Quá trình thành lập làng xã ở huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị dưới triều Nguyễn (1802-1885)
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 460.16 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Công cuộc khẩn hoang thành lập làng xã là một trong những vấn đề rất được nhiều nhà nghiên cứu, quản lý và các làng xã quan tâm. Bài viết này xin đề cập đến sự thành lập một số làng xã ở huyện Hải Lăng dưới triều Nguyễn (1802-1885). Qua đó, rút ra một số đặc điểm về quá trình thành lập làng xã trong thời kỳ này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quá trình thành lập làng xã ở huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị dưới triều Nguyễn (1802-1885)QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP LÀNG XÃỞ HUYỆN HẢI LĂNG, TỈNH QUẢNG TRỊDƯỚI TRIỀU NGUYỄN (1802-1885)NGUYỄN THỊ MINH THIỆNTrường THPT Quang Trung – Tây NinhTHÁI QUANG TRUNGTrường Đại học Sư Phạm – Đại học HuếTóm tắt: Công cuộc khẩn hoang thành lập làng xã là một trong những vấnđề rất được nhiều nhà nghiên cứu, quản lý và các làng xã quan tâm. Bài viếtnày xin đề cập đến sự thành lập một số làng xã ở huyện Hải Lăng dưới triềuNguyễn (1802-1885). Qua đó, rút ra một số đặc điểm về quá trình thành lậplàng xã trong thời kỳ này.Từ khóa: Làng xã, Hải Lăng, Triều Nguyễn1. ĐẶT VẤN ĐỀLàng xã Việt Nam - một thực thể xã hội, một đối tượng khoa học từ lâu được nhiều nhànghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm. Trong thời điểm hiện nay, khi khoa học Lịchsử đòi hỏi phải nghiên cứu một cách toàn diện, thì hệ thống làng xã giúp chúng ta đi từnhững hiểu biết cụ thể, từng khía cạnh của đời sống xã hội để từ đó có thể rút ra nhữngnhận xét về tất cả các lĩnh vực trong quá khứ.Lịch sử mỗi làng xã là bộ phận lịch sử dân tộc. Làng xã là cơ sở bền vững bảo tồn sứcsống và nền văn hoá của dân tộc. Từ thuở ban đầu dựng nước, cư dân Bách Việt đã dầndần tạo nên những đơn vị làng đầu tiên. Đó cũng chính là địa bàn tụ cư của các cộngđồng cư dân nông nghiệp. Dưới chế độ phong kiến, làng xã là đơn vị hành chính cơ sởcủa quốc gia, có thể thấy làng xã chính là hình ảnh thu nhỏ của xã hội Việt Nam. Dovậy, nghiên cứu làng xã không chỉ đáp ứng được yêu cầu của khoa học lịch sử mà còngóp phần tìm hiểu những giá trị tinh hoa văn hoá truyền thống của làng quê để bảo tồnđồng thời xoá bỏ những hạn chế vốn có của nó.Hải Lăng là huyện đồng bằng nằm ở phía Nam của tỉnh Quảng Trị; là quê hương cónhiều di tích lịch sử văn hóa lâu đời. Nơi đây nổi tiếng là mảnh đất giàu truyền thốngyêu nước, “vựa lúa” của Quảng Trị và là nơi có đời sống văn hóa phong phú.Trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, với đức tính cần cù, chịu khó, thông minh,sáng tạo đã hình thành cho con người Hải Lăng một bản lĩnh không chịu khuất phụctrước khó khăn, gian khổ để vượt lên, chiến thắng thiên tai, địch họa, khai sơn pháthạch, thau chua rửa mặn dần dần hình thành nên những xóm làng như ngày nay. Trongđó, có nhiều làng xã được hình thành dưới thời nhà Nguyễn (1802-1885) cần đượcnghiên cứu, lý giải về sự hình thành với các đặc điểm của nó.Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm HuếISSN 1859-1612, Số 04(40)/2016: tr. 81-9082NGUYỄN THỊ MINH THIỆN – THÁI QUANG TRUNG2. CÁC LÀNG XÃ Ở HUYỆN HẢI LĂNG RA ĐỜI TRƯỚC NĂM 1802Hải Lăng vào buổi bình minh của lịch sử dân tộc, dải đất này là phần đất của bộ ViệtThường, một trong 15 bộ của nước Văn Lang.Trong thời kì Bắc thuộc, nhà Hán cai trị, địa bàn Hải Lăng thuộc quận Nhật Nam,nhưng đến đời Đông Hán, năm 192 một lãnh tụ nhân dân bộ lạc Dừa ở phía Bắc đã lãnhđạo nhân dân lật đổ ách đô hộ nhà Hán, thành lập tiểu quốc Lâm Ấp. Đến thế kỉ IV, haitiểu quốc Lâm Ấp và Panduranga đã hợp nhất, hình thành vương quốc Chămpa. Lợidụng sự suy yếu của chính quyền phong kiến Trung Quốc đô hộ, các thế lực củaChămpa mở rộng địa bàn ra tận Hoành Sơn, vùng đất Hải Lăng thuộc đất nước này đếnđầu thế kỉ XIV.Năm 1306, cuộc hôn nhân giữa công chúa Huyền Trân và vua Chế Mân với sính lễ làchâu Ô và châu Lí (Rí). Vua Trần cho đổi tên làm châu Thuận, châu Hóa và sáp nhậpvào bản đồ Đại Việt. Hải Lăng thuộc châu Thuận, lúc bấy giờ có tên là An Nhơn. Mộtlần nữa cư dân người Việt lại vào đây định cư, mở đầu quá trình hình thành làng xã vàthành lập đơn vị hành chính.Từ cuối thế kỉ XIV, vương triều Trần suy yếu, quan hệ Việt – Chăm căng thẳng. VùngThuận Hóa trong đó có Hải Lăng trở thành bãi chiến trường của hai thế lực, làng mạc bịtàn phá và hoang vu trở lại.Năm 1401, Hồ Quý Ly đưa quân vào đến Nam Thuận Hóa, thành lập các châu Thăng,Hoa, Tư, Nghĩa. Nhưng nhà Hồ (1400-1407) tồn tại không bao lâu, nước ta rơi vào áchđô hộ nhà Minh nhưng nhà Minh chưa thể đặt chính quyền cai trị lên vùng đất này. Năm1471, vua Lê Thánh Tông đưa quân tiến đánh Chăm Pa, mở rộng biên giới đến phía Bắcđèo Cù Mông. Nhà vua xuống chiếu đưa dân Việt vào sinh sống, định cư ở đây.Dưới triều Hậu Lê, việc khẩn hoang lập làng ở vùng đất Thuận Hóa nói chung, HảiLăng nói riêng rất được chú ý. Cũng vào thời gian này, trên địa bàn Hải Lăng hàng loạtlàng xã được thành lập, định hình một cách căn bản. Trong Phủ biên tạp lục, Lê QuýĐôn viết: “…Xét Thiên Nam dư hạ tập của bản triều có chép rằng trong đời Hồng Đứcđịnh bản đồ… Phủ Triệu Phong 6 huyện 2 châu là: huyện Kim Trà 8 tổng 71 xã, huyệnĐan Điền 8 tổng 65 xã, huyện Hải Lăng 7 tổng 75 xã...” [7, tr. 54].Tuy nhiên, do đây là vùng đất xa xôi với triều đình trung ương, việc quản lí khó khăn,cho nên đến giữa thế kỉ XVI, khi Dương Văn An viết Ô Châu cận lục vẫn gọi vùng đấtnày là “Ô Châu ác địa”, cư dân còn thưa thớt. Theo tác phẩm này, vùng đất Hải Lăngthuộc