Danh mục

Quá trình nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội

Số trang: 19      Loại file: pdf      Dung lượng: 339.36 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải tài liệu: 10,000 VND Tải xuống file đầy đủ (19 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Quá trình nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội" tập trung làm rõ quá trình nhận thức của Đảng về nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản bắt đầu ngay khi Đảng mới ra đời, từng bước bổ sung, điều chỉnh linh hoạt trong mỗi giai đoạn cách mạng, đặc biệt trong công cuộc đổi mới, phù hợp với những thay đổi của tình hình trong nước và thế giới. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quá trình nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hộiTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ NHIỆM VỤ XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Trần Thúy Hiền Trường Chính trị thành phố Đà Nẵng Tác giả liên hệ: Trần Thúy Hiền, email: thuyhienhoa@yahoo.com Tóm tắt: Trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin về chủ nghĩa xã hội vào điều kiện thực tiễn đất nước. Điều này thể hiện trong nhận thức của Đảng về việc xác định nhiệm vụ, phương hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Quá trình nhận thức của Đảng về nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản bắt đầu ngay khi Đảng mới ra đời, từng bước bổ sung, điều chỉnh linh hoạt trong mỗi giai đoạn cách mạng, đặc biệt trong công cuộc đổi mới, phù hợp với những thay đổi của tình hình trong nước và thế giới. Sự kết hợp lý luận và thực tiễn làm cho nhận thức của Đảng về nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội ngày càng sáng tỏ hơn. Từ khóa: nhận thức của Đảng; xây dựng chủ nghĩa xã hội; mô hình chủ nghĩa xã hội; con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội.1. MỞ ĐẦU Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, trước sự xâm lược của thực dân Pháp, nhiềuphong trào yêu nước gắn với những khuynh hướng chính trị khác nhau đã liên tụcdiễn ra nhưng đều thất bại, nguyên nhân là do thiếu một đường lối cứu nước đúngđắn, mục tiêu đấu tranh không rõ ràng, không tập hợp được lực lượng toàn dân,sai lầm trong phương pháp đấu tranh và thiếu một tổ chức cách mạng lãnh đạo.Yêu cầu bức thiết đặt ra là phải tìm một con đường cứu nước đúng đắn, con đườngđó phải giải quyết yêu cầu cơ bản của sự nghiệp cách mạng là giải phóng dân tộcphải gắn liền với giải phóng giai cấp. Trải qua gần 10 năm tìm đường cứu nước(1911 - 1920), nghiên cứu thực tiễn cách mạng ở các nước tư bản, các nước thuộc địatrên thế giới, Nguyễn Ái Quốc đi đến khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóngdân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản” (Hồ, 2011, 30),“Chỉ có giải phóng giai cấp vô sản thì mới giải phóng được dân tộc; cả hai cuộc giảiphóng này chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản và của cách mạng thế 192KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA “XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN”giới” (Hồ, 2002, 416). Người đã lựa chọn con đường cách mạng Việt Nam là cáchmạng vô sản, con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga.2. YÊU CẦU CỦA SỰ NGHIỆP CÁCH MẠNG VIỆT NAM VÀ NHẬN THỨCCỦA ĐẢNG VỀ XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Sau khi lựa chọn con đường cứu nước - con đường cách mạng vô sản cho dântộc Việt Nam, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã có nhiều hoạt động khẩn trương, tích cựcvà đầy sáng tạo đối với quá trình thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam vào đầu tháng2/1930. Ngay khi mới ra đời, trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng chủtrương “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộngsản”, “Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến” (Đảng Cộng sản ViệtNam, 2002b, 2). Lần đầu tiên, ở Việt Nam có một đảng chính trị đề ra cương lĩnhcách mạng và khoa học, bao quát được nhiệm vụ đấu tranh giải phóng dân tộc vớinhững giá trị đích thực của độc lập dân tộc và điều hết sức quan trọng là xác địnhđược phương hướng tiến lên của dân tộc, giải quyết được cả yêu cầu phát triển củadân tộc và của xã hội Việt Nam tức là xác định mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội,chủ nghĩa cộng sản của cách mạng Việt Nam. Trong quá trình lãnh đạo nhân dân tiến hành sự nghiệp đấu tranh giành chínhquyền (1930-1945), Đảng luôn coi trọng việc tuyên truyền định hướng cách mạngxã hội chủ nghĩa trong nhân dân. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), Đảng chủ trương vừa kháng chiến, vừa xây dựng chế độ dân chủ mới. Ởnhững vùng căn cứ kháng chiến, hậu phương của ta, Đảng và Chính phủ đã bướcđầu thực hiện những nhiệm vụ cơ bản của chế độ mới, tạo cơ sở cho chủ nghĩa xãhội như: Kiện toàn hệ thống chính quyền các cấp, chia ruộng đất công, ruộng đấtcủa tư nhân bỏ hoang cho nông dân, phát triển thương nghiệp quốc doanh, côngnghiệp quy mô lớn phục vụ kháng chiến… Sau Hiệp định Geneve (7/1954), đất nước tạm thời bị chia cắt thành 2 miền với2 chế độ chính trị khác nhau. Trong hoàn cảnh lịch sử mới, tháng 12/1957, tại Hộinghị lần thứ 13 Ban Chấp hành Trung ương khóa II, Đảng nhận định: “Ta đangđồng thời chấp hành hai chiến lược cách mạng: cách mạng dân tộc dân chủ nhândân và cách mạng xã hội chủ nghĩa” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2002c, 771-772).Đến Đại hội lần thứ III của Đảng (9/1960), đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa ởmiền Bắc bước đầu được hình thành, trong đó nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội 193TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: