Quá trình ổn định đời sống nhân dân vùng tái định cư thủy điện Sơn La ở huyện Quỳnh Nhai
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 454.49 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Để đảm bảo sinh kế bền vững cho người dân đòi hỏi phải tiếp tục có sự quan tâm đồng bộ, thiết thực của các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương. Bài viết tập trung nghiên cứu về quá trình ổn định đời sống nhân dân tái định cư ở huyện Quỳnh Nhai, phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp để đảm bảo sinh kế bền vững cho người dân.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quá trình ổn định đời sống nhân dân vùng tái định cư thủy điện Sơn La ở huyện Quỳnh Nhai Hội thảo khoa học Quốc gia Quản lý tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững vùng Tây Bắc, Việt Nam QUÁ TRÌNH ỔN ĐỊNH ĐỜI SỐNG NHÂN DÂN VÙNG TÁI ĐỊNH CƯ THỦY ĐIỆN SƠN LA Ở HUYỆN QUỲNH NHAI Hoàng Thị Vân1*, Nguyễn Thu Thanh1, Tống Thanh Bình2* 1 Trường THPT Quỳnh Nhai 2 Trường Đại học Tây Bắc * Email: binhtt@utb.edu.vn; lonchuotlyminh@gmail.com Tóm tắt: Quỳnh Nhai là 1 trong 3 huyện của tỉnh Sơn La phải thực hiện nhiệm vụ di dân tái định cư Dự án Thủy điện Sơn La. Sau gần 15 năm thực hiện nhiệm vụ đến nay đời sống nhân dân tại các khu, điểm tái định cư huyện Quỳnh Nhai đã ổn định và từng bước phát triển. Hầu hết số hộ tái định cư có nhà kiên cố, hệ thống cơ sở hạ tầng tại các khu, điểm tái định cư được quy hoạch và xây dựng đồng bộ, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, đi lại, sản xuất của người dân. Các hộ dân tái định cư cơ bản đã được giao đất sản xuất nông nghiệp và được hướng dẫn sản xuất, chuyển đổi ngành nghề. Tuy nhiên, hiện nay ở các khu, điểm tái định cư của huyện đang tiềm ẩn nguy cơ tái nghèo. Để đảm bảo sinh kế bền vững cho người dân đòi hỏi phải tiếp tục có sự quan tâm đồng bộ, thiết thực của các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương. Bài viết tập trung nghiên cứu về quá trình ổn định đời sống nhân dân tái định cư ở huyện Quỳnh Nhai, phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp để đảm bảo sinh kế bền vững cho người dân. Từ khóa: Quỳnh Nhai, thủy điện Sơn La, tái định cư. 1. MỞ ĐẦU Việc xây dựng công trình Thủy điện Sơn La có ý nghĩa to lớn và tầm quan trọng đặc biệt, đóng góp nguồn điện lớn phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng đề ra “Sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển… tạo nền tảng để đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020” [1]. Chủ trương đầu tư xây dựng Dự án Thủy điện Sơn La, được Quốc hội khóa X thông qua tại kỳ họp thứ 9, ngày 29/6/2001, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể di dân, tái định cư Dự án Thủy điện Sơn La tại Quyết định số 196/2004/QĐ-TTg ngày 29/11/2004 với mục tiêu: Phải tạo được các điều kiện để đồng bào tái định cư sớm ổn định chỗ ở và đời sống, trên cơ sở khai thác tiềm năng về tài nguyên và sức lao động, từng bước thay đổi cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cuộc sống vật chất, tinh thần ngày càng tốt hơn nơi ở cũ, góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường sinh thái. Công trình Thủy điện Sơn La là công trình thủy điện lớn nhất Việt Nam, phải tiến hành công cuộc di dân tái định cư có tổ chức lớn nhất ở nước ta cho đến thời điểm hiện tại. Sơn La là tỉnh bị tác động và di dân tái định cư nhiều hơn so với tỉnh Lai Châu và Điện Biên. Vùng ngập của tỉnh Sơn La bao gồm 3 huyện Thuận Châu, Mường La, Quỳnh Nhai. Quỳnh Nhai là huyện phải thực hiện khối lượng di dân lớn nhất của tỉnh Sơn La, chiếm 2/3 khối lượng công tác di dân trong toàn tỉnh (8.435/12.500 hộ, thuộc 09 xã, 99 bản, xóm, 36.000 nhân khẩu), đồng thời phải di chuyển toàn bộ trung tâm hành chính huyện đến địa điểm mới. “Công tác di dân tái định cư Thủy điện Sơn La được tổ chức triển khai trên địa bàn toàn huyện với 568 Hoàng Thị Vân, Nguyễn Thu Thanh, Tống Thanh Bình số lượng lớn nhất tỉnh; Đặc biệt là phải di chuyển và xây dựng lại toàn bộ trụ sở của các cơ quan đầu não của huyện tại nơi mới, cũng đặt ra nhiều khó khăn và thách thức cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chính trị tại địa phương” [2]. Với tầm vóc đó, công tác tái định cư còn rất nhiều công việc phải giải quyết về lâu dài, đặc biệt là vấn đề không để người dân vùng di cư tái nghèo. Vì thế, việc quan tâm sinh kế cho người dân vùng tái định cư có ý nghĩa vô cùng to lớn. Trong những năm qua Đảng bộ huyện Quỳnh Nhai đã luôn xác định công tác di dân tái định cư dự án Thủy điện Sơn La là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ di dân năm 2010, huyện tập trung vào ổn định đời sống nhân dân với mục tiêu: Tạo được các điều kiện để nhân dân các khu, điểm tái định cư sớm ổn định chỗ ở và đời sống, từng bước thay đổi cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cuộc sống vật chất và tinh thần ngày càng tốt hơn nơi ở cũ. Huyện Quỳnh Nhai xác định nhiệm vụ di dân tái định cư ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quá trình ổn định đời sống nhân dân vùng tái định cư thủy điện Sơn La ở huyện Quỳnh Nhai Hội thảo khoa học Quốc gia Quản lý tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững vùng Tây Bắc, Việt Nam QUÁ TRÌNH ỔN ĐỊNH ĐỜI SỐNG NHÂN DÂN VÙNG TÁI ĐỊNH CƯ THỦY ĐIỆN SƠN LA Ở HUYỆN QUỲNH NHAI Hoàng Thị Vân1*, Nguyễn Thu Thanh1, Tống Thanh Bình2* 1 Trường THPT Quỳnh Nhai 2 Trường Đại học Tây Bắc * Email: binhtt@utb.edu.vn; lonchuotlyminh@gmail.com Tóm tắt: Quỳnh Nhai là 1 trong 3 huyện của tỉnh Sơn La phải thực hiện nhiệm vụ di dân tái định cư Dự án Thủy điện Sơn La. Sau gần 15 năm thực hiện nhiệm vụ đến nay đời sống nhân dân tại các khu, điểm tái định cư huyện Quỳnh Nhai đã ổn định và từng bước phát triển. Hầu hết số hộ tái định cư có nhà kiên cố, hệ thống cơ sở hạ tầng tại các khu, điểm tái định cư được quy hoạch và xây dựng đồng bộ, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, đi lại, sản xuất của người dân. Các hộ dân tái định cư cơ bản đã được giao đất sản xuất nông nghiệp và được hướng dẫn sản xuất, chuyển đổi ngành nghề. Tuy nhiên, hiện nay ở các khu, điểm tái định cư của huyện đang tiềm ẩn nguy cơ tái nghèo. Để đảm bảo sinh kế bền vững cho người dân đòi hỏi phải tiếp tục có sự quan tâm đồng bộ, thiết thực của các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương. Bài viết tập trung nghiên cứu về quá trình ổn định đời sống nhân dân tái định cư ở huyện Quỳnh Nhai, phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp để đảm bảo sinh kế bền vững cho người dân. Từ khóa: Quỳnh Nhai, thủy điện Sơn La, tái định cư. 1. MỞ ĐẦU Việc xây dựng công trình Thủy điện Sơn La có ý nghĩa to lớn và tầm quan trọng đặc biệt, đóng góp nguồn điện lớn phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng đề ra “Sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển… tạo nền tảng để đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020” [1]. Chủ trương đầu tư xây dựng Dự án Thủy điện Sơn La, được Quốc hội khóa X thông qua tại kỳ họp thứ 9, ngày 29/6/2001, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể di dân, tái định cư Dự án Thủy điện Sơn La tại Quyết định số 196/2004/QĐ-TTg ngày 29/11/2004 với mục tiêu: Phải tạo được các điều kiện để đồng bào tái định cư sớm ổn định chỗ ở và đời sống, trên cơ sở khai thác tiềm năng về tài nguyên và sức lao động, từng bước thay đổi cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cuộc sống vật chất, tinh thần ngày càng tốt hơn nơi ở cũ, góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường sinh thái. Công trình Thủy điện Sơn La là công trình thủy điện lớn nhất Việt Nam, phải tiến hành công cuộc di dân tái định cư có tổ chức lớn nhất ở nước ta cho đến thời điểm hiện tại. Sơn La là tỉnh bị tác động và di dân tái định cư nhiều hơn so với tỉnh Lai Châu và Điện Biên. Vùng ngập của tỉnh Sơn La bao gồm 3 huyện Thuận Châu, Mường La, Quỳnh Nhai. Quỳnh Nhai là huyện phải thực hiện khối lượng di dân lớn nhất của tỉnh Sơn La, chiếm 2/3 khối lượng công tác di dân trong toàn tỉnh (8.435/12.500 hộ, thuộc 09 xã, 99 bản, xóm, 36.000 nhân khẩu), đồng thời phải di chuyển toàn bộ trung tâm hành chính huyện đến địa điểm mới. “Công tác di dân tái định cư Thủy điện Sơn La được tổ chức triển khai trên địa bàn toàn huyện với 568 Hoàng Thị Vân, Nguyễn Thu Thanh, Tống Thanh Bình số lượng lớn nhất tỉnh; Đặc biệt là phải di chuyển và xây dựng lại toàn bộ trụ sở của các cơ quan đầu não của huyện tại nơi mới, cũng đặt ra nhiều khó khăn và thách thức cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chính trị tại địa phương” [2]. Với tầm vóc đó, công tác tái định cư còn rất nhiều công việc phải giải quyết về lâu dài, đặc biệt là vấn đề không để người dân vùng di cư tái nghèo. Vì thế, việc quan tâm sinh kế cho người dân vùng tái định cư có ý nghĩa vô cùng to lớn. Trong những năm qua Đảng bộ huyện Quỳnh Nhai đã luôn xác định công tác di dân tái định cư dự án Thủy điện Sơn La là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ di dân năm 2010, huyện tập trung vào ổn định đời sống nhân dân với mục tiêu: Tạo được các điều kiện để nhân dân các khu, điểm tái định cư sớm ổn định chỗ ở và đời sống, từng bước thay đổi cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cuộc sống vật chất và tinh thần ngày càng tốt hơn nơi ở cũ. Huyện Quỳnh Nhai xác định nhiệm vụ di dân tái định cư ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Thủy điện Sơn La Tái định cư Quá trình ổn định đời sống nhân dân Xây dựng công trình Thủy điện Sơn La Đảm bảo sinh kế bền vữngGợi ý tài liệu liên quan:
-
Quy trình bồi thường và tái định cư
11 trang 113 0 0 -
9 trang 83 0 0
-
11 trang 66 0 0
-
7 trang 66 0 0
-
Quyết định số 1943/QĐ-UBND 2013
5 trang 48 0 0 -
Quyết định số 1256/QĐ-UBND 2013
5 trang 44 0 0 -
Quyết định số 1435/QĐ-UBND 2013
5 trang 44 0 0 -
Quyết định số 1963/QĐ-UBND 2013
77 trang 43 0 0 -
8 trang 38 0 0
-
0 trang 37 0 0