phủ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quá trình thành lập làng xã ở huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị dưới triều Nguyễn (1802-1885)QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP LÀNG XÃỞ HUYỆN HẢI LĂNG, TỈNH QUẢNG TRỊDƯỚI TRIỀU NGUYỄN (1802-1885)NGUYỄN THỊ MINH THIỆNTrường THPT Quang Trung – Tây NinhTHÁI QUANG TRUNGTrường Đại học Sư Phạm – Đại học HuếTóm tắt: Công cuộc khẩn hoang thành lập làng xã là một trong những vấnđề rất được nhiều nhà nghiên cứu, quản lý và các làng xã quan tâm. Bài viếtnày xin đề cập đến sự thành lập một số làng xã ở huyện Hải Lăng dưới triềuNguyễn (1802-1885). Qua đó, rút ra một số đặc điểm về quá trình thành lậplàng xã trong thời kỳ này.Từ khóa: Làng xã, Hải Lăng, Triều Nguyễn1. ĐẶT VẤN ĐỀLàng xã Việt Nam - một thực thể xã hội, một đối tượng khoa học từ lâu được nhiều nhànghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm. Trong thời điểm hiện nay, khi khoa học Lịchsử đòi hỏi phải nghiên cứu một cách toàn diện, thì hệ thống làng xã giúp chúng ta đi từnhững hiểu biết cụ thể, từng khía cạnh của đời sống xã hội để từ đó có thể rút ra nhữngnhận xét về tất cả các lĩnh vực trong quá khứ.Lịch sử mỗi làng xã là bộ phận lịch sử dân tộc. Làng xã là cơ sở bền vững bảo tồn sứcsống và nền văn hoá của dân tộc. Từ thuở ban đầu dựng nước, cư dân Bách Việt đã dầndần tạo nên những đơn vị làng đầu tiên. Đó cũng chính là địa bàn tụ cư của các cộngđồng cư dân nông nghiệp. Dưới chế độ phong kiến, làng xã là đơn vị hành chính cơ sởcủa quốc gia, có thể thấy làng xã chính là hình ảnh thu nhỏ của xã hội Việt Nam. Dovậy, nghiên cứu làng xã không chỉ đáp ứng được yêu cầu của khoa học lịch sử mà còngóp phần tìm hiểu những giá trị tinh hoa văn hoá truyền thống của làng quê để bảo tồnđồng thời xoá bỏ những hạn chế vốn có của nó.Hải Lăng là huyện đồng bằng nằm ở phía Nam của tỉnh Quảng Trị; là quê hương cónhiều di tích lịch sử văn hóa lâu đời. Nơi đây nổi tiếng là mảnh đất giàu truyền thốngyêu nước, “vựa lúa” của Quảng Trị và là nơi có đời sống văn hóa phong phú.Trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, với đức tính cần cù, chịu khó, thông minh,sáng tạo đã hình thành cho con người Hải Lăng một bản lĩnh không chịu khuất phụctrước khó khăn, gian khổ để vượt lên, chiến thắng thiên tai, địch họa, khai sơn pháthạch, thau chua rửa mặn dần dần hình thành nên những xóm làng như ngày nay. Trongđó, có nhiều làng xã được hình thành dưới thời nhà Nguyễn (1802-1885) cần đượcnghiên cứu, lý giải về sự hình thành với các đặc điểm của nó.Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm HuếISSN 1859-1612, Số 04(40)/2016: tr. 81-9082NGUYỄN THỊ MINH THIỆN – THÁI QUANG TRUNG2. CÁC LÀNG XÃ Ở HUYỆN HẢI LĂNG RA ĐỜI TRƯỚC NĂM 1802Hải Lăng vào buổi bình minh của lịch sử dân tộc, dải đất này là phần đất của bộ ViệtThường, một trong 15 bộ của nước Văn Lang.Trong thời kì Bắc thuộc, nhà Hán cai trị, địa bàn Hải Lăng thuộc quận Nhật Nam,nhưng đến đời Đông Hán, năm 192 một lãnh tụ nhân dân bộ lạc Dừa ở phía Bắc đã lãnhđạo nhân dân lật đổ ách đô hộ nhà Hán, thành lập tiểu quốc Lâm Ấp. Đến thế kỉ IV, haitiểu quốc Lâm Ấp và Panduranga đã hợp nhất, hình thành vương quốc Chămpa. Lợidụng sự suy yếu của chính quyền phong kiến Trung Quốc đô hộ, các thế lực củaChămpa mở rộng địa bàn ra tận Hoành Sơn, vùng đất Hải Lăng thuộc đất nước này đếnđầu thế kỉ XIV.Năm 1306, cuộc hôn nhân giữa công chúa Huyền Trân và vua Chế Mân với sính lễ làchâu Ô và châu Lí (Rí). Vua Trần cho đổi tên làm châu Thuận, châu Hóa và sáp nhậpvào bản đồ Đại Việt. Hải Lăng thuộc châu Thuận, lúc bấy giờ có tên là An Nhơn. Mộtlần nữa cư dân người Việt lại vào đây định cư, mở đầu quá trình hình thành làng xã vàthành lập đơn vị hành chính.Từ cuối thế kỉ XIV, vương triều Trần suy yếu, quan hệ Việt – Chăm căng thẳng. VùngThuận Hóa trong đó có Hải Lăng trở thành bãi chiến trường của hai thế lực, làng mạc bịtàn phá và hoang vu trở lại.Năm 1401, Hồ Quý Ly đưa quân vào đến Nam Thuận Hóa, thành lập các châu Thăng,Hoa, Tư, Nghĩa. Nhưng nhà Hồ (1400-1407) tồn tại không bao lâu, nước ta rơi vào áchđô hộ nhà Minh nhưng nhà Minh chưa thể đặt chính quyền cai trị lên vùng đất này. Năm1471, vua Lê Thánh Tông đưa quân tiến đánh Chăm Pa, mở rộng biên giới đến phía Bắcđèo Cù Mông. Nhà vua xuống chiếu đưa dân Việt vào sinh sống, định cư ở đây.Dưới triều Hậu Lê, việc khẩn hoang lập làng ở vùng đất Thuận Hóa nói chung, HảiLăng nói riêng rất được chú ý. Cũng vào thời gian này, trên địa bàn Hải Lăng hàng loạtlàng xã được thành lập, định hình một cách căn bản. Trong Phủ biên tạp lục, Lê QuýĐôn viết: “…Xét Thiên Nam dư hạ tập của bản triều có chép rằng trong đời Hồng Đứcđịnh bản đồ… Phủ Triệu Phong 6 huyện 2 châu là: huyện Kim Trà 8 tổng 71 xã, huyệnĐan Điền 8 tổng 65 xã, huyện Hải Lăng 7 tổng 75 xã...” [7, tr. 54].Tuy nhiên, do đây là vùng đất xa xôi với triều đình trung ương, việc quản lí khó khăn,cho nên đến giữa thế kỉ XVI, khi Dương Văn An viết Ô Châu cận lục vẫn gọi vùng đấtnày là “Ô Châu ác địa”, cư dân còn thưa thớt. Theo tác phẩm này, vùng đất Hải Lăngthuộc phủ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Quá trình thành lập làng xã Thành lập làng xã Tỉnh Quảng Trị Thời triều Nguyễn Quản lý làng xãTài liệu liên quan:
-
8 trang 85 0 0
-
Quyết định số 19/2012/QĐ-UBND
3 trang 32 0 0 -
27 trang 27 0 0
-
Quyết định số: 02/2014/QĐ-UBND (tt)
5 trang 25 0 0 -
26 trang 23 0 0
-
24 trang 20 0 0
-
8 trang 19 0 0
-
8 trang 18 0 0
-
Đa dạng thành phần loài nấm lớn ở huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị
7 trang 18 0 0 -
Kế thừa và phát huy giá trị của luật tục trong xây dựng Hương ước, Quy ước ở tỉnh Sơn La
5 trang 18 0 0