa ra còn nhắc tới năm thứ quyền lực, ngoài bốn quyền nói trên còn có
quyền kiểm tra do Tổng thanh tra nhà nước và bộ máy dưới quyền ông ta thực
hiện.
Hiến pháp năm 1976 của Angiêri quy định tới 6 loại quyền lực, đó là: quyền chính
trị thuộc về Đảng cầm quyền; quyền lập pháp thuộc về Nghị viện; quyền h ành
pháp thuộc về Tổng thống và Chính phủ; quyền tư pháp thuộc về Toà án; quyền
kiểm tra thuộc về các cơ quan khác nhau của nhà nước ( không có một hệ thống
thống nhất ); và quyền tổ chức thuộc về cơ quan có chức năng xây dựng và sửa đổi
Hiến pháp.
Ở một số nước khác, tuy vẫn có sự phân công hoạt động của các cơ quan nhà
nước, nhưng đứng trên tất cả lại là một cá nhân hay một cơ quan đặc thù. Như
Hiến pháp Iran năm 1979 quy định toàn bộ quyền lực của nhà nước thực tế thuộc
về người đứng đầu giáo hội. Hiến pháp Zair năm 1980 quy định quyền lực nh à
nước về mặt tổ chức là thống nhất, do đảng cầm quyền có tên gọi Phong trào nhân
dân cách mạng nắm giữ. Mọi công dân trong n ước đều là đảng viên của Đảng. Các
cơ quan trong nước - Hội đồng lập pháp ( Nghị viện ), Hội đồng hành pháp (
Chính phủ ), Hội đồng Tư pháp ( hệ thống Toà án ) được coi là các cơ quan của
Đảng(1).
Cách thức phân quyền ngang được áp dụng trong tổ chức và hoạt động của bộ máy
nhà nước các nước hiện đại một cách rộng rãi, và được biểu hiện dưới nhiều mức
độ khác nhau, mà rõ ràng nhất là qua hình thức chính thể của các nhà nước.
Có ba mức độ biểu hiện của cách thức phân quyền ngang trong bộ máy nh à nước
tư sản hiện nay là:
- Phân quyền cứng rắn được áp dụng trong chính thể Cộng hoà Tổng thống, như ở
các nước Hoa Kỳ, Phillipine, ... và đặc biệt phổ biến ở các nước Mỹ Latinh. Đặc
điểm của chính thể này là Tổng thống nắm toàn quyền hành pháp, mà các biểu
hiện cụ thể là Tổng thống được bầu ra do nhân dân trực tiếp bỏ phiếu chứ không
phải do Nghị viện bầu chọn; Tổng thống có quyền thành lập Chính phủ, và các
thành viên Chính phủ chỉ chịu trách nhiệm tr ước Tổng thống chứ không chịu trách
nhiệm trước Nghị viện. Tổng thống có quyền phủ quyết các ...